195-2022 - page 16

16
Quốc tế -
ThứBảy27-8-2022
Lý do dầu thô của Mỹ dần
chiếm lĩnh thị trường toàn cầu
Mỹ đang nhanh chóng trở thành nhà cung ứng dầu hàng đầu thế giới sau khi dầu của Nga bị nhiều nước
quay lưng vì xung đột với Ukraine.
VĨ CƯỜNG
T
heo hãng tin
Bloomberg
,
doanh thu xuất khẩu dầu
thô của Mỹ được dự báo
sẽ tiếp tục đạt kỷ lục từ nay
đến năm sau khi nước này
liên tục chiếm lĩnh thị phần
ở nhiều nước, nhất là ở châu
Âu, trong bối cảnh khu vực
này tìm cách thoát khỏi sự lệ
thuộc vào nguồn cung năng
lượng từ Nga.
Vị thế đang lên của
Mỹ trên thị trường
dầu quốc tế
Giữa lúc thế giới đang chật
vật giữa một trong những
cuộc khủng hoảng năng lượng
nghiêm trọng nhất lịch sử,
Mỹ đang dần trở thành nhà
cung cấp dầu hàng đầu với
các đối thủ cạnh tranh có dấu
hiệu hụt hơi, còn giá nhiên
liệu toàn cầu đã tăng vọt kể
từ sau khi xung đột quân sự
Nga - Ukraine nổ ra. Công
suất khai thác của Tổ chức
Các nước xuất khẩu dầu mỏ
và các đối tác (OPEC+) đang
chững lại trong khi dầu khí
Nga không được ưa chuộng.
Trong khi đó, những biến động
“cực đoan” trên thị trường
dầu kỳ hạn đã khiến Bộ Dầu
mỏ Saudi Arabia xem xét cắt
giảm nguồn cung hơn nữa bất
chấp tình trạng thiếu hụt ở các
quốc gia tiêu thụ.
“Các nhà cung cấp dầu của
Mỹ đã nắm bắt được thị phần
trên khắp châu Âu và có lẽ
sẽ tiếp tục giữ thị phần này
trong hai năm tới, khi mà các
nhà sản xuất khác, bao gồm
ở khu vực Biển Bắc và Tây
Phi, đã không tăng sản lượng
một cách ổn định” - chuyên
gia Conor McFadden thuộc
Tập đoàn kinh doanh dầu mỏ
Trafigura (Mỹ) nhận định.
Trong một cuộc thăm dò
ý kiến của các nhà phân tích
trong ngành mới đây, dù việc
Mỹ ngừng xả dầu dự trữ vào
quý III có thể làm hoạt động
xuất khẩu chững lại một thời
gian ngắn, trong dài hạn điều
này sẽ không làm giảm dòng
chảy khổng lồ từ nước này
sang các khu vực khác.
Các công ty khai thác dầu
của Mỹ đã và đang tăng sản
lượng - cho dù chỉ tăng ở
mức độ vừa phải - trong khi
công suất của các nhà máy
lọc dầu ở nước này được dự
báo không tăng nên lượng
dầu thô dành cho xuất khẩu
chắc chắn tăng thêm. Theo số
liệu Cơ quan Thông tin năng
lượngMỹ (EIA) công bố ngày
24-8, Mỹ trong tháng này đã
xuất khẩu gần 5 triệu thùng
dầu thô mỗi ngày - một con
số chưa từng có tiền lệ.
Tính từ nay đến cuối năm,
xuất khẩudầu thôcủaMỹđược
dự báo đạt bình quân 3,3-3,6
triệu thùng một ngày, tăng từ
mức gần 3 triệu thùng của năm
ngoái, theo các nhà phân tích
tại ba công ty phân tích có trụ
sở tại Mỹ là ESAI Energy,
Rapidan Energy Group và
Kpler. Chuyên gia Elisabeth
Murphy của ESAI còn dự báo
con số này là 4,3 triệu thùng
một ngày vào năm sau.
Các đơn hàng
quan trọng từ Âu, Á
Bloomberg
cho biết một
phần không nhỏ số dầu xuất
khẩu nói trên của Mỹ hầu hết
đều xuất sang các nước châu
Âu - nơi đang tìmkiếmnguồn
cung mới trước khi lệnh cấm
nhập khẩu dầu Nga của Liên
minh châu Âu (EU) có hiệu
lực từ đầu tháng 12.
“Hiện tạiMỹ chiếmkhoảng
16% tổng lượng dầu thô nhập
khẩu qua đường biển của
châu Âu, tăng nhẹ từ mức
15,3% trước xung đột Nga -
Ukraine nhưng dư địa và cơ
hội để mở rộng thị phần còn
rất lớn vì châu Âu chưa tìm
đủ nguồn cung thay thế năng
lượng của Nga” - chuyên gia
Rohit Rathod của Tập đoàn
vận chuyển Vortexa (Anh)
cho biết. Hiện 27 nước thành
viên EU vẫn nhập khoảng
1,1 triệu thùng dầu từ Nga
mỗi ngày.
Mỹ không chỉ lấp vào
khoảng trống mà Nga để lại
Một cơ sở tinh chế dầu ở bang Texas củaMỹ hồi tháng 7. Ảnh: GETTY
Kênh
Channel News Asia
ngày 25-8
dẫn thông báo từ Tổ chức Y tế Thế
giới (WHO) cho biết đã có 1 triệu
người chết vì COVID-19 trong năm
nay. Cơ quan này gọi đây là “cột mốc
bi thảm” vì số lượng người tử vong do
COVID-19 vẫn cao mặc cho thế giới
đã có các biện pháp giảm tỉ lệ tử vong.
Theo số liệu từ WHO, gần 6,45 triệu
ca tử vong được ghi nhận kể từ khi loại
virus này lần đầu tiên được phát hiện ở
Trung Quốc vào cuối năm 2019.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus
đặt câu hỏi liệu thế giới đã qua đỉnh dịch
hay chưa. “Chúng tôi yêu cầu chính phủ các
nước tăng cường nỗ lực tiêm chủng cho tất
cả nhân viên y tế, người lớn tuổi và những
người có nguy cơ cao, nhằm đạt được 70%
tỉ lệ bao phủ vaccine cho toàn dân” - ông
Tedros phát biểu.
Người đứng đầu WHO từng kỳ vọng tất
cả quốc gia đạt tỉ lệ 70% dân số được tiêm
chủng đủ liều vào cuối tháng 6. Nhưng
136 quốc gia đến nay vẫn không đạt được
mục tiêu trên, trong đó 66 quốc gia vẫn
có tỉ lệ bao phủ vaccine dưới 40%. Dù vậy, một tín hiệu
đáng mừng là các quốc gia có tỉ lệ tiêm chủng thấp nhất,
đặc biệt là các nước ở châu Phi, đang tăng tỉ lệ bao phủ
vaccine cho người dân. Ông cho biết hiện chỉ có 10 quốc
gia có mức độ bao phủ vaccine dưới 10%, hầu hết trong
số đó là các nước đang phải đối mặt với khủng hoảng
nhân đạo.
Ông Tedros kêu gọi “tất cả quốc gia phải làm nhiều hơn
nữa để tiêm chủng cho những người có nguy cơ cao nhất,
đảm bảo người dân tiếp cận các phương pháp điều trị, tiếp
tục thử nghiệm và giải trình tự gene virus SARS-CoV-2,
đưa ra các chính sách phù hợp để hạn chế lây lan và giảm
thiểu số lượng tử vong”.
PHẠM KỲ
WHO: Đã có 1 triệu người chết vì COVID-19 trong năm 2022
Nga đề xuất giảm 30% giá dầu
cho châu Á
Bloomberg
chobiết chínhquyềnNga thời giangầnđây
đã tiếp cận một số quốc gia châu Á để thảo luận về các
hợp đồng dầu dài hạn với mức chiết khấu có thể lên tới
30%. Một quốc gia đã lên tiếng chính thức về vấn đề này
là Indonesia. Chia sẻ trênmạng xãhội vào cuối tuần trước,
Bộ trưởngDu lịch và Kinh tế sáng tạo Indonesia Sandiaga
Uno cho biết Nga đã đề nghị bán dầu cho Indonesia“với
giá thấp hơn 30% so với giá thị trường quốc tế”. Ông nói
thêm rằng Tổng thống Joko Widodo đang xem xét lời
đề nghị “nhưng giữa hai bên đang có bất đồng” vì phía
Indonesia lo ngại bị Mỹ cấm vận.
Một quan chức EU giấu tên nhận định với
Bloomberg
rằng động thái của Moscow nhiều khả năng là nhằm
tìm cách giảm tác động trước nguy cơ bị Mỹ và phương
Tây áp giá trần lên dầu Nga xuất khẩu. Một số quốc gia
châu Âu đã lên tiếng ủng hộ việc áp trần giá dầu Nga
nhưng cũng có một số ý kiến cho rằng hệ thống này sẽ
chỉ có hiệu quả nếu các nước châu Á như Trung Quốc,
Ấn Độ đồng ý tham gia.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết đang cùng Mỹ và
đồngminh thảo luận nghiêm túc đề xuất này.Tuy nhiên,
đây là vấn đề phức tạp, đòi hỏi sự ủng hộ của các quốc
gia khác.“Chúng tôi sẽ nỗ lực cùng thực hiện chiến lược
này. Tuy nhiên, nó sẽ không hiệu quả nếu chỉ có một số
nước thamgia. Chúng ta cần thêmcác đối tác nữa”- ông
Scholz nói. Hiện chưa rõ lập trường của các nước châu
Á về kế hoạch này. Tuy nhiên, rất ít quốc gia ở đây công
khai ủng hộ.
Chuyên trang thông tin dầu
OilPrice
ngày 25-8 cho biết
đang có nhiều dấu hiệu cho
thấy Nga và Iran đang chuẩn
bị thiết lập một liên minh dầu
khí giống OPEC để đối kháng
các lệnh cấm vận của phương
Tây. Biên bản ghi nhớ (MoU)
trị giá 40 tỉ USD được ký vào
tháng trước giữaTập đoàn dầu
khí Gazprom của Nga và Công
tyDầumỏquốc gia Iran (NIOC)
làmột bước đệm, chophéphai
nước thực hiện kế hoạch này.
Tiêu điểm
Theo số liệu Cơ
quan Thông tin
năng lượng Mỹ
(EIA) công bố ngày
24-8, Mỹ trong
tháng này đã xuất
khẩu gần 5 triệu
thùng dầu thô mỗi
ngày - một con số
chưa từng có tiền lệ.
ở châu Âu mà cũng đang
thay thế nguồn cung từ các
nhà cung cấp truyền thống
khác của châu lục này như
Kazakhstan. Hoạt động xuất
khẩu dầu của nước này trong
năm nay bị gián đoạn liên tục
do loạt vấn đề kỹ thuật liên
quan tới đường ống Caspian
Pipeline Consortium (CPC).
“Mỹ đang thâm nhập cả
thị phần của các nước Bắc
Phi ở châu Âu, cũng như bù
đắp cho dòng chảy dầu thô
bị gián đoạn từ Libya - nơi
đang phải ngừng sản xuất do
vấn đề chính trị” - chuyên
gia Hunter Kornfeind của
Tập đoàn Rapidan Energy
(Mỹ) nói. Theo ông, các cơ
sở tinh luyện dầu ở châu Âu
đang ngày càng thoải mái
hơn với việc sử dụng dầu
Mỹ bởi hoạt động giao hàng
đang diễn ra ổn định và đáng
tin cậy. “Khi các chuỗi cung
ứng năng lượng của thế giới
trở nên căng thẳng quá mức,
dầu thôMỹ đang chứng tỏ ưu
thế vượt trội về cung ứng và
chất lượng của mình” - ông
nói thêm.
Trong dài hạn, các đơn hàng
ở châu Á cũng sẽ là nhân tố
quan trọng giúp xuất khẩu dầu
thô của Mỹ tăng lên. Trong
hai tháng qua, các nước châu
Á đã mua một lượng lớn dầu
Mỹ, khi cạnh tranh với nguồn
cung ở Trung Đông nóng
lên. Dù vậy, Nga vẫn chiếm
thị phần lớn ở khu vực này,
nhất là khi hai nước có nhu
cầu cao nhất châu Á là Trung
Quốc và Ấn Độ có quan hệ
nồng ấm với Nga hơn làMỹ.•
Tổng giámđốcWHOTedros
AdhanomGhebreyesus. Ảnh: AFP
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook