3
Thời sự -
ThứHai21-11-2022
hết lòngvì dânvì nước
Bà
TRƯƠNG MỸ LỆ (bí danh Tư Liêm),
nguyên
Phó Bí thư Đảng ủy các trường đại học và trung học
trọng điểm khu Sài Gòn - Gia Định:
Từ việc nhỏ đến lớn, chú Sáu Dân
luôn lấy lợi ích của dân là mục tiêu
Dù ở bất cứ cương vị nào, làm
bất cứ việc gì, từ lớn đến nhỏ,
chú Sáu Dân đều cố gắng hoàn
thành và đạt kết quả cao nhất
trong khả năng của mình, không
so đo, tính toán. Ông không đặt
chức quyền là mục tiêu, mà với
ông lợi ích của nhân dân mới là
mục tiêu.
Chính vì tư tưởng đó, ông đã
đề xuất và chỉ đạo thực hiện
những công trình rất lớn, có tầm vóc thế kỷ, như đường
dây 500 kV Bắc-Nam. Phải có cái tâm tuyệt đối trong
sáng, vì sự phát triển của đất nước, ông mới dũng cảm
đề xuất và bảo vệ việc thực hiện công trình này trước
nhiều ý kiến trái chiều, hoài nghi. Trên thế giới khi đó
gần như chưa có công trình tương tự thật sự thành công.
Việc tải điện với chiều dài như thế có rất nhiều hệ lụy
về mặt kỹ thuật. Vậy mà công trình thành công vượt
mong đợi. Nhờ vậy, dòng điện quốc gia mới thông suốt,
các vùng, các địa phương san sẻ điện cho nhau để phục
vụ sản xuất, sinh hoạt.
Chú Sáu Dân dám nghĩ, dám làm vì luôn đặt lợi ích
của dân, của nước lên trên hết, không chùn bước trước
bất cứ rào cản nào. Còn nhớ, thời điểm chú chỉ đạo xây
dựng đường dây tải điện 500 kV, nhiều người thương
chú, lo ngại chú phải chịu trách nhiệm trong trường hợp
công trình không được như mong muốn. Nhưng cũng
như nhiều việc lớn khác, chú đã dám quyết, dám làm và
đã thành công. Nếu chú không đau đáu nghĩ cho dân,
cho nước thì không thể có sự quyết liệt đó.
Làm việc với chú Sáu Dân, tôi học được đức tính
luôn lạc quan, vững vàng hướng về phía trước, không
chùn bước trước nghịch cảnh. Chính nhờ phẩm chất đó,
các công trình do chú đề xuất và lãnh đạo, điều hành
đều thành công.
Không chỉ là những công trình lớn ở tầm quốc gia
như đường dây 500 kV nói trên, có những công trình
nhỏ hơn đem lại lợi ích thiết thực cho người dân mà
chưa hẳn ai cũng biết đến. Công viên văn hóa Đầm
Sen, TP.HCM là một công trình như thế. Hay chú đã
nhường nơi ở (đường Trương Định, TP.HCM) để xây
dựng Trường Mầm non Hoa Mai và dời đến nơi khác
nhỏ hơn.
Sau giải phóng, chú chủ trương và trực tiếp triển khai
việc nâng cao vai trò của chính quyền cấp phường, xã
trong quản lý mọi hoạt động, đặc biệt là con người.
Thành quả đó bây giờ vẫn còn nguyên giá trị.
Về cải tạo con người, chú cũng có những tư tưởng
và hành động hiệu quả. Không chỉ gầy dựng, thúc đẩy
phong trào thanh niên xung phong - nơi quy tụ cả con
em chức sắc chế độ cũ, đối với việc cải biến những
thanh niên vướng phải xì ke, ma túy, chú cũng có dấu
ấn rõ rệt. Chú đã chỉ đạo đưa những thanh niên này vào
trường để họ vừa dứt được cơn nghiện bằng việc tham
gia lao động, sản xuất, vừa được đào tạo nghề rồi trở về
với cuộc sống bình thường.
Ông
NGUYỄN ĐĂNG KHOA
,
Ủy viên
Ban Thường vụ Thành đoàn, Bí thư đoàn
Khối Dân - Chính - Đảng TP.HCM:
Thế hệ trẻ cần học tập cố Thủ tướng
thật nhiều để cống hiến cho đất nước
Cùng nhìn lại tấm gương cống
hiến của cố Thủ tướng Võ Văn
Kiệt, chúng ta sẽ học tập được rất
nhiều.
Thứ nhất, tôi cho rằng đó là
tinh thần đổi mới, sáng tạo, xuất
phát từ thực tiễn kinh tế - xã hội
cũng như những đòi hỏi, mong
muốn của Đảng bộ, chính quyền
và nhân dân TP.HCM lúc bấy giờ
và sau này ở cấp độ trung ương
đã nhìn thấy vấn đề đó nên quyết
tâm để đổi mới. Từ những cơ sở đó, tính năng động, sáng
tạo thôi thúc chúng ta phải suy nghĩ, phải trăn trở, phải giải
quyết những vấn đề cấp thiết mà người dân TP đặt ra ở giai
đoạn hiện nay.
Thứ hai là tinh thần dám chịu trách nhiệm, liên quan
đến các vấn đề xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần, nhiều hình thức sở hữu. Bên cạnh đó là việc mở rộng
giao lưu, hội nhập quốc tế, bình thường hóa quan hệ với
các nước khác. Trong bối cảnh hiện nay, khi có nhiều vấn
đề mới trong đời sống kinh tế - xã hội, đòi hỏi mỗi cán bộ,
công chức, đặc biệt là người lãnh đạo cần phát huy tinh
thần chịu trách nhiệm, dấn thân và quyết đoán từ bác Sáu
Dân. Tất nhiên, việc này phải đi đôi với việc báo cáo, thỉnh
thị, xin ý kiến và luôn luôn đặt lợi ích của người dân lên
trên hết để thực hiện.
Thứ ba là tinh thần thúc đẩy đoàn kết. Bác Sáu Dân
có những tư duy rất đoàn kết và mong muốn mở rộng
sự chung tay của mọi tầng lớp nhân dân TP, kể cả người
Việt Nam ở nước ngoài. Trong bối cảnh hội nhập, đặc biệt
là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, môi trường
chuyển đổi số, để thực hiện được sự gắn kết này, đòi hỏi
chúng ta phải có tính cầu thị cao với mong muốn học hỏi,
chia sẻ để phát triển. Từ đó, chúng ta xây dựng tinh thần
đại đoàn kết toàn dân tộc để chúng ta có một sức mạnh
tổng xây dựng đất nước phát triển mạnh mẽ.
Trong bối cảnh của thanh niên Việt Nam hiện nay, cần
có sự học tập một cách nghiêm túc và trân trọng những
giá trị, bài học kinh nghiệm từ tấm gương của bác Sáu
Dân. Ở góc độ công việc, với từng vị trí của mình, xuất
phát từ tấm lòng phục vụ nhân dân, từ khát vọng, cống
hiến cho đất nước, mỗi người trẻ hãy chọn cho mình
những sáng kiến, đề tài, hiến kế mà thực tiễn đặt ra để
giải quyết nó.
P.CƯỜNG - Đ.HÀ - Q.DUY
ghi
VÕ VĂN KIỆT (23-11-1922 – 23-11-2022)
tùy vào chúng ta có tin dùng trí thức hay không, có giao cho
họ đảm nhiệm những trọng trách mà họ xứng đáng được đảm
nhiệm hay không. Điều đó không chỉ phụ thuộc vào bản thân
của trí thức, mà nằm ở việc nhà lãnh đạo có đủ khả năng thu
phục nhân tâm và nhân tài hay không. Bởi thu hút được nhân tài
cũng là một tài năng.
Kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt,
nhớ về ông, chúng ta hãy học và làm theo những gì lúc sinh thời
ông đã gieo mầm, đã làm. Trên các diễn đàn để lắng nghe trí thức
phản biện, góp ý, chúng ta hãy trân trọng, thực sự lắng nghe các
góp ý có giá trị, trên tinh thần cởi mở, vì cái chung, vì lợi ích của
quốc gia, dân tộc. Đó là cách chúng ta nhớ về ông ý nghĩa nhất.
TS
VŨ TRUNG KIÊN
,
Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh, khu vực II
bị ngưng trệ. Nhà máy thừa
công suất nhưng công nhân
không có việc làm, phải thay
phiên nhau nghỉ việc.
Để giải quyết tình trạng
đó, ông Võ Văn Kiệt đã nghĩ
ra cách vận động người dân
mượn vàng, mượn ngoại tệ,
nhập vật tư, nguyên liệu để
nhà máy sản xuất. Sau khi trừ
đi hết các chi phí, sản phẩm
còn lại được người dân TP
đem trao đổi với người dân
nông thôn để lấy nông sản
đi xuất khẩu. Khi xuất khẩu
xong thì tiếp tục nhập các vật
tư, nguyên liệu cho nhà máy
sản xuất. Như vậy, một vòng
tròn khép kín đã ra đời và tạo
được công ăn việc làm cho
người dân, nền kinh tế đã dần
được phục hồi.
Năm 1986, tại Đại hội thứ
VI, Đảng ta đã đề ra đường
lối đổi mới một phần dựa trên
những ý tưởng sáng tạo và
những minh chứng rõ ràng,
hiệu quả mà ôngVõVăn Kiệt
cùng người dân đã thực hiện.
Có thể thấy rằng nhờ đức
tính dám nghĩ, dám làm,
dám chịu trách nhiệm mà
ông Võ Văn Kiệt được coi
là một trong những người đi
tiên phong trong công cuộc
đổi mới.
Thấy được tương lai
hội nhập
. Bên cạnh đức tính dám
nghĩ, dám làm, dámchịu trách
nhiệm, cố Thủ tướng Võ Văn
Kiệt còn được biết đến với tầm
nhìn xa trông rộng. Chính tầm
nhìnđóđã làmnênmột VõVăn
Kiệt vượt thời gian?
+ Khi cuộc sống của người
dân lâmvào khó khăn, ôngVõ
Văn Kiệt không chịu ngồi im
chờ các quyết sách từ trung
ương mà đã tự đứng lên giải
quyết vấn đề một cách chủ
động. Ý tưởng nhập khẩu vật
tư, nguyên liệu rồi xuất khẩu
nông sản để đổi lấy ngoại tệ,
sau đó lại nhập khẩu vật tư,
nguyên liệu để phục vụ sản
xuất, đó hoàn toàn là một tư
tưởng mang tính chủ động,
quyết tâm của ông.
Chỉcónhìnxatrôngrộngmới
dám mạnh dạn đưa ra những
quyết sách làm thay đổi cuộc
sống của nhân dân. Vị cố Thủ
tướng của chúng ta dường như
đã nhìn thấy mầm mống của
tương lai hội nhập ở thời điểm
đó. Chúng ta cần hội nhập và
hợp tác với các quốc gia khác
để học hỏi và phát triển, thoát
khỏi cảnh nghèo đói. Sau này,
quyết sách này đã trở thành
chủ trương chung củaĐảng ta.
. Một trong những giá trị to
lớn khác mà ông Sáu Dân để
lại đó chính là việc luôn nêu
cao tinh thần đại đoàn kết, hòa
hợp dân tộc. Đó là sức mạnh
vô cùng cần thiết để đất nước
vượt qua khó khăn, phát triển,
thưa ông?
+ Khi nhắc tới điều này, tôi
cảm thấy rất xúc động trước
nhữngphẩmchất, việc làmcủa
cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Lúc bấy giờ, TP.HCM đứng
trước tình trạng thất nghiệp
tràn lan, mà thất nghiệp tức là
dân đói. Lúc đó, ông Võ Văn
Kiệt đã chỉ đạo Thành đoàn
thành lập lực lượng thanh niên
xungphong (TNXP).Chỉ trong
thời gian ngắn, chủ trương này
đã nhận được sự ủng hộ của
đông đảo người dân. Tất cả
tầng lớp trong xã hội từ công
chức, viên chức, học sinh, sinh
viên, con em chức sắc chế độ
cũ đến những người từng lầm
lỡ, vướng vào tệ nạn xã hội…
đều gia nhập đội ngũ TNXP.
Đâylàmộtsựtậphợpthểhiện
tinh thần đoàn kết dân tộc, một
biểutượngvềsựhòahợpđầutiên
ngay sau giải phóng. Lực lượng
TNXPđãđikhắpNambộchođến
Tây Nguyên. Đi tới đâu, bà con
nông dân đều giúp đỡ tới đó. Bà
con nông dân đã dạy thanh niên
cách trồng lúa, chănnuôi để tăng
gia sản xuất, phục vụ đời sống...
. Xin cámơn ông.•
Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm
công trường xây dựng Trạm
biến thế 500 kV Pleiku ngày
3-11-1993.
Ảnh: NGUYỄNCÔNGTHÀNH