13
COVID-19 làm chệch hướng mục tiêu
thanh toán bệnh lao toàn cầu
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đại
dịch COVID-19 đã tác động nghiêm trọng đến công tác
chẩn đoán và điều trị lao trong những năm qua. Tác động
rõ ràng nhất chính là sự sụt giảm lớn về số bệnh nhân lao
được phát hiện trên toàn cầu. Nếu như năm 2019, có 7,1
triệu ca được phát hiện thì năm 2020 chỉ còn 5,8 triệu ca,
bằng mức phát hiện của năm 2012. Năm 2021, con số này
đã có sự phục hồi nhỏ, lên mức 6,4 triệu ca.
Hiện Việt Nam vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao,
đứng thứ 11 trong 30 nước có số người bệnh lao cao nhất
trên toàn cầu, đồng thời đứng thứ 11 trong 30 nước có
gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới (báo
cáo WHO 2022).
Theo PGS-TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc BV Phổi
Trung ương, hiện chương trình chống lao quốc gia của
nước ta vẫn duy trì mục tiêu triển khai công tác chống lao
tại 100% quận, huyện và 100% xã, phường. Tỉ lệ dân số
được chương trình chống lao tiếp cận đạt 100%.
Cả nước đã có 51/63 tỉnh, thành trên toàn quốc đã thành
lập BV phổi, BV lao và bệnh phổi. Chương trình chống
lao tiếp tục triển khai các hoạt động phát triển mạng lưới.
Trong chín tháng đầu năm 2022, số bệnh nhân được
phát hiện bệnh lao của chương trình chống lao quốc gia
đã có sự cải thiện đáng kể so với cùng kỳ năm 2021,
thậm chí còn cao hơn cùng kỳ năm 2020, thời điểm dịch
COVID-19 chỉ mới xảy ra tại Việt Nam.
Trong chín tháng đầu năm 2022, chương trình chống lao
quốc gia đã phát hiện được 76.072 ca bệnh, chỉ đạt được
54,7% chỉ tiêu kế hoạch cả năm. Tuy nhiên, với những tín
hiệu vô cùng tích cực như việc phục hồi hoạt động phát
hiện và công tác chống lao tại các địa phương ngang bằng
với giai đoạn trước COVID-19 cho thấy những nỗ lực to
lớn của hệ thống chống lao trên toàn quốc.
TX
(Theo
chinhphu.vn
)
372 bác sĩ y khoa đầu tiên tốt nghiệp
theo chương trình chuẩn năng lực
Ngày 20-11, Trường ĐH Y Dược TP.HCM tổ chức
lễ tốt nghiệp cho 372 sinh viên chuyên ngành bác sĩ y
khoa hệ chính quy, khóa 2016-2022, thuộc Khoa y. Đây
là khóa đầu tiên đào tạo theo chương trình đổi mới dựa
trên chuẩn năng lực tốt nghiệp. Cụ thể, chuẩn năng lực
được xây dựng dựa trên chuẩn năng lực cơ bản của bác
sĩ đa khoa, gồm sáu lĩnh vực: kiến thức y khoa, chăm
sóc người bệnh, y đức và tính chuyên nghiệp, giao tiếp
và cộng tác, thực hành dựa trên hệ thống và học tập, cải
thiện dựa trên thực hành. Chương trình sáu năm được
chia làm hai giai đoạn, tiền lâm sàng trong ba năm đầu
và lâm sàng trong ba năm sau. Tổng khối lượng học tập
của chương trình là 212 tín chỉ.
PV
HUỲNHHẢI
“T
hông tin ban đầu,
một bé có chuyển
biến nặng, chuyển
viện vào TP.HCM nhưng đã
tử vong trên đường đi” - Văn
phòng UBND tỉnh Khánh
Hòa thông tin.
Công an đang làm
việc với bếp ăn
Cũng trong chiều cùng
ngày, Trường hội nhập quốc
tế Ischool Nha Trang (Ischool
Nha Trang) tổ chức cuộc họp
trao đổi, cung cấp thông tin
với phụ huynh học sinh về
tình hình ngộ độc thức ăn tại
trường. Tham dự buổi họp có
lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh
Khánh Hòa, đại diện Công
ty Ischool, đại diện Ban cha
mẹ học sinh cùng khoảng 200
phụ huynh.
Ông PhạmHữu Bình, Hiệu
trưởng Trường Ischool Nha
Trang, thừa nhận bản thân đã
có nhiều thiếu sót, chưa hoàn
thànhnhiệmvụ.Vị hiệu trưởng
cúi đầu xin lỗi phụ huynh về
sự việc. Ông Bình thông tin
trường sẽ dừng hoạt độngmột
tuần để học sinh điều trị, đồng
thời trường rà soát vấn đề an
toàn thực phẩm, tìm nguyên
nhân ngộ độc và tạm dừng
học bán trú.
Tại buổi đối thoại, các phụ
huynh cho biết đã nhận nhiều
phàn nàn của con em về chất
lượng bữa ăn ở trường. Phụ
huynh rất bức xúc, cho rằng
đặt niềm tin vào nhà trường
vì những cam kết về chất
lượng. Tuy nhiên, phụ huynh
đã đề nghị xem xét lại chất
lượng bữa ăn nhưng không
được nhà trường thực hiện,
dẫn đến sự việc đáng tiếc.
Một phụ huynh cho biết con
mình đã ổn định nhưng bác
sĩ thông tin cháu có nồng độ
nhiễm độc cao và chưa có
phác đồ điều trị.
Tại buổi đối thoại, các phụ
huynh đề nghị nhà trường trả
lời rõ hướng làm sao cho các
em về nhà nhanh nhất có thể,
bao giờ sẽ có chuyên gia đầu
ngành y tế về để đưa ra phác
đồ điều trị cho các em.
Ông Phạm Hữu Bình cam
kết sau buổi họp sẽ đề xuất
đưa bác sĩ có chuyên môn
để chăm sóc, điều trị cho các
cháu. Trường cũng đề nghị
Sở Y tế có chỉ đạo để sớm
xác định nguyên nhân gây
bệnh nhằm giúp cho các bệnh
viện (BV) xây dựng phác đồ
điều trị. Đồng thời, Bộ Y tế
chỉ đạo, tăng cường chuyên
gia giúp giải quyết vụ việc.
ÔngBìnhcũngchobiết công
an đang làm việc với người
chế biến thức ăn và nơi cung
cấp thức ăn để làm rõ vụ việc.
600 học sinh ngộ độc
thực phẩm
Thông cáo báo chí của Văn
phòngUBND tỉnhKhánhHòa
Phụ huynh yêu cầu nhà trườngmời chuyên gia, bác sĩ đầu ngành về Nha Trang điều trị cho học sinh.
Ảnh: HH
PGS-TS
Vương Thị
Ngọc Lan,
Trưởng
Khoa y
Trường
ĐHYDược
TP.HCM,
trao bằng
tốt nghiệp
cho các tân
khoa. Ảnh:
GDTĐ
Dự kiến ngày 23-11 mới có kết quả
xét nghiệm mẫu thức ăn
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Sở Y tế đã tổ chức
đoàn điều tra ngộ độc thực phẩm kết hợp với địa phương,
Ban giám hiệu trường học kiểm tra thực tế việc chấp hành
các quy định pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm đối
với bếp ăn tập thể tại Trường Ischool (do hộ kinh doanh Bùi
Phúc Lam ký hợp đồng với nhà trường).
Đồng thời, đoàn điều tra đã lập biên bản lấymẫu và niêm
phong toàn bộ mẫu thức ăn được lưu tại cơ sở đối với thực
đơn bữa ăn trưa, bữa ăn xế ngày 17-11, gửi về Viện Pasteur
Nha Trang để xét nghiệm tìm nguyên nhân gây ngộ độc
thực phẩm. Dự kiến ngày 23-11 mới có kết quả.
Tiêu điểm
“Tôi đề nghị phía nhà trường
phải liên hệ tìm chuyên gia,
bác sĩ đầu ngành mời tới Nha
Trang để có phác đồ điều trị
cho con tôi cũng như những
học sinh khác” - vị phụ huynh
bức xúc nói.
Đời sống xã hội -
ThứHai 21-11-2022
Vụ ngộ độc thực phẩm ở Ischool
Nha Trang: 1 học sinh tử vong
Chiều 20-11, UBND tỉnh KhánhHòa xác nhậnmột học sinh trong vụ ngộ độc thực phẩm tại Trường Ischool
Nha Trang đã tử vong trên đường chuyển viện vào TP.HCM.
cũng thông tin: Ngày 17-11,
Trường Ischool Nha Trang
tổ chức bữa ăn trưa cho 880
học sinh. Đến chiều cùng
ngày, một số em xuất hiện
các triệu chứng đau bụng,
khó chịu, tiêu chảy nhiều
lần. Đến khoảng 22 giờ ngày
17-11, các em xuất hiện thêm
triệu chứng sốt, buồn nôn,
nôn nên được gia đình đưa
đi nhập viện tại các BV trên
địa bàn TP Nha Trang.
Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa
cho biết tính đến 11 giờ ngày
20-11, tổng số ca tiếp nhận
ngộ độc thực phẩm tại các BV
là 600 em, có 360 em nhập
viện điều trị nội trú. Trong
đó, 21 em nặng.
Có một học sinh sinh năm
2016 tử vong. Bệnh nhân
này nhập viện lúc 1 giờ ngày
18-11 tại BV 22-12 với triệu
chứng nôn ói, đau bụng, mệt.
Đến chiều 19-11, bệnh nhân
co giật, tím, ngưng tim nên
được hồi sức cơ tim, chuyển
BV đa khoa tỉnh Khánh Hòa.
Sáng 20-11, cháu bé sốt cao,
huyết áp và nhịp tim vân
mạch, thở nội khí quản, dấu
hiệu suy đa phủ tạng nên chỉ
định chuyển vào TP.HCM.
Sau đó, bệnh nhân tử vong
trên đường chuyển viện.
Sau khi xảy ra vụ ngộ độc,
UBND tỉnh Khánh Hòa chỉ
đạo các sở, ngành liên quan
kiểm tra xác định nguyên nhân
vụ việc, tích cực điều trị cho
các bệnh nhân.
•
Trường sẽ dừng
hoạt động một tuần
để học sinh điều trị
và tạm dừng học
bán trú. Đồng thời,
trường rà soát vấn
đề an toàn thực
phẩm, tìm nguyên
nhân ngộ độc.
Ông PhạmHữu Bình, Hiệu trưởng Trường Ischool Nha Trang,
thông tin vụ việc. Ảnh: HH