227-2022 - page 9

9
ÔngNguyễn Toàn Thắng, Giámđốc Sở TN&MT, giải trình tại cuộc họp. Ảnh: VH
Kiến nghị bỏ kế hoạch sử dụng
đất hằng năm
Theo Sở TN&MT, TP.HCMchỉ sử dụng quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch sử dụng đất 10 năm
và kế hoạch sử dụng đất nămnăm là đủ.
VIỆTHOA
“V
ới nhiều vướng mắc,
bất cập trong công tác
thực hiện kế hoạch
sử dụng đất (SDĐ) hằng năm
nên rất khó để hoàn thành
công tác này trước ngày 31-12
của năm trước để làm cơ sở
thực hiện cho năm sau” - ông
Nguyễn Toàn Thắng, Giám
đốc Sở TN&MT TP.HCM,
cho biết tại buổi giám sát của
Ban đô thị, HĐNDTP về việc
thực hiện công tác thu hồi
đất, chuyển mục đích SDĐ
đối với các dự án đã có nghị
quyết của HĐND TP.
Các quận,
huyện gặp khó
Theo bà Nguyễn Thị Thanh
Vân, Trưởng ban Đô thị,
HĐND TP, kế hoạch SDĐ
hằng năm tại các quận, huyện
năm nào cũng chậm trễ. Theo
quy định, kế hoạch SDĐ cấp
huyện của năm nay thì sẽ phải
được duyệt vào ngày 31-12
của năm trước. Tuy nhiên, đa
phần kế hoạch SDĐ của các
quận, huyện và TP Thủ Đức
được duyệt vào quý II, quý
III hằng năm. Thậm chí, đến
thời điểm này là quý IV, sắp
hết năm nhưng kế hoạch SDĐ
vẫn chưa được duyệt.
ÔngKhaVănPhước,Trưởng
phòng TN&MT huyện Cần
Giờ, cho biết riêng khâu đấu
thầu lựa chọn đơn vị tư vấn
lập kế hoạch SDĐ, niêm yết
công khai đã hơn hai tháng.
Tổng hợp nhu cầu SDĐ của
tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
phải kéo dài cả tháng. Có khi
kéo dài cả tháng chưa xong vì
khi thông báo đến hộ gia đình,
cá nhân không phải ai cũng ở
Theo bà Nguyễn Thị
Thanh Vân, Trưởng
ban Đô thị, HĐND
TP, kế hoạch SDĐ
hằng năm tại các
quận, huyện năm
nào cũng chậm trễ.
Đề xuất hủy bỏ 302 dự án treo
tại TP.HCM
Theo Sở TN&MT, từ năm 2016 đến năm 2020 có 1.445 dự án
được HĐND TP ban hành nghị quyết thông qua công tác thu
hồi đất, chuyểnđổimục đích SDĐ.Trong sốnày, 302dự ánđang
được rà soát để đưa ra khỏi nghị quyết vì quá ba năm đăng
ký kế hoạch SDĐ nhưng chưa triển khai (chiếm 21%); 741 dự
án đang triển khai (51%) và 402 dự án đã hoàn thành (28%).
Các dự án chậm triển khai do phụ thuộc vào việc cân đối
nguồn vốn ngân sách, tài chính của chủ đầu tư để thực hiện
bồi thường và thực hiện dự án; công tác bồi thường còn nhiều
khó khăn về phương án, giá…
Giám đốc Sở TN&MT Nguyễn Toàn Thắng cho biết sở phối
hợp với các địa phương rà soát kịp thời để trình cấp thẩm
quyền điều chỉnh hủy bỏ các dự án quá ba năm chưa thực
hiện ra khỏi các nghị quyết trước đây, để đảm bảo quyền lợi
cho người dân có nhà, đất bị ảnh hưởng bởi dự án.
Tuy nhiên, hiện nay chưa có tiêu chí phân loại dự án nào
được chuyển tiếp, dự án nào phải điều chỉnh, hủy bỏ.Thêmvào
đó, dự án đưa ra khỏi kế hoạch SDĐ nhưng quy hoạch không
được điều chỉnh thì quyền lợi của người dân vẫn bị ảnh hưởng.
Trao đổi với PV, lãnh đạo Công ty TNHH MTV Dịch vụ
công ích Thanh niên xung phong TP.HCM xác nhận đã đình
chỉ công tác đối với phó giám đốc Xí nghiệp Quản lý phà Cát
Lái. Thời gian tạm đình chỉ là 15 ngày.
Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích Thanh niên xung
phong TP.HCM cho biết lý do đình chỉ là để làm tường trình
lại những sai sót trong quá trình công tác. Từ đó, để đơn vị
có cơ sở xem xét xử lý. Bên cạnh đó, đơn vị này cũng sẽ tạm
ngừng công tác với bảy nhân viên khác và yêu cầu làm tường
trình, báo cáo các vấn đề có liên quan.
Về phương án giải quyết, Công ty TNHH MTV Dịch vụ
công ích Thanh niên xung phong TP.HCM cho biết đơn vị
xin nghiêm túc tiếp thu thông tin phản ánh và tiến hành các
biện pháp xử lý, chấn chỉnh. Cụ thể, công ty đã triển khai,
quán triệt lại nhân viên bán, kiểm soát vé thực hiện nghiêm
túc quy trình bán vé điện tử qua phà.
Bên cạnh đó là nghiêm cấm các hành vi trục lợi khi thực
hiện nhiệm vụ, gây thất thoát doanh thu, ảnh hưởng đến uy tín
của công ty. Công ty cũng bố trí riêng biệt khu vực bán thẻ, thu
thẻ, quẹt thẻ đảm bảo đúng quy trình; bổ sung lắp đặt camera
giám sát thao tác của nhân viên khi thực hiện nhiệm vụ.
Song song đó, đơn vị quản lý cũng mở rộng và lắp đặt
thêm mái che luồng xe máy bên phía Đồng Nai để tăng thêm
diện tích khu vực chờ xe máy. Như
Pháp Luật TP.HCM
đã
thông tin, trước đó báo chí phản ánh về tình trạng “thu tiền
lụi” tại phà Cát Lái khi có ba thanh niên mặc áo xanh thu vé
với mức phí từ 4.000 đến 6.000 đồng/lượt nhưng không phát
thẻ từ (vé điện tử). Sau đó các cơ quan quản lý đã vào cuộc
làm rõ.
ĐÀO TRANG
Vụ“quên” quẹt thẻ ởphàCát Lái: Tạmđình chỉ công tác nhiềungười
Công ty TNHHMTVDịch vụ công íchThanh niên xung phong TP.HCMcho biết đơn vị đã tạm thời đình chỉ công tác
támnhân viên ở phà Cát Lái để làm rõ nhiều vấn đề.
Công ty TNHHMTVDịch vụ công ích Thanh niên xung phong
TP.HCMcho biết đơn vị xin nghiêmtúc tiếp thu thông tin phản ánh
và tiến hành các biện pháp xử lý, chấn chỉnh. Ảnh: ĐÀOTRANG
nhà để tiếp nhận thông tin.
Theo ông Phước, cái khó
nữa của huyện Cần Giờ là phải
chờ các dự án, công trình trọng
điểm, cấp bách của huyện được
cấp vốn thì mới đưa được vào
kế hoạch SDĐ. “Đây là các dự
án trọng điểm, cấp bách không
thể không chờ. Vì nếu không
đưa vào kế hoạch SDĐ hằng
năm, khi có vốn thì không thể
giao đất” - ông Phước nói.
Thêm vào đó, quá trình lập
kế hoạch SDĐ phải thông qua
hội đồng thẩm định gồm hơn
10 sở, ngành. Khi chờ các đơn
vị này có ý kiến bằng văn bản
cũng phải cả tháng trời. Sau
khi chuyển kế hoạch SDĐ lên
Sở TN&MT, sở này phải thẩm
định, yêu cầu quận, huyện bổ
sung, chỉnh sửa. Sau khi hoàn
thiện mới trình TP xem xét
thông qua.
Ông Phước cho biết huyện
Cần Giờ thường đến tháng 11
là bắt đầu lập kế hoạch SDĐ,
trình Sở TN&MT chậm nhất
là tháng 2. “Với nhiều bất cập
như hiện nay thì không quận,
huyện nào có thể hoàn thành
trước ngày 31-12 hằng năm”
- ông Phước nói.
Ông Nguyễn Minh Chánh,
Phó Chủ tịch UBND quận 12,
cũng cho rằng địa phương này
cũng gặp phải những vấn đề
tương tự như huyện Cần Giờ.
Vì vậy, việc hoàn thành kế
hoạch SDĐ cuối năm trước
để thực hiện trong năm sau
là không thể.
Vì sao chậm
phê duyệt kế hoạch
sử dụng đất
Giải trình về việc chậm phê
duyệt kế hoạch SDĐ, ông
Nguyễn Toàn Thắng cho biết
hiện nay công tác này chậm
chủ yếu là do ba khâu.
Thứ nhất là khâu đấu thầu
lựa chọn đơn vị tư vấn lập kế
hoạch SDĐ. Ở khâu này liên
quan đến tài chính nhưng nhiều
khi đơn vị thực hiện lại không
có chuyên môn, trong khi đó
thông tư quy định về nội dung
này lại thay đổi liên tục. Mới
đây nhất là Thông tư 11/2022
vừa được ban hành để thay thế
Thông tư 136 trước đó.
“Ngay ở khâu đầu tiên là
quận, huyện đã bế tắc rồi,
nhiều khi lựa chọn hoài chưa
chọn được đơn vị tư vấn chứ
chưa nói đến phải hoàn thiện
kế hoạch SDĐ để chuyển lên
sở. Đây là khâu quận, huyện
thườngbị chậmnhất vàTPcũng
phải chờ các quận, huyện” -
ông Thắng nói.
Khâu thứ hai khi đã chọn
được đơn vị tư vấn rồi, nhiều
địa phương phải thông qua
ban thường vụ hoặc thông
qua HĐND vì đối với các
địa phương, kế hoạch SDĐ
hằng năm là cơ sở rất quan
trọng trong việc phát triển
kinh tế - xã hội. Trong khi đó,
theo ông Thắng, việc chuyển
qua ban thường vụ hay qua
HĐND không có trong quy
trình, thủ tục.
Khâu thứ ba theo ôngThắng
là quá trình duyệt các dự án thì
quận, huyện muốn chờ một số
dự án được cấp vốn để đưa vào
kế hoạch SDĐ. Vì nếu đưa dự
án ra khỏi kế hoạch SDĐ mà
sau đó dự án được ghi vốn thì
không có cơ sở để triển khai.
Bởi theo quy định của Luật
Đất đai, một trong những điều
kiện để thực hiện dự án là phải
có trong kế hoạch SDĐ hằng
năm được duyệt.
ÔngThắngchorằngvớinhững
bất cập, vướng mắc như hiện
nay thì rất khó để phê duyệt kế
hoạch sử dụng đất hằng năm
trước ngày 31-12. Theo ông
Thắng, TP.HCM cũng đã từng
kiến nghị Bộ TN&MT bỏ việc
lập kế hoạch SDĐ hằng năm.
Lý do là hiện nay TP đã có
kế hoạch SDĐ năm năm được
duyệt, có quy hoạch SDĐ kỳ
10 năm và có quy hoạch xây
dựng đô thị. Vì vậy, ôngThắng
cho rằng lập kế hoạch SDĐ rất
có thể là mang tính hình thức.
Trong khi đó, cả TP, sở, ngành
và địa phương hằng năm đều
phải lo tập trung để lập, thẩm
định và phê duyệt kế hoạch
SDĐ. Vừa làm xong kế hoạch
SDĐ của năm nay đã chuẩn bị
để lập, thẩm định, phê duyệt
kế hoạch SDĐ của năm sau,
rất mất thời gian và lãng phí.
ÔngThắngchobiếtSởTN&MT
đã kiến nghị Bộ TN&MT đưa
nội dung này vào chương trình
sửa đổi Luật Đất đai sắp tới.•
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook