195-2022 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBảy27-8-2022
hội, cho biết vấn đề công nhận, tôn
trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con
người, quyền công dân nói chung
là quan điểm xuyên suốt, nhất quán
của Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Đối với quyền của người đồng
tính, song tính, chuyển giới, những
năm qua Việt Nam đã có một số
bước tiến trong việc bảo đảm các
quyền này, cụ thể: Hiến pháp quy
định công dân nam, nữ bình đẳng
về mọi mặt; Nhà nước có chính sách
bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng
giới; nghiêm cấm phân biệt đối xử
về giới; năm 2014 Luật Hôn nhân
và Gia đình được sửa đổi, trong đó
bỏ quy định cấmkết hôn giữa những
người cùng giới tính; năm 2015 Bộ
luật Dân sự được sửa đổi, trong đó
bỏ quy định cấm phẫu thuật chuyển
đổi giới tính với những người đã
hoàn thiện về mặt giới tính, đồng
thời hợp pháp hóa quyền chuyển
đổi giới tính…
Thông tin về dự án Luật chuyển
đổi giới tính, bà Thúy cho biết các
cơ quan của Quốc hội sẽ xem xét,
cho ý kiến đối với hồ sơ dự án luật
khi Chính phủ trình. Đồng thời,
theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã
hội của Quốc hội, để tiếp tục hoàn
thiện hồ sơ dự án luật, cơ quan
chủ trì soạn thảo cần quan tâm
đến hai vấn đề.
Thứ nhất, nghiên cứu, bổ sung
quy định hỗ trợ về tâm sinh lý đối
với nhóm trẻ dưới 16 tuổi có bản
dạng giới khác với giới tính khi
sinh, để giúp các em phòng tránh
các hậu quả tiêu cực có thể có do
tình trạng “bức bối giới”, “phiền
muộn giới” mang lại.
Thứ hai, nghiên cứu bổ sung quy
định về trách nhiệm của các cơ quan
quản lý nhà nước có liên quan, đặc
biệt là Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ
GD&ĐT, Bộ LĐ-TB&XH…
Can thiệp y học trên
tinh thần tự nguyện
Theo BộY tế, ước tính có khoảng
480.000 người chuyển giới tại Việt
Nam. Do các định kiến trong xã hội,
người chuyển giới thường phải đối
mặt với sự kỳ thị và phân biệt đối
xử trên nhiều phương diện.
Mặc dù Quốc hội đã thông qua
Bộ luật Dân sự năm 2015, công
nhận quyền được chuyển đổi giới
tính nhưng vì chưa có khung pháp
lý cụ thể, người chuyển giới tại Việt
Namvẫn phải đi nước ngoài hoặc tới
các cơ sở khám chữa bệnh bất hợp
pháp tại Việt Nam để thực hiện các
can thiệp y tế, từ đó gây ra nhiều hệ
lụy về vấn đề sức khỏe, tính mạng.
Sau khoảng thời gian trì hoãn
do dịch COVID-19, cuối tháng 6
vừa qua, Bộ Y tế đã báo cáo Chính
phủ về hồ sơ đề nghị xây dựng dự
án Luật chuyển đổi giới tính. Nếu
được xây dựng và thông qua, Luật
chuyển đổi giới tính sẽ cho phép
người chuyển giới namvà nữ chuyển
đổi giới tính của họ tại Việt Nam
một cách hợp pháp.
Thông tin về tiến trình xây dựng,
cập nhật và những kế hoạch tiếp
theo cho dự thảo luật, bà Phạm Thị
Hảo - chuyên viên Vụ Pháp chế, Bộ
Y tế cho biết nguyên tắc cơ bản của
chuyển đổi giới tính là đảm bảo cho
người có mong muốn chuyển đổi
giới tính được sống thật với giới
tính mà họ mong muốn; thực hiện
can thiệp y học để chuyển đổi giới
tính trên cơ sở tự nguyện của người
đề nghị chuyển đổi giới tính; không
kỳ thị, không phân biệt đối xử đối
với người chuyển đổi giới tính và
gia đình họ…
Dự thảo luật quy định rõ về
quyền và nghĩa vụ của người
chuyển đổi giới tính như được đề
nghị công nhận là người chuyển
đổi giới tính mà không bắt buộc
NHƯLOAN
N
gày 26-8, tại Hà Nội, hơn
80 đại biểu đến từ các cơ
quan của Quốc hội, các bộ,
ngành liên quan như Bộ Y tế, Bộ
LĐ-TB&XH, Bộ Tư pháp, các tổ
chức xã hội, cơ quan nghiên cứu, tổ
chức quốc tế và Liên Hợp Quốc đã
cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm
quốc tế đóng góp cho dự thảo Luật
chuyển đổi giới tính.
Bổ sung nội dung để
hoàn thiện dự thảo
Bà Nguyễn Thị Kim Thúy, Phó
Chủ nhiệmỦy ban Xã hội của Quốc
BàNguyễn Thị KimThúy, Phó Chủ nhiệmỦy ban Xã hội củaQuốc hội, phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: NHƯ LOAN
DỰ THẢO LUẬT CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH
Không buộc
can thiệp y học
khi công nhận
người chuyển
đổi giới
Theo dự thảo Luật chuyển đổi giới tính,
việc thực hiện can thiệp y học để chuyển
đổi giới tính là hoàn toàn tự nguyện với
người đề nghị công nhận là người chuyển
đổi giới tính.
