7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 14-11-2022
Luật & đời
(Tiếp theo trang 1)
Về lý, Bộ GD&ĐT có trong tay công cụ để
đưa ra yêu cầu đó là Nghị định 86/2018 của
Chính phủ (về các hoạt động liên kết giáo dục)
và Thông tư 11/2022 của Bộ GD&ĐT (quy
định chi tiết Nghị định 86 liên quan đến kỳ
thi đánh giá năng lực (ĐGNL) có liên kết với
nước ngoài). Cả hai văn bản này đều xuất phát
từ nhu cầu quản lý của Bộ GD&ĐT.
Tuy nhiên, trên thực tế điều đáng bàn không
phải là Bộ GD&ĐT có quyền can thiệp hay
không, mà là có nên can thiệp hay không, nhất
là đối với các kỳ thi ĐGNL?
Thứ nhất, trả lời báo chí, Thứ trưởng Bộ
GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết về chính
sách là việc các kỳ thi không được bộ kiểm
định chất lượng thì có thể dẫn đến tiêu cực
như thi hộ, lộ đề… gây bức xúc trong xã hội.
Việc bộ yêu cầu kiểm định chính là để bảo vệ
người học và giải quyết các tiêu cực kể trên.
Tuy nhiên, lo ngại này của bộ đến nay vẫn chỉ
dừng ở mức độ tin đồn, chưa có vụ việc cụ thể
nào được dẫn ra nên chưa có gì rõ ràng.
Thứ hai, về bản chất của các kỳ thi ĐGNL
là không có tính đối kháng, xếp hạng, mà chỉ
có tính đánh giá từng cá nhân. Đối với một
người học, việc người cùng thi có gian lận và
đạt điểm số cao hơn trong kỳ thi IELTS không
làm ảnh hưởng đến kết quả và năng lực tiếng
Anh của bản thân họ, nếu họ thi một cách
trong sáng. Chính vì tính cá nhân như vậy nên
thực tế là tuy có thể phát sinh tiêu cực nhưng
tiêu cực của các kỳ thi ĐGNL không làm ảnh
hưởng đến quyền lợi của người học. Vì vậy,
lập luận cho rằng việc can thiệp để bảo vệ
người học cũng chưa thỏa đáng và chặt chẽ.
Có một lập luận khác cho rằng Bộ GD&ĐT
cần can thiệp vì rất nhiều trường đại học
ở Việt Nam đang tiến hành xét tuyển, thậm
chí tuyển thẳng, dựa trên điểm số của kỳ thi
IELTS. Vì vậy, kỳ thi IELTS ở Việt Nam có bản
chất loại trừ, cạnh tranh và cần bảo vệ người
học. Lập luận này không phải không có cơ sở
nhưng nó lại cho thấy rằng Bộ GD&ĐT đang
điều chỉnh sai đối tượng. Bởi kỳ thi IELTS
không thể được xem là kỳ thi ĐGNL để tuyển
sinh, mà chỉ là kỳ thi ĐGNL tiếng Anh mà thôi.
Vì vậy, nếu một cơ sở giáo dục do Bộ GD&ĐT
quản lý xem điểm IELTS là điều kiện tuyển
sinh thì đang hiểu méo mó về bản chất của kỳ
thi này. Về giải pháp bộ hoàn toàn có thể chấn
chỉnh lại công tác tuyển sinh, thay vì quy định
“giấy phép con” như trên.
Việc kỳ thi IELTS bị tạm hoãn đã và đang
ảnh hưởng rất lớn đến nhiều người. Trong các
hội nhóm, nhiều học sinh đã chọn cách sang
nước ngoài để thi nhằm tiết kiệm thời gian.
Đại diện Bộ GD&ĐT cho rằng bộ sẽ nhanh
chóng cấp phép cho kỳ thi trong vòng 20 ngày
kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Tuy nhiên, thực tế là
với hồ sơ khá nhiều tài liệu từ nước ngoài thì
quá trình hợp pháp hóa lãnh sự và chuẩn bị hồ
sơ cũng sẽ không đơn giản và có thể mất nhiều
tháng. Chưa kể đến việc phải tìm các nhân sự
phù hợp với tiêu chuẩn của bộ cũng sẽ khiến
kỳ thi IELTS khó mà quay lại nhanh chóng
được. Đây là điều rất đáng tiếc.
Vì vậy, riêng trong vấn đề với kỳ thi IELTS,
giải pháp tốt nhất mà bộ có thể làm đó là
không làm gì cả và để cho thị trường tự quyết
định, vừa tránh được những rủi ro không cần
thiết vừa không ảnh hưởng đến quyền lợi ngay
lập tức của người học.
LÊ NGUYỄN DUY HẬU
, nghiên cứu sinh
tiến sĩ ngành luật tại Trường
ĐH Pennsylvania, Mỹ
Can thiệp trong thi
chứng chỉ IELTS
làkhônghợp lý
VŨLONG
M
ới đây, trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
, một lãnh đạo Chi cục
Thuế TP Buôn Ma Thuột (Đắk
Lắk) cho biết chi cục đã làm đơn đề
nghị TAND Cấp cao tại Đà Nẵng xem
xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc
thẩm đối với bản án của TAND tỉnh Đắk
Lắk vụ kiện quyết định hành chính trong
lĩnh vực thuế.
Tòa tuyên hủy thông báo nộp
tiền thuế
Ông Ngô Văn Sợi là chủ sở hữu lô đất
diện tích 452,2 m
2
tại phường Tân Lợi, TP
Buôn Ma Thuột. Chính quyền địa phương
xác nhận gia đình ông Sợi sinh sống ổn
định và dựng nhà ở trước ngày 15-10-1993.
Do vướng tranh chấp, theo kiện kéo
dài đến cuối năm 2015, gia đình ông Sợi
mới được cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất (SDĐ). Năm 2017, ông đổi
lại sổ hồng do đăng ký biến động. Theo
ông Sợi, trong tổng diện tích 452,2 m
2
có
300 m
2
đất ở không phải thu tiền SDĐ.
Tháng 11-2020, Chi cục Thuế TP Buôn
Ma Thuột ban hành thông báo, qua đó đề
nghị áp mức thu thuế 100% (tương đương
với số tiền gần 3 tỉ đồng) đối với thửa đất
của gia đình ông Sợi.
Ông Sợi cho rằng mức thu trên là không
đúng. “Theo Luật Đất đai và Nghị định 45,
Nghị định 43 của Chính phủ thì việc chi
cục thuế yêu cầu nộp 100% tiền SDĐ là
trái quy định, đã làm ảnh hưởng nghiêm
trọng đến quyền lợi hợp pháp của gia đình
tôi” - ông Sợi nói.
Còn theo Chi cục Thuế TP Buôn Ma
Thuột, qua làm việc với các đơn vị chức
năng, thửa đất của gia đình ông Sợi là
đất lấn chiếm năm 1996. Hộ cá nhân, gia
đình SDĐ như của ông Sợi buộc phải nộp
100% tiền SDĐ.
Cho rằng quyền lợi của gia đình bị ảnh
hưởng, ông Sợi đã làm đơn khởi kiện ra
tòa, yêu cầu hủy thông báo trên của Chi
cục Thuế TP Buôn Ma Thuột.
Xử sơ thẩm hồi tháng 4, TANDTPBuôn
Ma Thuột đã chấp nhận yêu cầu khởi kiện
của ông Sợi, hủy thông báo nộp tiền (thuế)
SDĐ của Chi cục Thuế TPBuônMa Thuột.
Sau đó, ông Sợi, Chi cục Thuế TPBuôn
Ma Thuột và Chi nhánh Văn phòng Đăng
ký đất đai TP Buôn Ma Thuột (người
Chi cục thuế thua kiện
vì tính tiền
sử dụng đất sai
TheoHĐXX, chi cục thuế xác định người dân phải nộp 100% tiền sử dụng
đất đối với phần diện tích đất trong hạnmức là không đúng quy định của
pháp luật…
VKS Sóc Trăng ký kết quy chế phối hợp giải quyết tin báo về tội phạm
ÔngNgô Văn Sợi người khởi kiện Chi cục Thuế TP BuônMa Thuột. Ảnh: VL
Lãnh đạo Chi cụcThuếTP BuônMaThuột cho biết sau khi tiếp nhận bản án phúc thẩm,
chi cục thuế đã chuyển nội dung liên quan sang Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai
TP Buôn Ma Thuột để làm lại thông tin về tiền SDĐ cho ông Sợi.“Mặt khác, chúng tôi vẫn
tiếp tục làmđơn gửi TAND Cấp cao tại Đà Nẵng đề nghị xem xét kháng nghị theo thủ tục
giám đốc thẩm đối với bản án” - vị này nói.
Theo tòa, trường hợp SDĐ
có nhà ổn định trước ngày
15-10-1993 thì thu tiền SDĐ
bằng 40% tiền SDĐ theo giá
đất ở đối với phần diện tích
trong hạn mức giao đất...
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan) cùng
kháng cáo.
Đề nghị chi cục thuế xác định
lại nghĩa vụ tài chính
Đến tháng 7, TAND tỉnh Đắk Lắk xử
phúc thẩm cho rằng đất của gia đình ông
Sợi được cấp năm 1982, có nguồn gốc
từ đất quốc phòng. Bộ Chỉ huy Quân sự
tỉnh Đắk Lắk đã giao toàn bộ diện tích đất
này cho ông Sợi và có nhà ở trước ngày
15-10-1993. Tuy nhiên, trường hợp này
(đối với diện tích dưới 2 ha) thuộc thẩm
quyền của chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk
quyết định.
Năm 2015, ông Sợi nộp hồ sơ xin cấp
giấy chứng nhận tại Chi nhánh Văn phòng
Đăng ký đất đai TPBuônMa Thuột tại thửa
đất nêu trên. Hồ sơ chỉ có biên lai thu thuế
đất, không có các loại giấy tờ khác chứng
minh đã nộp tiền cho cơ quan, tổ chức để
được SDĐ theo quy định.
Theo HĐXX, trường hợp SDĐ có nhà
ổn định trước ngày 15-10-1993 thì thu tiền
SDĐ bằng 40% tiền SDĐ theo giá đất ở
đối với phần diện tích trong hạn mức giao
đất; bằng 100% tiền SDĐ đối với diện tích
đất vượt hạn mức đất ở (nếu có).
Từ đó, HĐXX nhận định thông báo của
Chi cục Thuế TPBuôn Ma Thuột xác định
ông NgôVăn Sợi phải nộp 100% tiền SDĐ
đối với phần diện tích đất trong hạn mức là
không đúng quy định của pháp luật. Đồng
thời, ông Sợi cho rằng mình thuộc trường
hợp không phải nộp tiền SDĐ cũng không
chính xác.
Từ đó, TAND tỉnh Đắk Lắk bác kháng
cáo của người khởi kiện, người bị kiện,
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan,
giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Cụ thể, HĐXX chấp nhận yêu cầu khởi
kiện của ông Sợi, hủy thông báo nộp tiền
(thuế) SDĐ của Chi cục Thuế TPBuônMa
Thuột. Đồng thời, tòa cũng đề nghị chi cục
thuế xác định lại nghĩa vụ tài chính đối với
ông Sợi theo đúng quy định của pháp luật.•
Mới đây, tại VKSND tỉnh Sóc Trăng đã diễn ra lễ ký kết Quy
chế phối hợp thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng
hình sự năm 2015 về phát hiện, chuyển giao và tiếp nhận, giải
quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
Quy chế phối hợp giữa VKSND, công an, bộ đội biên phòng,
Sở NN&PTNT, Cục Thuế, Cục Quản lý thị trường tỉnh Sóc
Trăng và Cục Hải quan TP Cần Thơ gồm ba chương, 14 điều.
Quy chế này quy định việc phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức,
người có thẩm quyền trong công tác phát hiện, chuyển giao và
tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm được nhanh chóng,
thuận lợi, đúng quy định…
(Theo
vksndtc.gov.vn
)