249-2022 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 31-10-2022
Luật & đời
(Tiếp theo trang 1)
Trộmbị phạt
hành chính, người
đánh trộmbị phạt tù
Nam thanh niên dùng gậy tre đánh gãy xương sườn người phụ nữ
bẫy trộm cua nên bị phạt tù, còn người trộm cua bị phạt hành chính.
HĐXX cho rằng có đủ cơ sở
xác định kết luận thương
tích của bị hại 21% là có
căn cứ.
Nguyễn VănĐấu khi nhận bản án. Ảnh: TRẦNVŨ
Từng hủy án sơ thẩm để làm rõ kết quả giám định
Trước đó, xử phúc thẩm lần một vào ngày 23-6-2021, TAND tỉnh Cà Mau đã hủy
án sơ thẩm, trả hồ sơ để điều tra lại nhằm làm rõ kết quả giám định thương tích
của bà Thạch. Tuy nhiên, phía VKSND huyện Cái Nước không đồng ý giám định lại
vì cho rằng đã giám định đúng quy trình, không có cơ sở để giám định lại.
TRẦNVŨ
T
AND tỉnhCàMau vừa ban hànhBản
án hình sự phúc thẩm số 136/2022,
tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Đấu
(33 tuổi, huyện Cái Nước, Cà Mau)
một năm tù về tội cố ý gây thương tích.
Bị phạt tù vì đánh người bẫy
trộm cua
Theo đó, lúc 0 giờ ngày 13-9-2019,
anh Nguyễn Văn Kiếm ở ấp Tân Tạo
(xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước)
đi kiểm tra thì phát hiện có trộm đặt
rập cua (bẫy cua - PV) trong vuông
tôm của mình.
Do bị mất cua nhiều lần nên anh
Kiếm huy động người dân gần nhà tổ
chức canh bắt trộm, trong đó có em ruột
là bị cáo Đấu. Đấu núp trong một bụi
rậm, cách nơi có rập cua lạ 16 m, những
người khác núp bên kia bờ vuông, cũng
trong những bụi rậm, lùm cây.
Khoảng 1 tiếng sau, bà Hồ Thị Thạch
là hàng xóm sống gần đó xuất hiện, đi
đến đúng chỗ rập cua lạ, kéo rập cua
lên. Đấu phóng ra từ bụi rậm, đánh bà
Thạch một cây vào lưng.
Bà Thạch bỏ chạy khoảng 6 m thì vấp
té vào đám dừa nước. Đấu bỏ cây, khóa
tay, đè bà Thạch xuống đất khống chế.
Bà Thạch kêu lớn để chồng chạy ra.
Những người bên kia bờ vuông cùng
canh bắt trộm với Đấu cũng lội kênh
qua. Bà Thạch được thả ngay khi mọi
người đến, không có đánh đập thêm.
Phía anh Kiếm báo công an đến xử lý
vụ trộm. Bà Thạch bị xử phạt hành chính
về tội trộm. Tuy nhiên, bà Thạch cũng
tố giác việc Đấu đánh bà. Sau đó, Đấu
bị khởi tố về tội cố ý gây thương tích.
Tháng 3-2021, TAND huyện Cái
Nước xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo
một năm tù. Bản án sau đó bị tòa phúc
thẩm tuyên hủy để điều tra lại. Xử sơ
thẩm lần hai vào tháng 6-2022, TAND
huyện Cái Nước giữ nguyên mức án
một năm tù đối với bị cáo Đấu.
Bị cáo kháng cáo, yêu cầu giám định
lại thương tích của bị hại và xin cho bị
cáo được hưởng án treo. Bị cáo cho rằng
chỉ dùng cây tre đánh bị hại một cái vào
lưng nên không gây ra thương tích 21%.
Bị hại Thạch không kháng cáo nhưng
có đơn thể hiện ý kiến đối với kháng
cáo, yêu cầu tăng án đối với bị cáo,
làm rõ hành vi phạm tội của người liên
quan là anh Kiếm và minh oan hành vi
trộm của bị hại.
Kết quả khác nhau giữa các
lần giám định
Vụ án đã trải qua bốn phiên tòa với
nhiều lần trả hồ sơ để điều tra làm rõ
việc bà Thạch bị Đấu đánh đã gây gãy
bao nhiêu xương sườn.
Trước tiên, phải thấy là các giấy tờ tối quan trọng
của mỗi cá nhân đang mỗi giấy một kiểu gây ra nhiều
hệ lụy. Nếu giấy khai sinh cấp theo quy định cũ chỉ
ghi nơi sinh, không ghi quê quán thì giấy khai sinh
hiện tại có ghi cả nơi sinh và quê quán. Nếu hộ chiếu
cấp trước khi có Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công
dân Việt Nam 2019 có ghi nơi sinh thì hộ chiếu cấp
theo luật này lại bỏ phần ghi nơi sinh. Với CCCD
(trước đây là CMND) thì không ghi nơi sinh, chỉ ghi
quê quán.
Từ chỗ lúc không, lúc ghi (hay ngược lại) mà nhiều
người dân đã hết sức vất vả, khổ sở với nhiều thủ tục
hành chính. Chẳng hạn, nhiều người phải méo mặt
cải chính hộ tịch để bổ sung phần quê quán ở khai
sinh và để còn làm được các thủ tục khác nhất định
phải có giấy khai sinh hợp chuẩn. Hay vừa rồi đã
có rất nhiều công dân Việt Nam bị nhiều nước trong
khu vực Schengen (gồm 26 quốc gia châu Âu)… từ
chối cấp visa do họ sử dụng mẫu hộ chiếu mới không
có thông tin về nơi sinh gây khó khăn cho các nước
trong việc xác minh danh tính.
Điều đáng quan tâm là nếu nơi sinh rất dễ xác định
thống nhất thì định nghĩa về quê quán lại khá mơ hồ.
Nơi sinh là nơi được sinh ra. Theo quy định hiện
hành, nếu trẻ em sinh tại bệnh viện, nhà hộ sinh, trạm
y tế… thì nơi sinh là tên cơ sở y tế và địa chỉ trụ sở
cơ sở y tế đó. Nếu trẻ em sinh ngoài cơ sở y tế, bao
gồm trường hợp sinh tại nhà, sinh trên phương tiện
giao thông, trên đường hoặc tại địa điểm khác thì nơi
sinh là địa danh hành chính thực tế, nơi trẻ em sinh
ra (ghi đủ ba cấp đơn vị hành chính). Trường hợp trẻ
em sinh ra ở nước ngoài thì nơi sinh được ghi theo
tên TP và tên quốc gia, nơi trẻ em được sinh ra…
Với quê quán, dù trải qua thời gian rất dài nhưng
đến giờ quê quán là gì thì vẫn không có văn bản
pháp lý nào quy định. Vì lẽ này, mọi người cứ hiểu
theo thông lệ “quê quán” là quê, nguồn gốc, xuất xứ
của công dân. Cụ thể hơn, với mỗi con người thì quê
quán chính là gốc gác, xuất xứ của cha, mẹ.
Luật Hộ tịch 2014 cũng chỉ quy định cách ghi về
quê quán. Theo luật này, “quê quán của cá nhân
được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo
thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi
trong tờ khai khi đăng ký khai sinh”.
Từ đó, một vấn đề cần được đặt ra tiếp theo: Nếu
không thể đưa ra được khái niệm về quê quán thì các
cơ quan có thẩm quyền đang quản lý thông tin này
theo kiểu gì? Nếu thông tin về công dân (trong đó có
thông tin về quê quán với cách ghi nêu trên) đã được
các cơ quan chức năng thu thập, cập nhật vào cơ sở
dữ liệu quốc gia về dân cư thì trên CCCD… có cần
thiết phải dành chỗ ghi quê quán nữa không?
Chưa hết, phải giải thích sao cho ổn thỏa khi đối
với nhiều quốc gia thông tin về nơi sinh khá quan
trọng vì có liên quan trực tiếp cá nhân, giúp phân
biệt cá nhân này với cá nhân khác nhưng CCCD của
Việt Nam chỉ ghi quê quán và hộ chiếu của Việt Nam
thì lại không ghi nơi sinh?
Cần lưu ý thêm là để tạm thời cứu vãn thiếu sót về
nơi sinh trong hộ chiếu nhằm tạo thuận lợi cho công
dân Việt Nam được phép nhập cảnh các nước, Bộ
Công an đã phải có giải pháp tình thế. Đó là bị chú
nơi sinh trong hộ chiếu mẫu mới. Thời gian tới, bộ
này sẽ báo cáo Chính phủ, Quốc hội để có thể chính
thức đưa mục nơi sinh vào trong thông tin của các
loại hộ chiếu.
Trở lại vấn đề chính: Giấy tờ hộ tịch gốc, CCCD,
hộ chiếu… sẽ thống nhất ghi nơi sinh (thay quê quán)
hay cứ giữ nguyên như hiện tại?
Sự cố hộ chiếu Việt Nam bị từ chối ắt đã giúp các
cơ quan chức năng có được bài học đắt giá về năng
lực làm chính sách thời hội nhập. Đó là vì sự quan
trọng không thể chối cãi như đã nêu ở trên nên nơi
sinh sẽ được các giấy tờ nói trên thống nhất ghi
nhận. Đổi lại, quê quán sẽ phải được định nghĩa rõ
ràng và chỉ cần được lưu giữ trong cơ sở dữ liệu
quốc gia về dân cư là được rồi.
THU TÂM
Giấy tờ tùy thân: Bỏghi
quê quán, được không?
Theo hồ sơ và kết luận tại các bản án,
ngày 13-9-2019, ngay sau khi bị Đấu
đập một cây vào lưng, bà Thạch nhập
viện tại BV đa khoa huyện Cái Nước.
Bệnh viện thăm khám, chụp phim xác
định chưa ghi nhận bất thường, chỉ chấn
thương phần mềm, không ghi nhận có
việc gãy xương sườn.
Tám ngày sau, ngày 21-9-2019, bà
Thạch đi chụp CT-scanner tại BVMedic
Cà Mau thì có kết quả bị gãy xương
sườn số 11.
Hai tháng sau đó, ngày 12-11-2019,
BV đa khoa Hoàn Mỹ Minh Hải chụp
CT-scanner thể hiện kết quả bà Thạch bị
gãy ba xương sườn số 9, 10, 11 và gãy
mõn ngang L1, L2 bên phải có tạo cal.
Tại các phiên tòa, bị hại Thạch luôn
kêu oan vì bị xử phạt hành vi trộm cua,
đồng thời đề nghị phạt tù nặng đối với
bị cáo Đấu.
Bị cáo Đấu không kêu oan vì cây
tre dùng đánh bà Thạch đã được giám
định là hung khí nguy hiểm. Tuy nhiên,
bị cáo phản ứng về kết quả khác nhau
giữa các lần giám định của bị hại. Bị
cáo cho rằng theo giám định thì xương
sườn của bị hại “gãy từ từ và lây lan”
nên yêu cầu giám định lại.
Theo bị cáo, trường hợp bà Thạch chỉ
chấn thương phần mềm như kết luận
của BV đa khoa huyện Cái Nước và cả
trường hợp chấn thương phần mềm, gãy
xương sườn số 11 như kết luận tại BV
Medic Cà Mau, tỉ lệ thương tật của bà
Thạch dưới 11%. Khi đó, bị cáo sẽ được
xét ở khung 1 Điều 134, khả năng cao
được hưởng án treo.
Còn với kết quả giám định lần thứ ba
của BV đa khoa Hoàn Mỹ Minh Hải, tỉ
lệ thương tật của bà Thạch lên đến 21%,
bị cáo bị xét xử ở khung hình phạt không
thể được hưởng án treo.
Tại phiên phúc thẩmmới đây, HĐXX
cho rằng căn cứ vào hai công văn của
Trung tâm Giám định pháp y tỉnh Cà
Mau, có đủ cơ sở xác định kết luận
thương tích của bị hại Thạch 21% là
có căn cứ, phù hợp với kết quả chụp
CT-scanner của BV Medic Cà Mau và
BV đa khoa Hoàn Mỹ Minh Hải.
Tuy nhiên, bị cáo cho rằng không tâm
phục khẩu phục với bản án và đang đề
nghị giám đốc thẩm.•
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook