261-2022 - page 2

2
Thời sự -
ThứHai 14-11-2022
Một trong những điểmsáng khi thực
hiện mô hình chính quyền đô thị là
việc chủ tịch phường có thể ủy quyền
cho công chức tư pháp - hộ tịch ký
chứng thực, đóng dấu các loại giấy
tờ, văn bản.
Cómặt tại UBND phường Bình Trị
Đông, quận Bình Tân vào một ngày
tháng 9-2022, chúng tôi ghi nhận phần
lớn người dân đến phường để làm thủ
tục sao y, chứng thực. Điểm đáng chú
ý là từ khi thực hiện việc ủy quyền
cho công chức tư pháp - hộ tịch ký
chứng thực, đóng dấu thì không còn
cảnh người dân phải chờ đợi công
chức chạy lên chạy xuống để trình
lãnh đạo ký.
Ngườidânsaukhibốcsốchờđếnlượt
thì nộp hồ sơ vào, một cán bộ tư pháp
- hộ tịch sẽ kiểm tra hồ sơ rồi chuyển
sang cán bộ ngồi ngay kế bên ký sao
y, chứng thực. Kế đến, hoàn thiện việc
đóng dấu, thu lệ phí và trả lại ngay hồ
sơ cho người dân.
Ông Huỳnh Văn Nhựt cho biết ông
đếnphườngđểchứngthựcbộhồsơgồm
sổ hộ khẩu, bảo hiểm y tế, CMND cho
con gái học đại học. “Tôi ít đến phường
làmthủ tụcnhưnghômnayđến thấy thủ
tục rất nhanh, chừng10-15phút làxong
rồi” - ông Nhựt nói.
Còn ôngHoài Ân cũng tỏ ra hài lòng
khi đếnphườngđểchứng thựchồsơxin
việc làm. “Do 2-3 năm rồi tôi mới đến
phường làm thủ tục, giấy tờ không đủ
nên phải phôtô lần nữa, chứ lúc đầy đủ
hồ sơchỉ cần làm10phút làxong” - ông
Ân chia sẻ.
Ông Trương Minh Trung, cán bộ tư
pháp - hộ tịch phường Bình Trị Đông,
đượcgiaoký saoy, chứng thực, chohay
mỗi ngàybộphận tưpháp - hộ tịchnhận
khoảng120túihồsơ.Trongđócótúiíthồ
sơ, có túi nhiều hồ sơ, buộc cán bộ phải
kiểm tra thật kỹ trước khi ký, đóng dấu.
Tiếp nhận thêm nhiệm vụ ký sao
y, chứng thực từ tháng 4-2022, ông
Trung cho biết tuy bản thân có gặp
áp lực trong thời gian đầu nhưng có
lãnh đạo phường thường xuyên giám
sát, nhắc nhở, kiểm tra. Với quá trình
làmviệc thuận lợi như vậy, ôngTrung
cố gắng thao tác nhanh để trả ngay
hồ sơ cho người dân, đảm bảo không
sai sót. “Trước đây công chức nhận
hồ sơ xong thì qua phòng lãnh đạo
trình ký, mất thời gian hơn. Bây giờ
thì rất nhanh, hồ sơ nào xong thì ký
hồ sơ đó, trả ngay cho người dân” -
ông Trung kể.
Chủ tịch UBND phường Bình Trị
Đông Võ VănAn khẳng định việc ủy
quyền cho cán bộ ký sao y, chứng thực
đã giảm tải và giải quyết nhanh công
việc của người dân, được người dân
Người dân chỉmất 10-15phút để sao y, chứng thực
Việc dự toán ngân
sách từ đầu năm có
nhiều cái lợi, giúp
mọi công việc được
lên kế hoạch, dự trù
kinh phí. Tuy nhiên,
khi có những việc
đột xuất, cấp bách
thì “đứng hình”.
Trải lòng từ cấp cơ sở sau 1 năm
chính quyền đô thị ở TP.HCM
Nhiều quận, phường cho rằng
khó khăn lớn nhất của chính
quyền đô thị là không được chủ
động về ngân sách để giải quyết
những việc cấp bách, phát sinh.
LÊ THOA
M
ớiđây,HĐNDTP.HCM
đã giám sát việc thực
h i ện Ngh ị quyế t
131/2020 của Quốc hội về
tổ chức chính quyền đô thị
(CQĐT) tại TP.HCM ở một
số quận. Nhiều địa phương
than khó vì “vừa thiếu tiền
vừa thiếu người” và mong
sớm có những bài toán căn
cơ để chính quyền cơ sở có
thể phát huy hết hiệu quả của
mô hình này.
Một cán bộ nhưng
hàng chục đầu việc
Có mặt ở phường Bình
Hưng Hòa A, quận Bình
Tân, phường đông dân nhất
TP.HCM, vào những chiều
muộn, chúng tôi vẫn thấy
các cán bộ phường miệt mài
ngồi máy tính để nhập liệu,
sắp xếp hồ sơ dù đã quá giờ
làm việc.
Bà Trần Kim Hoàng, cán
bộ phụ trách kinh tế phường,
là một trong 14 cán bộ không
chuyên trách được phường
giữ lại sau khi tinh giản theo
các quy định. Bà Hoàng từ bộ
phận tiếp nhận và trả hồ sơ
được chuyển sang phụ trách
lĩnh vực kinh tế. Lĩnh vực này
trước đó có đến tám người
nhưng bây giờ chỉ có một
mình bà Hoàng gồng gánh.
“Ban ngày tôi đi địa bàn,
xử lý phản ánh, kiến nghị của
người dân rồi chiều muộn về
làm báo cáo, làm không xong
thì mang về nhà làm tiếp” - bà
Hoàng kể.
Với 64 đầu việc cố định và
Phân cấp, ủy quyền giúp tiết kiệm nhiều chi phí
Theo báo cáo của UBND TP.HCM ngày 9-9 gửi đoàn giám
sát HĐND TP.HCM, thực hiện Nghị quyết 131/2020, UBND
TP.HCM đã ban hành nhiều quyết định phân cấp tại một số
lĩnh vực như tài chính, KH&ĐT, nội vụ, TN&MT, LĐ-TB&XH,
NN&PTNT...
UBND TP còn ban hành quyết định ủy quyền cho các sở,
ngành, UBND các quận, huyện thực hiện một số nhiệm vụ,
quyền hạn của UBND TP. Chủ tịch UBND TP cũng ban hành
quyết định ủy quyền cho thủ trưởng các sở, ngành, chủ tịch
UBND các quận, huyện thực hiện một số nhiệm vụ, quyền
hạn của chủ tịch UBND TP.
Việc phân cấp, ủy quyền đã giúp cho các cơ quan, đơn vị
chủ động trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao,
phát huy vai trò của người đứng đầu, nâng cao tinh thần
trách nhiệm cho cán bộ, công chức, viên chức khi thực thi
nhiệm vụ. Việc này còn giúp rút ngắn thời gian giải quyết
hồ sơ hành chính, thủ tục cho người dân, tổ chức, doanh
nghiệp; tiết kiệm chi phí hành chính, văn thư và tiết kiệm
thời gian, chi phí đi lại cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp
do không phải thông qua khâu trung gian.
UBND TP.HCM nhìn nhận TP là địa phương đầu tiên thực
hiện ngay tổ chức CQĐT (không thí điểm) nên ở những bước
đầu của quá trình triển khai Nghị quyết 131/2020 đã gặp
không ít lúng túng.
Trong đó, số lượng công chức tại TP được phân bổ chưa
phù hợp với vị trí việc làm và khối lượng công việc từng vị
trí việc làm, quy mô dân số và đặc điểm an ninh, chính trị,
trật tự, an toàn xã hội. Do đó, ảnh hưởng đến phục vụ nhu
cầu của người dân và doanh nghiệp. Ngoài ra, khi thực hiện
CQĐT, UBND quận, phường là đơn vị dự toán ngân sách, điều
này khiến các địa phương khó chủ động trong công tác điều
hành các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện các
nhiệm vụ cấp bách, quan trọng về quốc phòng, an ninh...
và nhiệm vụ phát sinh đột xuất trong năm trên địa bàn.
Trường hợp có phát sinh nhiệm vụ khẩn cấp mà chưa
được bố trí dự toán, UBND quận phải báo cáo Sở Tài chính
để trình UBNDTP, HĐNDTP xem xét, giải quyết và cần có thời
gian giải quyết kinh phí nên thiếu tính kịp thời và chủ động.
nhiều công việc phát sinh,
gần như bà Hoàng không có
thời gian cho gia đình. “Nhiều
hôm 2-3 giờ sáng, người dân
gọi báo cháy, thưa kiện, tiếng
ồn cũng phải xuống nắm tình
hình, báo cáo…” - bà Hoàng
nói và mong thời gian tới lĩnh
vực này bổ sung người để giải
quyết công việc cho người
dân được tốt hơn.
TheoôngTrầnHoàngDũng,
Phó Chủ tịch UBND phường
Bình Hưng HòaA, quận Bình
Tân, việc vừa thực hiện Nghị
quyết 131 lại vừa thực hiện
Nghị định 34/2019 về sửa
đổi, bổ sung một số quy định
về cán bộ, công chức cấp xã
và người hoạt động không
chuyên trách ở cấp xã, ở thôn,
tổ dân phố, phường, đã tinh
gọn bộ máy nhân sự từ hơn
60 người xuống còn khoảng
34 người.
Vốnlàđịaphươngchịunhiều
áp lực vì dân số đông, địa bàn
rộng, nay lại giảm gần một
nửa cán bộ khiến một cán bộ
làm việc gấp ba lần, có người
phải làm30-40 đầu việc, thậm
chí hơn 64 đầu việc của một
cấp cơ sở. “Ở bộ phận kinh
tế phường, trước đây có tám
cán bộ không chuyên trách,
mỗi người quản lý năm khu
phố, bây giờ chỉ còn một
người ôm trọn 27 khu phố với
64 đầu việc không kể ngày
đêm” - ông Dũng dẫn chứng.
Từng chia sẻ về vấn đề này,
Chủ tịchUBNDquậnBìnhTân
Nguyễn Minh Nhựt cho biết
số lượng cán bộ, công chức
và người hoạt động không
chuyên trách của phường là
344 người. Ngoài phường
An LạcAcó hơn 30.000 dân,
còn lại các phường đều trên
80.000 dân, riêng phường
Bình Hưng HòaAlà 128.000
dân, khối lượng công việc rất
lớn. “Trường hợp phát sinh
dịch bệnh thì việc thiếu hụt
lực lượng là hoàn toàn có thể
xảy ra” - ông Nhựt nhìn nhận.
Muốn sửa đường,
phải vận động
dân bỏ tiền
Ngoài vấn đề biên chế,
nhiều lãnh đạo phường, quận
Cán bộUBNDquận Bình Tân, TP.HCMtiếp nhận giải quyết khối lượng hồ sơ lớnmỗi ngày. Ảnh: NGUYỆTNHI
1 3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,...16
Powered by FlippingBook