phải thực hiện can thiệp y học để
chuyển đổi giới tính; việc thực
hiện can thiệp y học để chuyển đổi
giới tính là hoàn toàn tự nguyện;
được giữ nguyên quan hệ cha, mẹ,
con cũng như quyền và nghĩa vụ
từ quan hệ hôn nhân gia đình bao
gồm cả việc nhận nuôi con nuôi;
được giữ nguyên quyền lợi trên
các văn bằng, chứng chỉ đã đứng
tên; được tham gia thi đấu thể thao
theo quy định của pháp luật; không
bị bắt buộc phải triệt sản khi phẫu
thuật bộ phận sinh dục…
Cạnh đó, dự thảo luật cũng nêu
rõ các hành vi bị nghiêm cấm như
lợi dụng người chuyển đổi giới tính
để mua bán người, bóc lột sức lao
động, xâm hại tình dục hoặc có các
hành vi trái pháp luật khác; triệt sản
khi phẫu thuật bộ phận sinh dục mà
người đó không đồng ý; bắt buộc
người chuyển đổi giới tính nghỉ
học, thôi việc vì lý do chuyển đổi
giới tính…
Đại diện Bộ Y tế cũng cho biết
nội dung dự thảo luật còn quy định
điều kiện, hồ sơ, thủ tục đối với tổ
chức, cá nhân thực hiện xác định
tâm lý, can thiệp y học để chuyển
đổi giới tính. Trong đó, quy định về
điều kiện đối với bệnh viện, bác sĩ
được phép điều trị nội tiết tố sinh
dục để chuyển đổi giới tính; phẫu
thuật để chuyển đổi giới tính…
Ngoài ra, dự thảo luật đề cập đến
nhiều quy định khác như hồ sơ, thủ
tục cho phép bệnh viện được phép
thực hiện can thiệp y học để chuyển
đổi giới tính; quy định chuyên môn
để nhận diện giới khác với giới tính
sinh học hoàn thiện; quy định chuyên
môn về điều trị nội tiết tố sinh dục
để chuyển đổi giới tính…•
Bệnh viện thân thiện với người chuyển giới
rất ít
Tại tọa đàm, bạn ChuThanh Hà
(ảnh)
, người chuyển
giới nam, cũng là sáng lập viên của tổ chức IT’S T TIME
(một tổ chức cộng đồng của người chuyển giới và do
người chuyểngiới lãnhđạo - PV), chobiết người chuyển
giới và đa dạng giới gặp rất nhiều rào cản trong cuộc
sống hằng ngày. Đơn cử trong việc đổi tên, tiếp cận
dịch vụ y tế.
“Rất nhiều trường hợp thừa nhận rằng nhân viên y
tế có thái độ cợt nhả, thiếu tế nhị và thiếu tôn trọng. Số
lượngbệnhviện thân thiệnvới người chuyểngiới rất ít”- ChuThanhHànói.
Sáng lập viên của tổ chức IT’S T TIME khuyến nghị các nhà hoạch định
chính sách y tế, chuyên gia về luật, y tế, các tổ chức xã hội và cộng đồng
của người chuyển giới và giới học giả, trí thức hỗ trợ hợp tác giữa các nhà
cung cấp dịch vụ y tế, học giả về y tế, tổ chức của người chuyển giới để
thực hiện các đánh giá nhu cầu và khảo sát cơ sở về nhu cầu sức khỏe,
trải nghiệm thăm khám sức khỏe của người chuyển giới.
Dự thảo luật quy định
rõ người chuyển đổi giới
tính được đề nghị công
nhận là người chuyển
đổi giới tính mà không
bắt buộc phải thực hiện
can thiệp y học.
Rủ nhau đục tường trốn trại, 2 người lãnh án
Ngày 26-8, TAND huyện Cam Lộ (Quảng Trị) mở
phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án hình sự đối với hai bị cáo
bị truy tố về tội trốn khỏi nơi giam. Phiên tòa được xét xử
trực tuyến công khai giữa điểm cầu trung tâm tại TAND
huyện Cam Lộ và điểm cầu thành phần tại trại giam Công
an tỉnh.
Hai bị cáo gồm: Đoàn Trân (sinh năm 1972, trú khối
3A, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa) và Nguyễn Văn
Tiềm (sinh năm 1992, trú thôn An Nha, xã Gio An, huyện
Gio Linh).
Trân trước đó bị khởi tố về tội vận chuyển trái phép chất
ma túy, Tiềm đã bị TAND huyện Cam Lộ xử phạt năm
năm tù về tội tàng trữ trái phép chất ma túy và đang bị tạm
giam chờ thi hành án.
Theo cáo trạng của VKSND huyện Cam Lộ, Trân
và Tiềm bị tạm giam tại nhà tạm giữ Công an huyện
Cam Lộ.
Khoảng 24 giờ ngày 19-2, cả hai đục thủng tường trốn
ra ngoài. Sau đó, Trân và Tiềm lẩn trốn tại các khu vực
rừng núi thuộc huyện Đakrông.
Đến ngày 12-5, khi Tiềm đến mua đồ ăn tại một tiệm
tạp hóa ở xã Triệu Nguyên (huyện Đakrông) thì bị lực
lượng chức năng bắt giữ.
Riêng Trân tiếp tục tìm cách trốn vào TP.HCM và bị
Công an huyện Cam Lộ bắt giữ ngày 19-5.
Căn cứ hành vi vi phạm, HĐXX TAND huyện Cam
Lộ tuyên phạt bị cáo Trân 30 tháng tù, đồng thời tiếp tục
điều tra về tội vận chuyển trái phép chất ma túy đã khởi tố
trước đó.
Còn bị cáo Tiềm bị xử phạt 24 tháng tù, cộng với bản
án năm năm tù trước đó, tổng hợp hình phạt chung bị cáo
phải chấp hành là bảy năm tù.
NGUYỄN DO
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook