249-2022 - page 5

5
Thời sự -
ThứHai 31-10-2022
Hài hòa lợi íchNhànước,
người dânvàdoanhnghiệp
Một trong những điểm mới
của dự thảo Luật Đất đai (sửa
đổi) là công tác thanh tra, kiểm
tra, thiết lập kỷ luật, kỷ cương,
phòng chống thamnhũng, tiêu
cực trong quản lý đất đai; giảm
tranhchấp,khiếunại,tốcáoliên
quan đến đất đai bằng các quy
định cụ thể về kiểm toán đất
đai; theodõi, bổ sunghình thức
đốithoại,hòagiảitạitòaán;quy
định thẩm quyền của cơ quan
giải quyết tranh chấp đất đai…
tiễn cuộc sống
nếu được thông qua, liệu có
khắc phục được những mâu
thuẫn, chồng chéo với các
luật này không?
+ Chính phủ đã tiến hành
rà soát 112
luật, bộ luật có
quan hệ với dự thảo Luật Đất
đai; xác định 88 luật, bộ luật
có chứa đựng quy phạm đất
đai, trong đó 22 luật, bộ luật
có nội dung chồng chéo, mâu
thuẫn. Trên cơ sở đó, Chính
phủ sửa đổi, bổ sung trong
Luật Đất đai những nội dung
thuộc phạm vi điều chỉnh
của Luật Đất đai; đồng thời
bổ sung quy định tại Điều 4
về áp dụng pháp luật đối với
trường hợp có sự khác nhau
giữa quy định của luật này
với các luật khác.
Chính phủ cũng chỉ đạo
sửa đổi các quy định trong
Luật Giá, Luật Đấu thầu đang
trình QH. Chính phủ sẽ tiếp
tục trình QH xem xét sửa
đổi các luật có liên quan để
đảm bảo tính đồng bộ, thống
nhất khi Luật Đất đai được
thông qua.
Cầu thị lắng nghe,
dự báo các tác động
.
Thưa Bộ trưởng, Luật Đất
đai là dự luật quan trọng,
giải pháp nào để đảm bảo
tính khả thi của dự án luật,
tác động tích cực đến phát
triển kinh tế?
+
Đây là vấn đề hết sức quan
trọng mà QH, Chính phủ đặt
ra trong quá trình xây dựng
dự án luật này.
Ngay từkhâuxác định chính
sách, như tôi đã nói ở trên, đã
được thực hiện một cách kỹ
lưỡng từ BCHTƯ, Bộ Chính
trị, QH, Chính phủ xuất phát
từ tổng kết Nghị quyết 19-NQ/
TWvà thi hành Luật Đất đai,
những vấn đề đặt ra đối với
phát triển đất nước để xem
xét những chính sách cần sửa
đổi, bổ sung hoàn thiện, được
khảo sát, lấy ý kiến tham vấn
các địa phương, tổ chức.
Chính phủ đã thành lập
ban chỉ đạo, ban soạn thảo, tổ
biên tập với sự tham gia của
đại diện các ban, bộ, ngành,
TAND Tối cao, VKSND Tối
cao, MTTQViệt Nam, các tổ
chức chính trị - xã hội, VCCI,
các địa phương. Huy động sự
tham gia rộng rãi của các nhà
quản lý, nhà khoa học, chuyên
gia lập pháp trong quá trình
xây dựng, đóng góp phản biện
cho dự án luật.
Ban soạn thảo triển khai
các đoàn khảo sát, làm việc,
lấy ý kiến các địa phương,
trong đó có sự tham gia của
cấp huyện, các tổ chức có
liên quan. Tổ chức rất nhiều
hội nghị, hội thảo, tọa đàm,
đăng tải lấy ý kiến các bộ,
ngành, địa phương chuyên
gia, nhà khoa học, đối tượng
tác động...
Dự án luật trình QH là kết
quả của trí tuệ, đóng góp của
hệ thống chính trị. Trên cơ sở
ý kiến thảo luận của QH tại
kỳ họp này, Chính phủ sẽ tiếp
thu hoàn thiện để lấy ý kiến
nhân dân.
Những việc phải làm
sau kỳ họp Quốc hội
.
Tại kỳ họp này QH dành
thời lượng rất lớn cho thảo
luận về dự án luật này,
ông
mong muốn gì từ các đại biểu
(ĐB) QH?
+
Tôi luôn hiểu rằng điều
mong mỏi của QH, của người
dân, doanh nghiệp hiện nay
là thông qua sửa đổi luật lần
này sẽ giải quyết được những
vướng mắc, tồn tại hiện nay
trong quản lý đất đai.
Đất đai là tài nguyên đặc
biệt của quốc gia, là tư liệu
sản xuất cơ bản, là không
gian phát triển và là nguồn
lực to lớn của đất nước. Luật
Đất đai sửa đổi lần này không
chỉ giải quyết khó khăn, mà
mục tiêu là phải tạo ra đột phá
mới, động lực mới cho phát
triển kinh tế - xã hội.
Vì thế, ở lần thảo luận này
có rất nhiều vấn đề cần phân
tích, đánh giá, từ những yêu
cầu phát triển, thực tiễn sinh
động, kinh nghiệm lập pháp
của các ĐBQH. Tôi mong
muốn sẽ nhận được các ý
kiến thẳng thắn, tâm huyết
của các ĐBQH về những tồn
tại, vướng mắc và các giải
pháp để việc sửa đổi lần này
đạt được mục tiêu cao nhất,
đặc biệt là những vấn đề khó
như là giá đất, chính sách kinh
tế, tài chính, thu hồi đất, bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư.
.
Dự kiến dự án luật này sẽ
được QH xem xét thông qua
tại ba kỳ họp, xin ông cho biết
về kế hoạch sau kỳ họp này?
+ Chính phủ đã xây dựng
kế hoạch hết sức cụ thể về
tiến trình xây dựng, trình QH
xemxét, thông qua dự án Luật
Đất đai (sửa đổi).
Ngay sau kỳ họp thứ tư,
Chính phủ sẽ khẩn trương
nghiên cứu, tiếp thu ý kiến
của ĐBQH để hoàn thiện
dự án luật, báo cáo Ủy ban
Thường vụ QH những vấn
đề lớn trong giải trình tiếp
thu dự thảo luật tại phiên họp
thứ 18 trong tháng 12-2022.
Trình Ủy ban Thường vụ
QH ban hành nghị quyết về
việc lấy ý kiến nhân dân đối
với toàn bộ dự thảo luật. Tổ
chức lấy ý kiến nhân dân trong
tháng 1 và 2-2023.
Tiếp thu ý kiến nhân dân,
hoàn thiện hồ sơ dự án luật
gửi Ủy ban Kinh tế, Hội
đồng Dân tộc và các ủy ban
của QH thẩm tra trước ngày
1-4-2023; hoàn thiện trình
Ủy ban Thường vụ QH trước
ngày 12-4-2023. Tại kỳ họp
thứ năm, QH tiếp tục cho ý
kiến hoàn thiện.
Dự thảo luật sẽ được xem
xét thông qua tại kỳ họp thứ
sáu vào tháng 10-2023.
Với việc tổ chức lấy ý kiến
nhân dân, dự thảo luật được
kỳ vọng sẽ đáp ứng yêu các
mục tiêu đặt ra, phản ánh hơi
thở thực tiễn cuộc sống, đáp
ứng được nguyện vọng của
cử tri và nhân dân.
. Xin cám ơn Bộ trưởng.•
Tiêu điểm
Một vấn đề được người dân, doanh
nghiệp hết sức quan tâm đó là giải quyết
hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người
dân và doanh nghiệp trong bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư (TĐC). Vấn đề này
cũng đã được thể hiện trong dự thảo
Luật Đất đai sửa đổi.
Dự luật đã hoàn thiện đồng bộ các
chính sách nhằm giải quyết hài hòa lợi
ích giữa người có đất bị thu hồi với Nhà
nước và nhà đầu tư:
Thứ nhất, quy định rõ nội hàm dự án
phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc
gia, công cộng; các trường hợp thu hồi
đất; điều kiện, tiêu chí thu hồi đất để
công khai, minh bạch trong thực thi và
giám sát.
Thứ hai, hoàn thiện các quy định về
định giá đất để giá bồi thường cho người
sử dụng đất đảm bảo phù hợp với giá
thị trường. Đa dạng các hình thức bồi
thường về đất đối với hộ gia đình, cá
nhân như ngoài việc bồi thường bằng đất
có cùng mục đích, bằng tiền thì có thể
được bồi thường bằng đất khác mục đích
hoặc nhà ở nếu địa phương còn quỹ đất,
quỹ nhà ở và người sử dụng đất có nhu
cầu. Nếu phải giải tỏa nhà ở, công trình
phục vụ sinh hoạt gắn liền với đất của
hộ gia đình, cá nhân thì được bồi thường
bằng giá trị xây dựng mới của nhà ở,
công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương
đương.
Thứ ba, trước khi chuyển dịch đất đai
cần lập phương án bồi thường, hỗ trợ,
TĐC để đi trước một bước, để lo ổn định
đời sống, TĐC khi thu hồi đất. Trong đó
phương án TĐC sẽ gồm địa điểm, quy
mô quỹ đất, quỹ nhà TĐC, thiết kế, diện
tích từng lô đất, căn hộ, giá đất, giá nhà
TĐC để nhân dân biết. Hội đồng bồi
thường, hỗ trợ, TĐC có sự tham gia của
đại diện HĐND, MTTQ Việt Nam, đại
diện của người sử dụng đất có đất bị thu
hồi; trách nhiệm và cách thức tổ chức
họp dân, tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý
kiến của người dân để đảm bảo dân chủ,
khách quan, minh bạch, sự tham gia của
các bên liên quan trong bồi thường, hỗ
trợ, TĐC.
Thứ tư, cụ thể hóa nguyên tắc “có chỗ
ở, đảm bảo thu nhập và điều kiện sống
bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ” thông qua
quy định tiêu chí khu TĐC về hạ tầng
kỹ thuật: giao thông, điện, hệ thống cấp/
thoát nước, thông tin liên lạc, xử lý môi
trường; hạ tầng xã hội: đảm bảo trường
học, dịch vụ y tế, nhà văn hóa, khu thể
thao, chợ, khu thương mại - dịch vụ. Địa
điểm TĐC theo thứ tự ưu tiên tại địa
bàn xã/phường/thị trấn nơi có đất bị thu
hồi; tại địa bàn quận/huyện/thị xã/TP
thuộc tỉnh, TP thuộc TP trực thuộc trung
ương nơi có đất thu hồi, địa bàn khác có
điều kiện tương đương tại địa bàn quận/
huyện/thị xã/TP thuộc tỉnh, TP thuộc TP
trực thuộc trung ương nơi có đất thu hồi
không có đất để bố trí TĐC.
Trường hợp người có đất ở bị thu hồi,
nhà ở chung cư được bố trí TĐC mà tiền
bồi thường về đất ở không đủ để mua
một suất TĐC tối thiểu thì được Nhà
nước hỗ trợ tiền đủ để mua một suất
TĐC tối thiểu.
Thứ năm, ngoài chính sách bồi thường,
dự thảo luật cũng quy định các chính
sách hỗ trợ ổn định đời sống, đào tạo,
chuyển đổi nghề nghiệp; hỗ trợ đảm bảo
sinh kế cho đối tượng yếu thế, tuổi cao,
bệnh tật không có khả năng lao động
để không ai bị bỏ lại phía sau trong quá
trình chuyển dịch đất đai; đối với doanh
nghiệp bị ảnh hưởng đến sản xuất, kinh
doanh có hỗ trợ cho thuê đất để tiếp tục
sản xuất, kinh doanh; điều tiết hài hòa
giá trị địa tô do quy hoạch, chuyển mục
đích cho người có đất bị thu hồi.
Thứ sáu, tách bạch rõ giá trị mà người
sử dụng đất phải được hưởng theo mục
đích sử dụng; giá trị thuộc về Nhà nước
do quy hoạch, chuyển đổi mục đích sử
dụng đất, do đầu tư công trình hạ tầng;
giá trị chênh lệch do đầu tư vào đất, hạ
tầng, phát triển đô thị, do thương hiệu…
thuộc về nhà đầu tư; trong trường hợp
góp đất chỉnh trang đô thị, phát triển hạ
tầng thì người dân được hưởng.
Ông
TRẦN HỒNG HÀ
,
Ủy viên
Trung ương Đảng,
Bộ trưởng Bộ TN&MT
Bộ trưởng Bộ TN&MT TrầnHồngHà. Ảnh: QH
1,2,3,4 6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook