194-2022 - page 9

9
TP.HCMsẽ ưuđãi vềgiá
để người dândùngnướcmáy
NGUYỄNCHÂU
N
gày 25-8, đoàn khảo sát
của Ban Đô thị HĐND
TP.HCM đã đến Sở
TN&MT TP.HCM để làm
việc liên quan đến công tác
thực hiện giảm khai thác nước
dưới đất và trám lấp giếng
khai thác nước dưới đất trên
địa bàn TP.
Nguồn nước ngầm
không đạt chỉ tiêu
chất lượng
Tại buổi làm việc, ông
Huỳnh Hồng Thanh, Phó ban
Đô thị HĐND TP.HCM, cho
biết nước ngầm là tài nguyên,
nếu khai thác quá sẽ gây sạt
lở. Với những đơn vị quản lý
nước, phải phân vùng được
vùng nào cần hạn chế, vùng
nào có thể khai thác để không
lãng phí tài nguyên.
Ông Thanh đánh giá gần
như các khu công nghiệp trên
địa bàn huyện Củ Chi rất ít sử
dụng nước máy mà chủ yếu là
sử dụng nước ngầm. Do đó,
đề nghị Sở TN&MT TP có kế
hoạch kiểm tra xem việc khai
thác này ảnh hưởng như thế
nào, có gây sạt lở hay không.
Ngoài ra, do trên địa bàn huyện
Củ Chi có bãi chôn lấp rác nên
cần kiểm tra xem nguồn nước
nơi đâycóảnhhưởngđếnngười
dân không. “Nếu có thể cung
cấp nước máy được trên địa
bàn thì cần đẩy nhanh hỗ trợ
khu vực này” - ông Thanh nói.
Liên quan đến những hộ
gia đình sử dụng nước dưới
mức quy định, ông Thanh
yêu cầu các đơn vị liên quan
khoanh vùng và tuyên truyền
cho người dân biết tác hại của
việc sử dụng nước giếng. Với
những nơi thiếu nước sạch, các
đơn vị phải có kế hoạch cung
cấp nước sạch cho người dân.
CòntheoôngĐàoPhúKhánh,
Sau khi thực hiện
nhiều giải pháp
đồng bộ, đến nay TP
đã thực hiện giảm
lưu lượng khai thác
nước dưới đất xuống
còn 264.581 m
3
/ngày
đêm (đạt tỉ lệ 73,3%).
Độ sụt lún nền bình quân hằng năm
tại TP.HCM khoảng 2 cm
Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) cũng vừa có
báo cáo kết quả khảo sát liên quan đến các giải pháp ứng
phó với vấn đề sụt lún tại TP.HCM. Báo cáo nêu rõ độ sụt
lún nền bình quân hằng năm tại TP.HCM ở mức khoảng
2 cm, cá biệt có nơi đến 6 cm. Theo đó, một trong những
nguyên nhân gây ra tình trạng sụt lún tại TP.HCM là khai
thác nước ngầm quá mức.
Một trong những giải pháp JICA đưa ra để hạn chế sụt
lún nền là ổn định mực nước ngầm nhằm giải quyết tình
trạng giảm mực nước ngầm do khai thác quá mức. Mực
nước ngầmđược ổn định bằng cách điều tiết việc sử dụng
nước ngầm, như cấm khai thác nước ngầm. Ngoài việc
thực thi các hạn chế về khai thác nước ngầm, việc khai
thác nướcmặt và xây dựng hệ thống cấp nước đang được
thực hiện để có nguồn nước thay thế.
Nhiều người dân vẫn sử dụng nước giếng để sinh hoạt. Ảnh: NGUYỄNCHÂU
Trưởng Khoa sức khỏe môi
trường Trung tâm Kiểm soát
bệnh tật TP.HCM, hiện nay
ngoài những hộ dân sử dụng
nước máy thì còn nhiều hộ dân
sử dụng song song nguồn nước
máy và nước giếng.
Trung tâm Kiểm soát bệnh
tật TP.HCM đã có giám sát
nguồn nước giếng mà người
dân sử dụng. Qua kết quả
giám sát, gần như những mẫu
nước giếng này đều không đạt
một số chỉ tiêu về chất lượng.
Những hộ dân sử dụng nguồn
nước giếng tự khai thác không
qua hệ thống xử lý có thể ảnh
hưởng đến sức khỏe. Vì vậy,
trung tâm khuyến cáo người
dân hạn chế sử dụng nguồn
nước giếng, chuyển qua sử
dụng nước máy.
Khảo sát lắp đặt
đồng hồ nước sạch
cho người dân
Báo cáo tại buổi làm việc
cùng BanĐô thị HĐNDvà các
đơn vị có liên quan, đại diện
Sở TN&MTTP thông tin tổng
lưu lượng nước dưới đất được
khai thác, sử dụng trên địa bàn
TP năm 2018 là 716.581 m
3
/
ngày đêm. Sau khi thực hiện
nhiều giải pháp đồng bộ, đến
nay TP đã thực hiện giảm lưu
lượng khai thác nước dưới đất
xuống còn 264.581 m
3
/ngày
đêm (đạt tỉ lệ 73,3%).
Sau bốn năm thực hiện việc
giảm cấp phép khai thác nước
dưới đất theo lộ trình, hiện
nay TP còn 159 công trình
(đã giảm cấp phép 422 công
trình), trong đó có chín công
trình (giảm được sáu công
trình) do Bộ TN&MT cấp
phép. Đối với các giếng khai
thác nước dưới đất không đủ
điều kiện gia hạn cấp phép,
Sở TN&MT TP đã đề nghị
chủ giấy phép thực hiện trám
lấp giếng khai thác theo đúng
quy định.
Để hoàn thành mục tiêu
đến năm 2025 giảm lưu lượng
khai thác nước dưới đất trên
địa bàn TP còn 100.000 m
3
/
ngày đêmvà thực hiện trám lấp
giếng hư hỏng, giếng không
sử dụng, giếng không có giấy
phép khai thác đúng kỹ thuật
của TP, Sở TN&MT TP đã
thực hiện một số giải pháp.
Cụ thể, Sở TN&MT TP
phối hợp cùng các đơn vị
liên quan khảo sát từng khu
vực để lắp đặt đồng hồ nước
sạch cho người dân, đồng thời
đẩy nhanh công tác phát triển
mạng lưới cấp nước, đảm bảo
áp lực và chất lượng nước sạch
nhằm khuyến khích người dân
sử dụng nước thủy cục thay
cho nước giếng.
Đối với nhóm đối tượng là
doanh nghiệp hoạt động sản
xuất, kinh doanh trong và
ngoài khu chế xuất - khu công
nghiệp có nhu cầu khai thác,
sử dụng nước dưới đất, TP chỉ
xem xét cấp phép ngắn hạn
cho các đơn vị có hoạt động
sản xuất đặc thù và những nơi
có nguồn nước cấp không đủ
về áp lực.
Ngoài ra, Sở TN&MT TP
cũng phối hợp cùng Sở Tài
chính, Cục Thuế TP tham
mưu cho UBND TP ban hành
quyết định liên quan đến giá
tính thuế tài nguyên nước, tạo
cơ sở pháp lý để thực hiện
thuế tài nguyên nước, phí cấp
quyền khai thác tài nguyên
nước. Đây sẽ là công cụ tài
chính nhằm hạn chế khai thác
nước dưới đất.
Thời gian tới, Sở TN&MT
TP sẽ tăng cường kiểm tra, xử
lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực tài nguyên nước theo
quy định. Đồng thời có chính
sách ưu đãi, giá nước linh hoạt
để khuyến khích người dân,
doanh nghiệp sử dụng nguồn
nước cấp của TP. Cạnh đó,
có chính sách khuyến khích
doanh nghiệp kinh doanh hạ
tầng chuyển sang sử dụng
nước cấp của TP.•
Đà Nẵng: Sẽ kiến nghị sửa quyết định
cấm dân có nhà siêu nhỏ nâng tầng
Ngày 25-8, Giám đốc Sở Xây dựng TP Đà Nẵng Phùng
Phú Phong cho hay hiện nay sở đang lấy ý kiến của các địa
phương để tổng hợp và báo cáo UBND TP theo hướng sửa
đổi Quyết định 2089/2020 của UBND TP để người dân có
nhà diện tích nhỏ ở trong các kiệt hẻm có thể sửa chữa, nâng
tầng đảm bảo nhu cầu cuộc sống.
Ông Phong cũng cho rằng liên quan đến vấn đề này còn có
một số bất cập từ lịch sử
phát triển đô thị, quá khứ
để lại về tách thửa khu vực
Một gia đình ở hẻm569
đườngHoàngDiệu, phường
Hòa ThuậnĐông, quậnHải
Châu sống trong căn nhà chỉ
rộng 18m
2
. Ảnh: TẤNVIỆT
trung tâm. Do trước đây cho phép việc tách thửa quá nhỏ nên
hình thành các khu nhà diện tích nhỏ hẹp như nói trên.
Trong khi đó, một lãnh đạo HĐND TP Đà Nẵng cũng cho
hay sẽ tổ chức đi kiểm tra thực tế, ghi nhận ý kiến của người
dân và có kiến nghị liên quan đến việc này. Như
Pháp Luật
TP.HCM
đã phản ánh, đang có hàng ngàn hộ dân ở khu vực
trung tâm TP Đà Nẵng có nhà siêu nhỏ sống vô cùng chật chội,
không thể nâng tầng vì các quy định trước đây và Quyết định
2089/2020 của TP Đà Nẵng. Quyết định này quy định nhà có
diện tích đất nhỏ hơn 25 m
2
hoặc diện tích đất 25-45 m
2
chỉ
được phép cải tạo nguyên trạng, không được phép nâng tầng.
Từ nguyện vọng của người dân, lãnh đạo quận Hải Châu đã đề
xuất cho người dân được nâng tầng để bớt khổ.
LÊ PHI
Tài khoản giao thông ETC được nâng cấp
thành ví điện tử
Ngày 25-8, đại diện Công ty Thu phí tự động VETC cho
biết Bộ GTVT vừa hướng dẫn VETC thủ tục cần thiết để
nâng cấp tài khoản giao thông (ETC) thành ví điện tử nhằm
đưa vào hoạt động trong ngày 6-9.
Ông Nguyễn Danh Hiếu, Chủ tịch HĐQT Công ty Thu phí
tự động VETC, khẳng định ứng dụng thanh toán số vào giao
thông thông minh là xu hướng mạnh mẽ trên toàn cầu vì đặc
tính hoạt động giao thông cần an toàn, nhanh chóng và chính
xác. “VETC nỗ lực nâng cấp, bổ sung tính năng và phát triển
thành ví điện tử để mang lại nhiều lợi ích vượt trội đến khách
hàng…” - ông Hiếu nói. Khi tài khoản giao thông hiện nay
trở thành ví điện tử, người dân ngoài chi trả phí giao thông
sẽ được sử dụng để thanh toán bãi đỗ xe, phí cảng biển, cảng
hàng không, giao thông thông minh, dịch vụ trung gian thanh
toán cho tiêu dùng khác...
Hiện cả nước có 4,5 triệu ô tô, trong đó có tới 3,7 triệu xe
được dán thẻ ETC và kích hoạt tài khoản giao thông (chiếm
khoảng 82%).
VIẾT LONG
Thời gian tới, Sở TN&MT TP sẽ tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạmhành chính
trong lĩnh vực tài nguyên nước theo quy định.
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook