9
HUY TRƯỜNG
T
heo phản ánh của người
dân địa phương, tình trạng
sạt lở hai bên bờ sông Hà
Thanh đoạn qua các xã Canh
Vinh, Canh Hiển thuộc huyện
Vân Canh (Bình Định) đang
rất nghiêm trọng. Cứ đến mùa
mưa lũ, người dân nơm nớp lo
sợ, không biết nhà sẽ bị cuốn
trôi lúc nào. Đã có nhiều diện
tích đất sản xuất bị cuốn trôi.
Hàng chục căn nhà có
nguy cơ bị
“nuốt chửng”
Ghi nhận tại thônAn Long,
xã Canh Vinh cho thấy sông
Hà Thanh đã sạt lở đến sát
chân nhiều ngôi nhà của người
dân. Chính quyền địa phương
đã phải cắm biển, căng dây
cảnh báo nguy hiểm, người
dân hạn chế qua lại.
Theo UBND xã Canh Vinh,
tình trạng sạt lở đã diễn ra nhiều
năm nay, mỗi năm sông càng
lấn sâu vào khu vực người dân
sinh sống. Khi cómưa lớn, tình
trạng sạt lở càng nghiêm trọng.
Ông TrầnVăn Bài, Chủ tịch
UBND xã Canh Vinh, nói:
“Tình trạng sạt lở hai bên bờ
sông Hà Thanh rất nghiêm
trọng, ảnh hưởng đến hàng
chục hộ dân ở gần sông. Tuy
nhiên, việc khắc phục vượt
quá khả năng. Chính quyền
đã nhiều lần kiến nghị các cấp
Hàng trăm hộ dân thấp thỏm
nỗi lo sông “nuốt” làng
Hàng trămgia đình có nhà ven sông HàThanh đoạn qua huyện Vân Canh (BìnhĐịnh)
luôn sống trong thấp thỏm, lo sợ vì bờ sông bị sạt lở.
Nhiều xe khai thác cát ở sôngHà Thanh. Ảnh: QN
Kinh phí khắc phục rất lớn
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM,
ôngTrần Phong Năng, Trưởng
phòng NN&PTNT huyện Vân Canh, xác nhận tình trạng sạt lở
sông Hà Thanh xảy ra hằng năm. Cứ đến mùa mưa, nước chảy
rất xiết, gây ra sạt lở liên tục. Tại xã Canh Vinh, có hai điểm sạt
lở nghiêm trọng ảnh hưởng đến nhà dân ở thôn An Long 1 và
khu kinh tế.
Theo ôngNăng, đoạn qua thôn An Long 1 sạt lở gần nhà dân,
điểm còn lại chủ yếu sạt lở đất sản xuất. “Trong nhiều lần tiếp
xúc cử tri, người dân kiến nghị sớm khắc phục để đảm bảo an
toàn cho người dân trong nhữngmùamưa lũ.Tuy nhiên, số kinh
phí dự tính ít nhất phải hơn 10 tỉ đồng và đến nay vẫn chưa có
nguồn kinh phí” - ông Năng nói.
Ông Năng cho biết hiện nay, UBND huyện Vân Canh đang
kiến nghị UBND tỉnh đầu tư xây dựng tuyến đê kè nhằm bảo
vệ các khu dân cư trước tình trạng sạt lở.
Cứ đến mùa mưa
lũ, người dân nơm
nớp lo sợ, không biết
nhà sẽ bị cuốn trôi
lúc nào. Đã có nhiều
diện tích đất sản
xuất bị cuốn trôi.
Chính quyền cắmbiển báo,
căng dây để hạn chế người dân
đến khu vực sạt lở nguy hiểm.
Ảnh: QN
bố trí kinh phí để khắc phục
phần nào nhưng vẫn chưa có
kinh phí”.
Tại xã CanhVinh, tình trạng
sạt lở ăn sâu vào sát các căn
nhà. Người dân rất lo lắng
trước nguy cơ căn nhà có thể
bị đổ sập xuống sông bất cứ
lúc nào.
“Mới đây, trời mưa làm cho
đất sập xuống, chỉ đứng cửa
nhìn ra chứ không dám lại
gần. Cứ mỗi năm, tình trạng
sạt lở càng lấn sâu vào sát nhà,
người dân nhiều lần kiến nghị
các cấp chính quyền khắc phục
nhưng đến nay vẫn chưa thấy
động tĩnh gì” - bà Nguyễn Thị
Bảy (thôn An Long, xã Canh
Vinh) lo lắng.
Một người dân khác than thở:
“Cứ mỗi mùa mưa lũ, chúng
tôi thấp thỏm không yên, tối
không dám ngủ vì sợ nhà bị
kéo sập xuống sông. Những
nhà ở gần sông như tôi luôn
sống trong bất an”.
Có việc khai thác cát
trái phép?
Trong lúc ghi nhận thực tế
sạt lở ở bờ sông Hà Thanh,
PV ghi nhận có nhiều người
cho xe vào bãi cát dọc sông
để khai thác cát. Ghi nhận cho
thấy có năm xe được đưa vào
bãi cát để khai thác cát. Trong
đó, bốn xe đang ở dưới bãi để
lấy cát, một xe “no cát” đang
di chuyển ra quốc lộ 19. Trong
khi đó, bờ sông đoạn bên kia
điểm khai thác xuất hiện nhiều
điểm bị sạt lở.
Khi được hỏi có tình trạng
khai thác cát gây sạt lở hay
không, ông Trần Phong Năng,
Trưởng phòng NN&PTNT
huyện Vân Canh, nói trước
đây có một số đơn vị khai
thác cát ở xã Canh Vinh. Sau
đó chuyển lên phía trên khu
vực giáp giữa xã Canh Vinh
và xã Canh Hiển. Sau đó,
UBND tỉnh Bình Định đã yêu
cầu ngừng khai thác, đảm bảo
dòng chảy. Đến nay không có
xe khai thác cát.
Theo một lãnh đạo Phòng
TN&MT huyện Vân Canh,
sôngHàThanh đoạn qua huyện
có một số doanh nghiệp được
UBND tỉnh cấp phép khai thác
cát. Hiện đang tạm ngừng khai
thác để đảm bảo khai thông
dòng chảy. Cùng với đó, lãnh
đạo Phòng TN&MT cho biết
sẽ gọi điện thoại xuống xã
để tiến hành kiểm tra đối với
đoàn xe mà PV phản ánh, nếu
còn thì sẽ xử lý theo quy định.
Vị này cũng cho rằng để xử
lý việc khai thác cát trái phép
thì phải bắt tận tay chứ không
thể cán bộ túc trực suốt ở bờ
sông. Hơn nữa, phía UBND
huyện Vân Canh cũng đã giao
cho chính quyền các xã quản
lý, xử lý đối với việc khai thác
cát trái phép.•
Sở Xây dựng TP.HCM vừa có báo cáo về
kết quả hai năm (2021-2022) triển khai thực
hiện chương trình đề án đột phá phát triển hạ
tầng TP, trong đó có chương trình giảm ngập
nước và xử lý nước thải.
Theo đó, về chỉ tiêu xóa, giảm ngập do
mưa, triều, TP đã giải quyết được 5/18 tuyến
đường Tân Quý, Trương Công Định, Ba
Vân, Bàu Cát (quận Tân Bình), Nguyễn Hữu
Cảnh (quận Bình Thạnh). TP sẽ tiếp tục thực
hiện các dự án để giải quyết các tuyến ngập
còn lại (13/18 tuyến đường trục chính) trong
những năm tiếp theo (theo Chương trình
giảm ngập nước và xử lý nước thải đến năm
2025).
Về tuyến đường ngập do triều, TP đã giải
quyết ngập bảy tuyến đường trục chính. Hiện
nay, TP.HCM cũng đang triển khai thực hiện
các dự án như: Giải quyết ngập do triều cho
khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi
khí hậu (giai đoạn 1, khối lượng đạt 93,33%);
dự án bờ tả sông Sài Gòn (đoạn còn lại từ rạch
cầu Ngang đến khu đô thị mới Thủ Thiêm,
khối lượng đạt 95%).
Tới năm 2025, TP cũng đẩy nhanh dự án xây
dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham
Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên (kết nối
tỉnh Long An qua sông Chợ Đệm và tỉnh Bình
Dương, tỉnh Đồng Nai qua sông Sài Gòn). Tiếp
tục triển khai nhanh dự án cải tạo hệ thống
thoát nước mưa và nước thải TP.HCM (lưu
vực Tham Lương - Bến Cát - Nước Lên) và dự
án cải thiện hệ thống thoát nước, nước thải và
thích ứng với biến đổi khí hậu tại lưu vực tây
Sài Gòn (Ngân hàng Phát triển châu Á tài trợ).
Đối với các dự án như: Nạo vét, cải tạo môi
trường, xây dựng hạ tầng ven rạch Xuyên Tâm
(từ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đến sông Vàm
Thuật); dự án cải tạo kênh Hy Vọng; cải tạo
các trục tiêu thoát nước chính rạch Văn Thánh,
Xóm Cúi, Bà Lớn cũng sẽ được đẩy nhanh
hơn.
Về hệ thống thoát nước, TP sẽ triển khai
thực hiện các dự án xây dựng, cải tạo hệ thống
thoát nước và nạo vét kênh rạch giai đoạn
2021-2025 với tổng chiều dài hệ thống thoát
nước được bổ sung khoảng 96 km và chiều
dài kênh rạch được cải tạo khoảng 5 km. Tính
từ năm 2020 đến nay, Sở Xây dựng TP đã tiếp
nhận và đưa vào vận hành, khai thác 50,84 km
cống, nạo vét 2,76 km kênh, rạch.
Qua quá trình hai năm thực hiện đề
án, chương trình chống ngập của TP, Sở
Xây dựng cho biết do tình hình dịch bệnh
COVID-19 diễn biến phức tạp nên đã ảnh
hưởng đến tiến độ triển khai các dự án đầu
tư giải quyết các điểm ngập. Bên cạnh đó,
tình hình khó khăn về nguồn vốn, đặc biệt là
các dự án thuộc danh mục đầu tư công trung
hạn giai đoạn 2021-2025, nên chưa thể bố trí
vốn cho các dự án đề xuất chủ trương đầu tư
mới, trong đó có nhiều dự án chống ngập.
KIÊN CƯỜNG
Đẩy nhanh tiến độ triển khai
cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu
Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị
UBND hai tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa-
Vũng Tàu đẩy nhanh tiến độ triển khai
các dự án thành phần thuộc dự án đường
cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1.
Trước đó, ngày 11-11, Bộ GTVT đã tổ
chức cuộc họp với đại diện UBND tỉnh
Đồng Nai, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng
Tàu, các sở, ban ngành liên quan của
tỉnh và chủ đầu tư các dự án thành phần
để đốc thúc triển khai thực hiện. Tuy
nhiên, đến hiện tại, công tác triển khai
dự án vẫn còn chậm so với tiến độ yêu
cầu (chưa phê duyệt báo cáo đánh giá
tác động môi trường, dự án thành phần 1
chưa bàn giao xong cọc GPMB cho địa
phương).
Trước thực tế đó, Bộ GTVT đề nghị
UBND hai tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng
Tàu chỉ đạo các chủ đầu tư dự án thành
phần, các sở, ban ngành liên quan khẩn
trương hoàn thiện các thủ tục pháp lý,
cập nhật, hoàn thành hồ sơ báo cáo
nghiên cứu khả thi các dự án thành
phần, đảm bảo công tác phê duyệt dự án
đáp ứng tiến độ yêu cầu...
LX
Trong2năm, TP.HCMxóađược 5 tuyếnđườngngậpdomưa
Đường TôNgọc Vân (TP ThủĐức) thường xuyên
ngập khi trời mưa. Ảnh: NT