249-2022 - page 8

8
Đô thị -
ThứHai 31-10-2022
HUYVŨ
D
ự án đường vành đai
2 được quy hoạch từ
năm 2007 nhưng đến
nay vẫn chưa được khép kín
với bốn đoạn dang dở. Trong
diễn biến mới nhất, Sở GTVT
TP.HCM đã yêu cầu các bên
liên quan gấp rút giải quyết
các vướng mắc đối với ba
đoạn: 1, 2 và 4. Riêng đoạn
3, từ đường Phạm Văn Đồng
đến nút giao Gò Dưa (quốc
lộ 1) đang tạm dừng thi công
do liên quan đến điều chỉnh
hợp đồng BT dự án.
Một đoạn 2,7 km
làm gần năm năm
chưa xong
Ghi nhận của
Pháp Luật
TP.HCM
tại khu vực hẻm 17
đường Cây Keo, phường Tam
Phú, TP Thủ Đức của đoạn 3
đường vành đai 2 cho thấy
công trường dự án đang bỏ
hoang một thời gian dài.
Tại khu vực này có hai cây
cầu dang dở, trơ khung sắt gỉ
sét. Hai cây cầu này gần như
“biến mất” do cây cối um tùm
mọc lên ngày càng cao. Đường
vào khu công trường dự án
đầy bùn đất và không có dấu
hiệu của hoạt động thi công.
“Người ta không làm lâu
lắm rồi anh, đường vào thì
có hôm mở, hôm khóa, cũng
không biết được” - một người
dân nơi đây cho biết.
Văn bản mới nhất của Sở
TP.HCM tăng cường xử lý xe dù, bến cóc
Sở GTVT TP.HCM vừa có văn bản gửi Công an TP và
các đơn vị liên quan đề nghị phối hợp xử lý tình trạng dừng,
đón trả khách không đúng quy định trên địa bàn TP.
Theo đó, Sở GTVT đề nghị UBND các quận 1, Bình
Thạnh và UBND TP Thủ Đức tăng cường rà soát, xử lý tình
trạng lập bến bãi, điểm đón trả khách không đúng quy định
trên địa bàn quản lý, phản hồi về Sở GTVT trong thời gian
sớm nhất.
Khu vực công trường dự án đường vành đai 2, lầy lội, do bị bỏ hoang thời gian dài. Ảnh: H.VŨ
Dự án đang dừng
triển khai do vướng
mặt bằng, chưa điều
chỉnh dự án đầu tư
và các thủ tục thanh
toán quỹ đất đối ứng
cho nhà đầu tư.
Còn 11 km đang thi công dở dang
Dự án đường vành đai 2 được quy hoạch từ năm 2007 với
tổng vốn đầu tư toàn tuyến là 12.540 tỉ đồng. Dự án có chiều dài
hơn 64 km, quy mô 6-10 làn xe kết nối vành đai ngoại thành từ
đại lộ Nguyễn Văn Linh qua nút giao Mỹ Thủy (quận 2 cũ) qua
cầu Phú Hữu (quận 9 cũ), kết nối với xa lộ Hà Nội, tuyến đường
PhạmVăn Đồng và quốc lộ 1A (đoạn qua quận Thủ Đức cũ).
Dự án được xemnhư đường vành đai rất quan trọng cho giao
thông khu vực ngoại vi bao quanh TP.HCM. Tuy nhiên, đến nay
ngoài tuyến đại lộ Nguyễn Văn Linh được đưa vào sử dụng và
quốc lộ 1A đang khai thác thì 11 km (chia làm bốn đoạn) vẫn
đang dang dở.
TP.HCM sẽ khép kín 3 đoạn đường
vành đai 2
Sở GTVT TP.HCMđang phối hợp với các đơn vị liên quan làmbáo cáo nghiên cứu tiền khả thi ba đoạn
của đường vành đai 2, nhằm sớmkhép kín dự án.
GTVT TP báo cáo về các dự
án trọng điểm, trong đó có
đường vành đai 2 cho biết:
“Khối lượng thực hiện đạt
khoảng 44% toàn dự án. Tổng
chi phí doanh nghiệp dự án đã
tạmứng, thanh toán khối lượng
hoàn thành được xác nhận là
hơn 1.355 tỉ đồng (tạm ứng
cho công tác giải phóng mặt
bằng là hơn 960 tỉ đồng, xác
nhận khối lượng hoàn thành
là hơn 395 tỉ đồng)”.
Sở GTVT TP cũng cho biết
dự án đang dừng triển khai do
vướng mặt bằng; chưa điều
chỉnh dự án đầu tư và các thủ
tục thanh toán quỹ đất đối ứng
cho nhà đầu tư. Dự án dừng thi
công từ đầu năm2020 đến nay.
Ông Trần Đức Thắng, Tổng
giám đốc Công ty CPVăn Phú
- Bắc Ái (chủ đầu tư đoạn 3 từ
đườngPhạmVănĐồng đến nút
giao cầu vượt Gò Dưa), cũng
cho biết có nhiều lý do khiến
đoạn này ngừng thi công. Điển
hình là câu chuyện mặt bằng
chưa được giải quyết. Ngoài
ra, sau khi kiểm toán rà soát
dự án thì các bên chưa ký phụ
lục hợp đồng BT.
Giải quyết khó khăn
cho ba đoạn còn lại
Mới đây, Sở GTVT có văn
bản báo cáo UBND TP về kết
quả thực hiện việc đàm phán
phụ lục hợpđồngBTdựán theo
nhiệmvụ đượcUBNDTPgiao.
Trong đó, Sở GTVT kiến
nghị UBND TP chỉ đạo các
sở KH&ĐT, TN&MT khẩn
trương chủ trì, phối hợp với
các sở, ngành, đơn vị liên
quan xem xét các nội dung
nhà đầu tư đề xuất điều chỉnh
hợp đồng BT dự án. Sau đó
tham mưu, đề xuất UBND
TP giải quyết.
Ngoài đoạn 3, Sở GTVT
TP cũng có nhiều kiến nghị
liên quan đến ba đoạn còn lại
của đường vành đai 2.
Cụ thể, với đoạn 1 (từ cầu
Phú Hữu đến xa lộ Hà Nội),
sở cho biết UBND TP đã
giao bổ sung kế hoạch đầu
tư công trung hạn giai đoạn
2021-2025 (giao vốn thực
hiện nhiệm vụ chuẩn bị đầu
tư 1,5 tỉ đồng) cho dự án theo
quyết định ngày 4-5-2022.
Ngày 30-6, UBND TP đã
giao nhiệm vụ lập báo cáo
nghiên cứu khả thi dự án cho
Sở GTVT. Hiện Sở GTVT
đang phối hợp với Ban quản
lý dự án đầu tư xây dựng các
công trình giao thông TP và
đơn vị tư vấn lập hồ sơ báo
cáo nghiên cứu tiền khả thi dự
án. Sở cho biết sẽ sớm hoàn
thành và gửi Sở KH&ĐT TP
lấy ý kiến thẩm định của các
sở, ngành liên quan.
Đối với đoạn 2 (đoạn từ nút
giao Bình Thái đến đường
Phạm Văn Đồng): UBND
TP đã giao bổ sung kế hoạch
đầu tư công trung hạn giai
đoạn 2021-2025 (giao vốn
thực hiện nhiệm vụ chuẩn
bị đầu tư 1,5 tỉ đồng).
Hiện nay, SởGTVTTPcũng
đang phối hợp với các bên
để làm báo cáo nghiên cứu
tiền khả thi dự án, sớm hoàn
thành và gửi Sở KH&ĐT TP
lấy ý kiến thẩm định của các
sở, ngành liên quan.
Tương tự, đoạn 4 (từ quốc
lộ 1 đến đại lộ Nguyễn Văn
Linh) cũng đang trong giai
đoạn gấp rút hoàn thành
báo cáo nghiên cứu tiền
khả thi.•
SởGTVT TP.HCMđang phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý
tình trạng xe dù, bến cóc trên địa bàn TP. Ảnh: ĐT
Sở GTVT đề nghị Công an TP chỉ đạo các lực lượng
trực thuộc phối hợp với công an địa phương thành lập tổ
công tác xây dựng kế hoạch chuyên đề xử lý các địa bàn
nóng về tình trạng lập bến bãi, điểm đón trả khách không
đúng quy định.
Sở GTVT giao Thanh tra Sở GTVT tăng cường công
tác kiểm tra, xử lý nghiêm tình trạng dừng, đón trả
khách, dừng đỗ xe không đúng quy định trên các tuyến
đường xung quanh khu vực Bến xe Miền Đông hiện hữu,
Bến xe Miền Đông mới và các tuyến đường Nguyễn Thái
Bình, Phạm Ngũ Lão (quận 1).
Sở GTVT giao Trung tâm Quản lý hạ tầng giao thông
đường bộ phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra,
rà soát toàn bộ hệ thống hạ tầng giao thông các tuyến
đường trên. Từ đó, trung tâm nghiên cứu, đề xuất điều
chỉnh cho phù hợp với tình hình giao thông thực tế.
ĐÀO TRANG
Doanh nghiệp quản lý tuyến xe buýt
Bến Thành - Đại Nam xin tăng giá cước
Sở GTVT TP.HCM vừa tiếp nhận hồ sơ kê khai tăng
giá cước của Công ty CP Xe khách Sài Gòn (SaigonBus)
về việc kê khai tăng giá vé xe buýt tuyến 61-6 (Bến
Thành - Khu du lịch Đại Nam).
Cụ thể, công ty này đề xuất điều chỉnh giá cước lên
đến 50% so với giá ban đầu cho tuyến xe buýt nói trên.
Theo đó, hành khách đi dưới 1/3 lộ trình tuyến sẽ trả
mức phí 15.000 đồng/hành khách, mức phí cũ là 10.000
đồng/hành khách. Hành khách đi từ 1/3 đến 2/3 lộ trình
tuyến sẽ trả mức phí 35.000 đồng/hành khách, mức phí
cũ là 25.000 đồng/hành khách. Hành khách đi cả tuyến sẽ
có mức phí 45.000 đồng/hành khách, tăng 15.000 đồng
so với trước đó.
SaigonBus cho biết tuyến xe buýt 61-6 được kê khai và
áp dụng giá từ tháng 12-2017. Mức giá này không phù
hợp với chi phí phát sinh hiện tại. Trong đó, giá nhiên
liệu đã tăng từ 15.000 đồng/lít lên hơn 22.500 đồng/lít.
Ngoài ra, chi phí nhân công tối thiểu cũng tăng từ hơn
3,7 triệu đồng lên đến gần 4,7 triệu đồng (tăng 25%).
Để nâng cao chất lượng dịch vụ, công ty đã tiến hành
sửa chữa xe, lắp đặt thiết bị bán vé tự động và các thiết
bị công nghệ như GPS, đèn LED... Điều này cũng khiến
chi phí đầu vào tăng lên.
Trước đó, tháng 9-2022, Sở GTVT TP.HCM quyết định
khôi phục tuyến xe buýt tỉnh liền kề không trợ giá 61-6,
xuất phát từ Bến Thành đến Khu du lịch Đại Nam.
Sở GTVT cho biết việc khôi phục tuyến xe buýt 61-6
là để các tuyến liên tỉnh kết nối giữa TP.HCM và tỉnh
Bình Dương. Tuyến này sẽ đáp ứng nhu cầu đi lại ngày
càng cao, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ hành
khách và thu hút người dân.
THÁI NGUYÊN
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook