227-2022 - page 13

13
PHẠMANH
H
iện tại, đa số cơ sở đào
tạo đại học (ĐH) đã
hoàn tất công tác tuyển
sinh đợt 1 năm 2022 và bắt
đầu năm học mới.
Dự kiến giữ nguyên
phương án tuyển sinh
Đánh giá cách thức tuyển
sinh năm 2022, ông Lê Phan
Quốc, Phó Trưởng Phòng
đào tạo Trường ĐH Sư phạm
TP.HCM, cho rằng quy trình
lọc ảo chung cho tất cả thí
sinh như năm nay đã tăng cơ
hội cao cho thí sinh, nhất là
thí sinh giỏi được vào những
ngành mong muốn. Bản thân
các trường cũng tuyển được
đúng đối tượng hơn.
Bên cạnh đó, việc ứng
dụng số hóa, thực hiện trên
máy móc tất cả khâu tuyển
sinh cũng giúp giảm thiểu
nhiều chi phí, công sức. Tuy
nhiên, cách thức này đòi hỏi
thí sinh phải cẩn trọng trong
việc chọn ngành nghề, đăng
ký thi cử và xét tuyển. Bởi
thực tế trong mùa tuyển sinh
nămnay, có không ít trục trặc,
thiếu sót xuất phát từ lỗi chủ
quan, thiếu trách nhiệm của
thí sinh.
Về tuyển sinh của trường
năm2023, theo ôngQuốc, nếu
vẫn còn kỳ thi chung của Bộ
GD&ĐT, trường cũng sẽ cơ
bản giữ nguyên các phương
thức tuyển sinh hiện nay để
tránh gây xáo trộn cho phụ
huynh, thí sinh. Theo đó,
trường tiếp tục duy trì kỳ thi
đánh giá năng lực chuyên biệt
để sử dụng trong kết hợp xét
tuyển nhằm đánh giá đúng
năng lực thí sinh muốn vào
các ngành sư phạm.
Tương tự, theo ThS Phạm
DoãnNguyên,PhóHiệutrưởng
Trường ĐHKinh tế Tài chính
TP.HCM, tính đến ngày 3-10,
trường đã tuyển đủ chỉ tiêu
với hơn 5.000 thí sinh cho 35
ngành học của trường.
Theo ThS Nguyên, năm
2023 trường dự kiến vẫn
duy trì bốn phương thức xét
tuyển dựa vào kết quả kỳ thi
tốt nghiệp THPT, kỳ thi đánh
giá năng lực của ĐH Quốc
gia TP.HCM, học bạ THPT
điểm tổ hợp ba môn năm lớp
12 từ 18 điểm trở lên và học
bạ điểm trung bình ba học
kỳ (học kỳ 1 và 2 của lớp
11, học kỳ 1 lớp 12). Thời
gian nhận hồ sơ đăng ký xét
tuyển học bạ THPT dự kiến
từ ngày 16-2-2023.
ThSTrầnVũ,TrưởngPhòng
tuyển sinh và truyền thông
TrườngĐHKhoa học tựnhiên
(ĐHQuốc gia TP.HCM), cho
biết trong đợt xét tuyển vừa
qua, trường đạt tỉ lệ 96% thí
sinh xác nhận trên hệ thống
của Bộ làm thủ tục nhập học.
Tỉ lệ trúng tuyển này nằm
trong khoảng tính toán của
trường. Trong đó, các ngành
thuộc lĩnh vực công nghệ, máy
tính và công nghệ thông tin
vẫn nhận được sự quan tâm
của đông đảo thí sinh.
ThS Vũ cho biết từ kết quả
này, dự kiến trường sẽ không
thay đổi phương thức tuyển
sinh trong năm sau để thuận
tiện cho thí sinh đăng ký.
Tránh gây khó khăn cho thí
sinh, TrườngĐHCông nghiệp
TP.HCMcũng cho biết sẽ giữ
ổn định các phương án tuyển
sinh và phân bổ chỉ tiêu từng
phương thức tương tự năm
2022. Cụ thể, các phương
thức của trường năm tới sẽ vẫn
là xét kết quả thi tốt nghiệp
THPT, xét học bạ và xét điểm
thi đánh giá năng lực của ĐH
Quốc gia TP.HCM.
Cần điều chỉnh giảm
rắc rối cho thí sinh
Ông Nguyễn Trung Nhân,
Trưởng Phòng đào tạo của
Trường ĐH Công nghiệp
TP.HCM, chobiết:Nhìnchung,
dù năm nay cách đổi mới
tuyển sinh khiến các trường
thấp thỏm lo lắng nhưng kết
quả đạt được khá khả quan
so với chỉ tiêu đề ra.
Tuy nhiên, ông Nhân góp
ý nếu năm 2023 Bộ GD&ĐT
tiếp tục duy trì kế hoạch tuyển
Thí sinh trúng tuyển xác nhận nhập học tại các cơ sở đào tạo ở TP.HCMtrong đợt 1 vừa qua.
Ảnh: HOÀNGGIANG
Tuyển sinh năm 2023 theo hướng
đơn giản hóa
Bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ
GD&ĐT, cho biết trên cơ sở các số liệu về tuyển sinh năm
2022, Bộ sẽ phối hợp với các cơ sở đào tạo phân tích, đánh
giá và tổng kết nhữngmặt được, chưa được và hướng khắc
phục.Trong đó có việc đánh giá hiệu quả từng phương thức
tuyển sinh cho năm 2023 theo hướng đơn giản hóa, giảm
thiểu các nhầm lẫn và khó khăn có thể gây ra cho thí sinh.
Tiêu điểm
Hơn 81% thí sinh
trúng tuyển nhập học
Đợt 1 tuyển sinh, cả nước có
hơn 620.000 thí sinh đăng ký
nguyện vọng xét tuyển trên hệ
thống chung, trong đó có hơn
567.000 thí sinh trúng tuyển
chính thức (3.580 thí sinh trúng
tuyểncaođẳng sưphạm), đạt tỉ
lệ 91,4%số với số thí sinh đăng
ký.Cóhơn463.000thísinhhoàn
thành xác nhận nhập học trực
tuyến trên hệ thống, đạt tỉ lệ
81,7% so với số thí sinh trúng
tuyển. Còn hơn 100 cơ sở xét
tuyển bổ sung, mỗi cơ sở từ vài
chục đến hàng ngàn chỉ tiêu.
Thống kê của Bộ GD&ĐT
Đời sống xã hội -
Thứ Tư 5-10-2022
Phương án tuyển sinh năm 2023
Nhiều trường đại học dự kiến phương án tuyển sinh năm2023 sẽ không thay đổi và góp ý điều chỉnhmột số
kỹ thuật chung để tránh gây xáo trộn cho thí sinh.
sinh và lọc ảo chung như năm
nay thì nên chuẩn hóa phần
mềm xét tuyển hơn để tránh
những trục trặc trong quá
trình thực hiện. Bên cạnh đó,
việc thu lệ phí xét tuyển, Bộ
nên giao lại cho các trường
THPT hoặc Sở GD&ĐT để
kiểm soát tốt hơn, giảm rắc
rối cho thí sinh, nhất là các
em vùng sâu, vùng xa.
Ngoài ra, theo ông Nhân,
Bộ có thể giảm bớt khâu khai
báo lại từ đầu cho thí sinh khi
đăng ký lên hệ thống để tránh
sự nhầm lẫn, sai sót so với
thông tin các trường đưa lên
làm ảnh hưởng đến kết quả.
Bởi sau khi xét tuyển sớm,
các trường đã tải hết dữ liệu
thí sinh trúng tuyển sớm lên
hệ thống, khi đó thí sinh chỉ
cần đăng nhập lên hệ thống và
sắp xếp lại thứ tự nguyện vọng
có sẵn trên đó hoặc đăng ký
thêm nguyện vọng xét tuyển
bằngđiểmthi tốt nghiệpTHPT.
Còn theo ThS Phạm Doãn
Nguyên, việc Bộ thực hiện
đăng ký xét tuyển, lọc ảo,
xác nhận nhập học tập trung
như năm nay là phù hợp với
xu thế chuyển đổi số.
“Nếu tiếp tục thực hiện
trong năm tới, Bộ cần triển
khai kế hoạch, hướng dẫn
sớm và kỹ hơn để thí sinh và
các cơ sở đào tạo chủ động
hơn trong kế hoạch cũng như
tránh những thiếu sót” - ThS
Nguyên góp ý.
ThS Trần Vũ cũng góp ý
Bộ GD&ĐT nên có những
hoạt động truyền thông, tư
vấn sâu và rộng hơn về các
thao tác kỹ thuật để thí sinh
và phụ huynh đỡ bỡ ngỡ,
tránh xảy ra các trường hợp
đáng tiếc. Hơn nữa, việc để
thời gian xác nhận nhập học
và nhập học dài cũng khiến
nhiều thí sinh chủ quan và
phức tạp hóa các công tác tổ
chức nhập học tại trường.•
Quy trình lọc ảo
chung cho tất cả
TS như năm nay
đã tăng cơ hội cao
cho TS, nhất là TS
giỏi được vào những
ngành mong muốn.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn vừa có báo
cáo gửi Quốc hội về việc thực hiện nghị quyết của Quốc
hội liên quan hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ hai Quốc
hội khóa XV.
Đáng chú ý, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho hay
Bộ GD&ĐT đã phối hợp với Bộ Nội vụ chỉ đạo các địa
phương rà soát, tổng hợp số liệu thừa, thiếu giáo viên
(GV). Đồng thời đề xuất Chính phủ bổ sung GV mầm
non, phổ thông theo lộ trình từ nay đến năm 2026.
Đến nay, Bộ Chính trị đã giao bổ sung gần 66.000 biên
chế GV trong giai đoạn 2022-2026. Ngay sau đó, Bộ
GD&ĐT đã có công văn gửi các địa phương về việc triển
khai tuyển dụng biên chế GV mầm non, phổ thông, trong
đó đề nghị UBND các tỉnh, TP chỉ đạo khẩn trương triển
khai tổ chức tuyển dụng 27.850 biên chế GV cấp mầm
non và phổ thông công lập bổ sung năm học 2022-2023.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định việc tuyển
dụng biên chế GV thực hiện nghiêm túc theo quy định
của pháp luật, ưu tiên tuyển dụng GV các môn học mới để
thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 và cho
các cơ sở giáo dục mầm non ở vùng khó khăn.
Trong báo cáo gửi Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT
cũng cho hay bộ sẽ xây dựng thông tư thay thế Thông
tư liên tịch 06/2015 theo hướng không quy định “tối đa”
định mức GV/lớp, nhóm trẻ để các địa phương có cơ sở
tuyển dụng, hợp đồng GV bảo đảm thực hiện chương trình
giáo dục mầm non.
Bộ cũng sẽ quy định lại tỉ lệ GV/học sinh theo các vùng
miền; trình Chính phủ xem xét, quyết định đưa dự án luật
điều chỉnh về nhà giáo vào chương trình xây dựng pháp
luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV…
Liên quan đến việc kiểm soát chất lượng biên soạn,
thẩm định sách giáo khoa, ông Sơn cho hay Bộ GD&ĐT
đã ban hành chỉ thị về việc sử dụng sách giáo khoa và
sách tham khảo tại các cơ sở giáo dục.
Thời gian tới, bộ sẽ tăng cường hướng dẫn lựa chọn
sách giáo khoa, tập huấn hướng dẫn sử dụng sách giáo
khoa các môn học/hoạt động giáo dục tại các cơ sở giáo
dục phổ thông đảm bảo linh hoạt, hiệu quả và đáp ứng
mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Cạnh đó, tăng cường giám sát quá trình tuyển chọn tác
giả, thực nghiệm sách giáo khoa của các tổ chức, cá nhân
tham gia biên soạn sách tại các cơ sở giáo dục theo đúng
quy định, đảm bảo chủ động về tiến độ chuẩn bị sách theo
đúng lộ trình.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng khẳng định sẽ lựa
chọn chặt chẽ hơn các thành viên tham gia hội đồng quốc
gia thẩm định sách giáo khoa, tăng cường trách nhiệm và
tăng cường giám sát việc thực hiện của các hội đồng quốc
gia thẩm định sách giáo khoa để nâng cao chất lượng.
THU NGUYỆT
BộGD&ĐT đã ban hành chỉ thị về việc sử dụng sách giáo khoa
và sách thamkhảo tại các cơ sở giáo dục. Ảnh: NQ
Khôngđược épgiađìnhhọc sinhmua sách thamkhảo, sáchbài tập
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook