227-2022 - page 8

8
Đô thị -
Thứ Tư 5-10-2022
ĐồngNai lý giải tăng
hơn2.000 lô tái định cư
dựán sânbay
LongThành
Ngày 4-10, UBND tỉnh Đồng Nai đã có văn bản
gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Hội đồng thẩm định
giá Nhà nước về việc giải trình bổ sung hồ sơ điều
chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định
cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Cụ thể, theo báo cáo nghiên cứu khả thi được
duyệt năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ thì tổng
số lượng lô tại khu dân cư, tái định cư Lộc An -
Bình Sơn cần bố trí tái định cư là 5.002 lô; khu
dân cư, tái định cư Bình Sơn - phân khu III tổng số
lượng lô cần bố trí tái định cư là 1.550 lô.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện
công tác bồi thường giải phóng mặt bằng có gần
400 hộ chính tại khu tái định cư Bình Sơn - phân
khu III có nguyện vọng được bố trí tái định cư vào
khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn. Các hộ dân nằm
trong dự án hai tuyến kết nối sân bay cũng được bố
trí vào khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn.
TP.HCMhoàn
thành3nhàmáy
xử lý nước thải
TP.HCMđã xây dựng và hoàn thành ba nhàmáy xử lý nước thải
tập trung, góp phần bảo đảman toànmôi trường nước,
tài nguyên nước trên địa bàn TP.
CHÂUNGUYÊN
S
ở TN&MTTP.HCMvừa
có văn bản báo cáo kết
quả triển khai thi hành
Luật Tài nguyên nước năm
2012. Đồng thời, sở cũng đưa
ra một số hạn chế, bất cập
trong quy định của Luật Tài
nguyên nước, từ đó đề xuất,
kiến nghị một số nội dung cụ
thể về việc sửa đổi, bổ sung
của luật này.
Đẩy mạnh công tác
bảo vệ môi trường nước
TheobáocáocủaSởTN&MT
TP.HCM, TP đã thực hiện đồ
án quy hoạch liên quan đến
chỉnh trang, tái thiết đô thị
như cải tạo các khu dân cư
xuống cấp, di dời các hộ dân
sống trên sông, kênh, rạch; di
dời các khu vực nhà máy, cơ
sở sản xuất gây ô nhiễm môi
trường nằm trong khu dân cư
và các cơ sở không phù hợp
quy hoạch xây dựng trong
khu dân cư.
Đồ án quy hoạch này được
tích hợp giữa các đề án, đồ án,
quy hoạch ngành liên quan đến
bảo vệ môi trường, quy hoạch
xây dựng và quy hoạch sử dụng
đất. Từ đó, đảm bảo đáp ứng
yêu cầu về vị trí, quy mô xây
dựng các cơ sở hạ tầng bảo
vệ môi trường (nhà máy xử
lý, trạm quan trắc...).
Đến nay, TP đã xây dựng và
hoàn thành ba nhà máy xử lý
nước thải tập trung gồm: Nhà
máy xử lý nước Bình Hưng -
giai đoạn 1, công suất 141.000
m
3
/ngày; Nhà máy Bình Hưng
Hòa công suất 30.000m
3
/ngày;
Nhà máy Tham Lương - Bến
Cát (131.000 m
3
/ngày).
Dựkiếngiai đoạn2020-2025,
khi hoàn thành Nhà máy Bình
Hưng - giai đoạn 2 (469.000
m
3
/ngày), Nhà máy xử lý nước
thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè
(480.000 m
3
/ngày) và xây
dựng hoàn chỉnh hệ thống
cống bao Tham Lương - Bến
Cát phát huy công suất của
Nhà máy Tham Lương - Bến
Cát (131.000 m
3
/ngày), tỉ lệ
nước thải đô thị được xử lý
là 77,48%.
Ngoài ra, để góp phần xử
lý nước thải đô thị phát sinh,
các trạm xử lý của khu dân cư
trên địa bàn TP đã được xây
Xử phạt nhiều trường hợp xả nước thải
vào nguồn nước
Theo Sở TN&MT, hằng năm TP đều có kế hoạch kiểm tra,
thanh tra khoảng 200 đơn vị có hoạt động trong lĩnh vực tài
nguyên nước.
Trong đó, đã xử lý 120 trường hợp với tổng số tiền phạt hơn
13,9 tỉ đồng liên quan các hành vi khai thác, sử dụng nước
dưới tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước không có
giấy phép (thuộc trường hợp phải có giấy phép); khai thác tài
nguyên nước vượt lưu lượng cho phép; xả nước thải vượt lưu
lượng, quy chuẩn giấy phép được cấp.
Trong thời gian qua, TP không có phát sinh việc giải quyết
tranh chấp về tài nguyên nước.
Để góp phần xử lý
nước thải đô thị phát
sinh, các trạm xử lý
của khu dân cư trên
địa bàn TP đã được
xây dựng và đưa vào
hoạt động.
Nhàmáy xử lý nước thải BìnhHưng (huyện Bình Chánh). Ảnh: NQ
TP.HCMthường xuyên kiểmtra và xử lý nghiêm
những trường hợp gây ô nhiễmmôi trường nước. Ảnh: H.VŨ
1 nhà máy xử lý rác thải bị phạt hơn
500 triệu đồng, đình chỉ hoạt động
vì gây ô nhiễm
Ngày 4-10, UBND tỉnh Bến Tre có quyết định xử
phạt vi phạm hành chính với số tiền 510 triệu đồng
đối với Công ty cổ phần Xử lý rác thải Bến Tre;
đồng thời đình chỉ hoạt động nhà máy xử lý rác thải
Bến Tre kể từ ngày 20-10.
Thời hạn bị đình chỉ hoạt động nhà máy xử lý rác
thải Bến Tre là 7,5 tháng để khắc phục vi phạm.
Dự án nhà máy xử lý rác thải Bến Tre do Công ty
cổ phần Xử lý rác thải Bến Tre làm chủ đầu tư, xây
dựng mới trên diện tích 3,81 ha tại xã Hữu Định,
huyện Châu Thành (Bến Tre). Nhà máy được khởi
công vào đầu năm 2016, dự kiến hoàn thành sau 18
tháng thi công. Tuy nhiên, đã hơn bốn năm, chủ đầu
tư vẫn chưa hoàn thành việc xây dựng nhà máy xử
lý rác hoàn chỉnh.
Hàng trăm tấn rác thải được tập kết về nhà máy
rác mỗi ngày chưa được xử lý triệt để, tồn đọng
lượng lớn gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, ảnh
hưởng đến cuộc sống của hàng chục hộ dân xung
quanh nhà máy, gây bức xúc trong dân.
ĐÔNG HÀ
Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịchQuốc hội VươngĐìnhHuệ
khảo sát thực tế khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn vào ngày 2-10
vừa qua. Ảnh: VŨHỘI
Vì vậy năm 2021, tỉnh Đồng Nai đã duyệt điều
chỉnh quy hoạch của khu tái định cư Lộc An - Bình
Sơn. Số lô sau khi điều chỉnh là gần 6.500 lô, tăng
so với duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi là gần
1.500 lô.
Trong quá trình tổ chức kiểm đếm, bồi thường đối
với dự án đã phát sinh thêm nhiều trường hợp hộ
phụ phải bố trí tái định cư. Do đó, số hộ dân bố trí
tái định cư tăng lên là hơn 7.000 lô.
Vì vậy, UBND tỉnh Đồng Nai đã điều chỉnh cục
bộ quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 tại khu
dân cư tái định cư Lộc An - Bình Sơn để đảm bảo
với nhu cầu tái định cư cho người dân.
VŨ HỘI
dựng và đưa vào hoạt động.
Bên cạnh đó, TP.HCMcũng
tăng cường phối hợp với các
tỉnh giáp ranh, các đơn vị liên
quan trong công tác bảo vệ
môi trường, bảo vệ tài nguyên
nước, công trình thủy lợi; xây
dựng và triển khai thực hiện
quy chế phối hợp giữa các
tỉnh lân cận.
Ở cấp địa phương, chính
quyền cấp quận, huyện cũng
chủ động phối hợp, ký kết
các kế hoạch liên tịch phối
hợp trong công tác bảo vệ
môi trường, tài nguyên nước
với các huyện giáp ranh để xử
lý các trường hợp đổ rác thải
không đúng quy định.
Nhiều vướng mắc
khi thực hiện
Theo Sở TN&MT, bên
cạnh những kết quả đạt được,
trong thời gian qua ngành môi
trường TP đã gặp nhiều khó
khăn, vướng mắc trong công
tác triển khai thi hành Luật
Tài nguyên nước.
Cụ thể, hiện nay chưa có
khung pháp lý, quy định cụ
thể cho hoạt động bảo đảm an
ninh nguồn nước, an toàn cho
nguồn nước trong bối cảnh
tác động của biến đổi khí hậu,
nguy cơ suy thoái nguồn nước,
ô nhiễm nguồn nước. Tỉ lệ thất
thoát nước trong công tác cấp
nước còn cao; hiệu quả sử dụng
nước thấp.
Một sốnội dungvề danhmục
thu phí hoạt động tài nguyên
nước được quy định tại Luật
Phí, lệ phí, Luật Tài nguyên
nước và các quy định hướng
dẫn thực hiện chưa thống nhất
tên gọi, nội dung thu, dẫn đến
khó khăn trong quá trình triển
khai thực hiện.
Từ những khó khăn trên, Sở
TN&MT kiến nghị bổ sung
quy định về an ninh tài nguyên
nước; an ninh nguồn nước cho
cấp nước sinh hoạt, đảmbảo sử
dụng nước tiết kiệm, hiệu quả,
phòngngừaônhiễmnguồnnước
và ngăn ngừa, phòng chống
thảm họa liên quan đến nước.
Lược bỏ các quy định liên
quanđến cấpgiấyphépxả nước
thải vào nguồn nước trongLuật
Tài nguyên nước năm 2012 do
nội dung này đã được tích hợp
trong Luật Bảo vệ môi trường
năm 2020.
Thống nhất tên gọi, nội dung
thu trong danhmục thu phí hoạt
động tài nguyên nước tại Luật
Phí, lệ phí năm 2015, Luật Tài
nguyên nước và các quy định
liên quan…•
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook