267-2022 - page 8

8
Đô thị -
ThứHai21-11-2022
TP.HCMkêugọi
đầu tư6 cảng cạn
Sở GTVT TP.HCM vừa có văn bản về việc
cập nhật quy hoạch giao thông vào quy hoạch
chung TP.HCM. Theo quy hoạch, TP có tám
cảng cạn.
Tám cảng cạn gồm: Cảng cạn Long Bình
(TP Thủ Đức), cảng cạn Mũi Đèn Đỏ - Cát
Lái (quận 7), cảng cạn Bến Thành cảng
(trung tâm TP), cảng cạn Khu công nghệ cao
(TP Thủ Đức), cảng cạn Củ Chi (huyện Củ
Chi), cảng cạn Linh Xuân (TP Thủ Đức),
cảng cạn Tân Kiên (huyện Bình Chánh), khu
cảng Trường Thọ (TP Thủ Đức).
TP hiện đang khai thác hai khu cảng: Cảng
cạn Bến Thành với sản lượng hàng hóa thông
qua năm 2021 là 8,66 triệu tấn; khu cảng
Trường Thọ với sản lượng hàng hóa thông
qua năm 2021 là 35,64 triệu tấn. Còn lại sáu
cảng cạn đang trong quá trình nghiên cứu quy
hoạch xây dựng và kêu gọi đầu tư.
Ngoài các cảng cạn, việc di dời các bến
cảng trên sông Sài Gòn và Nhà máy đóng tàu
Ba Son cũng được thực hiện theo Quyết định
791 năm 2005 của Thủ tướng. Trong số năm
bến cảng phải di dời thì Tân cảng Sài Gòn,
bến cảng Nhà máy đóng tàu Ba Son đã hoàn
thành việc di dời. Bến cảng Tân Thuận Đông
(quận 7), cảng Rau Quả (quận 7) thực hiện
chuyển đổi công năng tại chỗ theo quy hoạch
của TP.
Bến cảng Sài Gòn (cảng Nhà Rồng - Khánh
Hội) đã di dời toàn bộ thiết bị, cần cẩu trên
cảng về khu cảng Sài Gòn - Hiệp Phước
(huyện Nhà Bè), chỉ còn khai thác đối với tàu
chở hàng rời có cần cẩu trên tàu và khai thác
300 m cầu cảng phục vụ tàu du lịch biển và
tàu nhà hàng du lịch.
Về đường thủy nội địa: Các tuyến sông,
kênh, rạch hầu hết khai thác chưa đạt cấp
theo quy hoạch (chỉ có 8/83 tuyến đạt cấp
quy hoạch). Nguyên nhân, trong thời kỳ quy
hoạch từ năm 2010 đến nay chưa được nạo
nét đạt chuẩn tắc luồng (độ sâu, chiều rộng,
bán kính cong) và các công trình cầu trên
tuyến chưa được cải tạo, nâng cấp đạt tĩnh
không, khẩu độ theo quy hoạch.
Trong 83 tuyến đường thủy nội địa địa
phương (555 km) và năm tuyến đường thủy
nội địa quốc gia có tổng cộng 218 cầu, trong
đó có 102 cầu trên 66 tuyến không đảm bảo
tĩnh không, khẩu độ theo quy hoạch.
Cảng thủy nội địa: TP đang khai thác 13
cảng thủy nội địa (gồm 12 cảng hàng hóa và
một cảng hàng hóa - hành khách) chủ yếu
tập trung trên tuyến sông Đồng Nai, sông Sài
Gòn, sông Chợ Đệm - Bến Lức, có kết cấu bê
tông cốt thép, hạ tầng khu bến và sau bến với
diện tích lớn để lưu chứa hàng hóa, container.
Về bến thủy nội địa: Hiện TP.HCM có 221
bến thủy nội địa và 27 bến khách ngang sông
được quản lý.
TP cũng quy hoạch ba hành lang vận tải
thủy (TP.HCM - Cần Thơ - Cà Mau, TP.HCM
- An Giang - Kiên Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu
- TP.HCM - Tây Ninh) và 10 tuyến vận tải
chính kết nối với TP.HCM có tổng chiều dài
khoảng 2.471 km.
KIÊN CƯỜNG
Theo quy hoạch TP.HCMcó támcảng cạn. Ảnh: ĐT
7 dự án giao thông
trình HĐND TP.HCM
trong kỳ họp tới
Hai đoạn của đường vành đai 2, nâng tĩnh không cầu Bình Triệu 1, Bình
Phước 1… là các dự án sẽ được Sở GTVT TP.HCMbáo cáo UBNDTP
và trìnhHĐNDTP thông qua.
ĐÀOTRANG
S
ở GTVT TP.HCM cho biết
sở đang phối hợp với các
đơn vị khẩn trương triển
khai thủ tục, đề xuất chủ trương
đầu tư các dự án giao thông theo
quy định để báo cáo UBND TP
và trình HĐND TP thông qua.
Theo đó, trong kỳ họp HĐND
tới, UBND TP sẽ trình HĐND
TP thông qua bảy dự án.
Sớm khép kín vành đai 2
Cụ thể, trong bảy dự án nói trên
có hai đoạn thuộc dự án vành đai
2 (đoạn từ cầu Phú Hữu đến xa lộ
Hà Nội và đoạn từ xa lộ Hà Nội
đếnđườngPhạmVănĐồng).Tổng
mứcđầutưcủahaiđoạnnàykhoảng
17.000 tỉ đồng.
Vành đai 2 TP.HCM có chiều
dài 64 km, song hiện ba đoạn chưa
được đầu tư khép kín (với khoảng
11 km). Trước đó, TPđã nhiều lần
nghiên cứu triển khai bằng hình
thức đối tác công tư (PPP) nhưng
đến nay không khả thi. Do đó, Sở
GTVT đề xuất đầu tư trước hai
đoạn bằng vốn ngân sách với tổng
vốn hơn 17.000 tỉ đồng.
Bên cạnh đó, SởGTVTđề xuất
hai dự án liên quan đến tuyến
metro số 1 (Bến Thành - Suối
Tiên) gồm: Xây dựng và lắp đặt
thang máy tại các cầu vượt bộ
hành các nhà ga trên cao, với
tổng mức đầu tư 30 tỉ đồng; dự
án xây dựng hệ thống quan trắc
phục vụ khai thác công trình
tuyến metro số 1, với tổng mức
đầu tư 179 tỉ đồng.
Sở GTVT TP cũng trình hai
dự án nâng tĩnh không cầu, gồm:
Bình Triệu 1 (trên quốc lộ 13),
với tổng mức đầu tư hơn 133 tỉ
đồng; cầu Bình Phước 1 (trên
quốc lộ 1A), với tổng mức đầu
tư hơn 111 tỉ đồng.
Cuối cùng là dự án đóng mới
hai Ponton chốt kiểm soát trên
sông Đồng Nai, với tổng mức
đầu tư hơn 11 tỉ đồng.
Hàng loạt dự án
chờ mặt bằng
Ngoài việc hoàn thành thủ tục
cho các dự án trên, Sở GTVT
cũng báo cáo kết quả, tiến độ
triển khai thực hiện nghị quyết
của HĐND TP.
Trong đó, dự án xây dựng cầu
Ông Nhiêu trên đường Nguyễn
Duy Trinh, TPThủ Đức đã được
Ban bồi thường giải phóng mặt
bằng (GPMB) TP Thủ Đức tổ
Dự kiến hoàn thành cầu Tăng Long vào 2024
Mới đây, nhiều cử tri kiến nghị về việc đường Lò Lu, đường Lã
Xuân Oai (TP Thủ Đức) bị xuống cấp nhưng chậm khắc phục. Cạnh
đó, cầu Tăng Long trên đường Lã Xuân Oai đang dừng thi công, vậy
khi nào mới tiếp tục thực hiện và hoàn thành?
Về vấn đề này, Sở GTVT TP cho biết dự án cầu Tăng Long do Ban
quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thôngTP làm chủ
đầu tư. Dự án được khởi công từ năm 2017 và tạm ngưng thi công
từ năm 2018 do chưa có mặt bằng.
Hiện Ban bồi thường GPMBTPThủ Đức đang tổ chức thực hiện và
dự kiến thời gian hoàn thành công tác GPMB trong quý II-2023. Khi
có mặt bằng, chủ đầu tư sẽ tổ chức thi công và dự kiến hoàn thành
công trình trong năm 2024.
Tương tự, dự án nâng cấp, cải tạo đường Lò Lu và đường Lã Xuân
Oai cũng đang gặp khó khăn về mặt bằng nên tiến độ thi công bị
ảnh hưởng. Sở GTVT TP sẽ tăng cường kiểm tra, yêu cầu chủ đầu
tư kịp thời duy tu, sửa chữa các đường bị hư hỏng, bất cập trên các
tuyến đường. Từ đó, đảm bảo tổ chức giao thông phù hợp với tình
hình thực tế.
Bên cạnh việc xin chủ
trương đầu tư hàng
loạt dự án lớn, Sở
GTVT TP.HCM cũng
đã báo cáo chi tiết các
dự án bị chậm tiến độ
ở TP.
Hiện
trạng
đường
Lã Xuân
Oai hư
hỏng,
xuống
cấp.
Ảnh: ĐT
Dự án xây dựng hệ thống quan trắc phục vụ khai thác công trình tuyếnmetro số 1 sẽ được trìnhHĐNDTP
trong thời gian tới. Ảnh: ĐT
chức thực hiện và dự kiến hoàn
thành công tác bồi thường vào
quý II-2023. Theo đó, chủ đầu
tư sẽ tổ chức thi công và dự kiến
hoàn thành trong năm 2024.
Tương tự, đối với dự án xây
dựng nút giao Mỹ Thủy, chủ đầu
tư cũng đang nghiên cứu quy mô
điều chỉnh, bổ sung giai đoạn 3
của dự án. Song song, các đơn
vị cũng đang nghiên cứu, trình
cấp có thẩmquyền thông qua chủ
trương đầu tư hoàn thiện đường
vành đai phía đông (đoạn từ cầu
Phú Mỹ đến nút giao Mỹ Thủy).
Đối với dự án bồi thường, Sở
GTVT cũng đã yêu cầu các sở,
ngành và UBND TP Thủ Đức
có ý kiến làm cơ sở thẩm định
báo cáo nghiên cứu tiền khả thi
dự án bồi thường, GPMB và tái
định cư để phục vụ dự án xây
dựng nút giao Mỹ Thủy. Hiện Sở
GTVT đang chờ lấy ý kiến bằng
văn bản đối với các sở, ngành này
để tổng hợp và thẩm định.
Đối với dự án cầu Phước Long,
huyện Nhà Bè và quận 7 cũng
được hai địa phương tổ chức
thực hiện công tác GPMB và dự
kiến hoàn thành trong giai đoạn
2022-2025.
Traođổi với
PhápLuật TP.HCM,
UBND quận 7 cho biết hiện trạng
cầu Phước Long là một trong
những điểm nghẽn của quận hiện
nay. Do đó, quận đang tiếp tục
huy động cả hệ thống, vận động
người dân đồng thuận sớm bàn
giao mặt bằng để phục vụ dự
án này.
Sở GTVT cũng báo cáo về tiến
độ thực hiện dự án mở rộng quốc
lộ 50, huyện Bình Chánh. Hiện
dự án này đang được huyện tổ
chức thực hiện công tác GPMB,
dự kiến sẽ hoàn thành trong năm
2023. Ngay sau khi có mặt bằng,
chủ đầu tư sẽ tổ chức thi công
và hoàn thành công trình vào
năm 2024.•
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook