16
Quốc tế -
ThứHai21-11-2022
Lạm phát ở Mỹ tiếp chiều hướng giảm,
tăng ở châu Âu
Từ đầu năm nay hàng loạt nước phương Tây chìm vào bão
lạm phát. Tuy nhiên, nếu từ giữa năm đến nay Mỹ bắt đầu
chứng kiến lạm phát có chiều hướng giảm thì tình trạng này ở
châu Âu vẫn đang tăng kịch tính.
Lạm phát Mỹ lên mức cao nhất 9,1% trong tháng 6 (so mức
tháng 6-2021), bắt đầu giảm từ tháng 7 xuống còn 8,5% (so
mức tháng 7-2021), tiếp tục giảm trong các tháng 8, 9, 10 với
các mức lần lượt là 8,3%, 8,2% và 7,7% (so với cùng kỳ năm
2021), theo tờ
The New York Times
.
Dù lạm phát duy trì đà giảm nhiều tháng liền nhưng Cục
Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vẫn để mở khả năng sẽ tiếp tục
tăng lãi suất, thắt chặt chính sách tiền tệ. Ngày 17-11, nhiều
nhà kinh tế thuộc Ngân hàng J.P.Morgan dự báo kinh tế Mỹ
vẫn sẽ đối mặt với nguy cơ
“suy thoái nhẹ” trong nửa
đầu năm 2023, theo hãng tin
Reuters.
CHÍ THANH
T
háng 11, nhịp độ ngoại
giao tại khu vựcASEAN
(Hiệp hội Các nước
Đông Nam Á) trở nên sôi
nổi hơn bao giờ hết khi tuần
trước Campuchia đã tổ chức
thành công kỳ hội nghị cấp
cao ASEAN và chuỗi hội
nghị cấp cao liên quan tại
thủ đô Phnom Penh. Tuần
rồi Indonesia vừa tổ chức
thành công hội nghị thượng
đỉnh Nhóm 20 nền kinh
tế lớn (G20) tại đảo Bali.
Thái Lan cũng vừa kết thúc
tốt đẹp tuần lễ hội nghị cấp
cao Diễn đàn Hợp tác kinh
tế châu Á-Thái Bình Dương
(APEC) tại thủ đô Bangkok
(Thái Lan).
Khẳng định vai trò
trung tâm
Nhờ điều gì ASEAN được
chọn trở thành nơi tổ chức các
hộinghịthượngđỉnhquantrọng
trên? Theo trang
Arab News
,
việc giữ vững bản sắc và vai
trò trung tâm trong hơn nửa
thế kỷ hình thành và phát triển
là yếu tố quan trọng hàng đầu
giúp ASEAN làm nên thành
công ngoại giao trên trường
quốc tế.
Một trongnhữngyếu tốquan
trọng giúpASEANgiữ vai trò
trung tâm trên trường quốc tế
là duy trì tính trung lập trong
bối cảnh cạnh tranh giữa các
cườngquốc ngày cànggia tăng
gay gắt tại khu vực Thái Bình
Dương. Thực tế, một số nước
ASEAN - Điểm đến của nhiều
hội nghị thượng đỉnh thế giới
Năm2022, không chỉ đảmnhận vai trò chủ tịch nhiều tổ chức quan trọng, nhiều thành viên ASEAN
còn là điểmđến của nhiều hội nghị thượng đỉnh khu vực và thế giới, thể hiện tiềmnăng đi đầu
của khối trong việc thúc đẩy hội nhập toàn cầu.
trong khu vựcĐôngNamÁcó
mối quan hệ chặt chẽ với Mỹ
và Trung Quốc. Song, trong
suốt nhiều năm qua các nước
này đã hạn chế sự can thiệp
của các cường quốc trên tới
các quyết định nội bộ.
Thời gian qua các cường
quốc đẩymạnh cạnh tranh ảnh
hưởng tại khu vực. Trong bối
cảnh này các nướcASEANđã
triểnkhai nhiều chính sách linh
hoạt, sáng tạo, đồng thời giữ
thế cânbằng trongquanhệ hợp
tác với các cường quốc, tiếp
tục phát huy bản sắc và vai trò
trung tâm trên trường quốc tế.
Bên cạnh đó, ASEAN còn
thúc đẩy đối thoại cùng các
đối tác để tăng sự hiểu biết
lẫn nhau và xây dựng lòng
tin chiến lược, thúc đẩy hợp
tác đôi bên cùng có lợi. Đây
là dấu ấn riêng giúp ASEAN
trở thành địa điểm được chọn
để tổ chức các cuộc hội nghị
thượng đỉnh quan trọng trong
năm 2022, theo
Arab News
.
Cần phát huy
khả năng cân bằng
Đảm nhận vai trò chủ nhà
loạt hội nghị thượng đỉnh
quan trọng,ASEAN đã tạo ấn
tượng về sự cởi mở với tất cả
đối tác, đồng thời vẫn khẳng
định quan điểm sẽ tiếp tục
không chọn bên, nhấn mạnh
khả năng duy trì quyền tự chủ
của mình.
Hãng tin
AFP
dẫn ý kiến
nhiều nhà quan sát rằng trong
kỳ hội nghị cấp caoASEAN
vừa rồi, vấn đề cạnh tranh
Mỹ - Trung đã đặt các nhà
lãnh đạo Đông Nam Á trước
thách thức giữ được sự cân
bằng trước nỗ lực “lôi kéo”
từ các cường quốc.
Cụ thể, theo ôngYongwook
Ryu - nhà phân tích về quan
hệ quốc tế tại Trường ĐH
Lý Quang Diệu (Singapore),
tại kỳ hội nghị này Mỹ đã
cố gắng tận dụng cơ hội để
làm sâu sắc thêm quan hệ
và tăng ảnh hưởng với các
nước ASEAN. Trong khi đó
phía Trung Quốc cũng tìm
cách cải thiện hơn quan hệ
với các nước Đông Nam Á
nhằm củng cố sự ủng hộ của
khu vực với chính quyền Bắc
Kinh, hoặc ít nhất đảm bảo
rằng các nước này sẽ không
đứng về phía Washington.
Vậynên,điềumàASEANcần
phải làm theo ôngYongwook
Ryu là “tiếp tục nhấn mạnh
tầm quan trọng của khối
trong vai trò trung tâm đối
ngoại và điều tiết các nỗ
lực hòa bình, tiếp tục duy
trì vị trí trung gian, không
đứng về phía nào trước sự
tranh giành ảnh hưởng từ
các cường quốc”.
Tạp ch í
Th i nk Ch i na
(Singapore) dẫn ý kiến
một số chuyên gia cho rằng
ASEAN nên duy trì đường
lối ngoại giao khéo léo,
không nghiêng về bên nào
trong quan hệ với Trung
Quốc và Mỹ. Nói cách khác,
ASEAN cần giữ quan hệ
hợp tác với các nền kinh tế
hàng đầu thế giới, tận dụng
tối đa các nguồn lực để phát
triển, tăng cường vị thế, tăng
trọng lượng tiếng nói, giúp
khối nâng tầm ảnh hưởng
trên trường quốc tế, từ đó
có thể góp phần giải quyết
các vấn đề của khu vực và
thế giới.
Think China
tin tưởng rằng
với những thành tựu quan
trọng trong việc duy trì sự
ổn định của khu vực và xây
dựng mạng lưới liên minh
đa dạng toàn cầu, ASEAN
có thể sẽ tiếp tục đảm nhận
vai trò mang tính quốc tế
hơn trong những năm tới.•
Tổng thống Indonesia JokoWidodo trao búa chủ tọaG20 nămtới cho Thủ tướngẤnĐộNarendra
Modi trong ngày bếmạc Hội nghị thượng đỉnhG20 ở Bali (Indonesia) ngày 16-11. Ảnh: REUTERS
ASEAN và vai trò điều phối nỗ lực
hòa bình
Thời gian qua, lập trường trung lập của ASEAN đã giúp
khối này giữ vai trò lớn hơn trong việc điều phối các nỗ
lực hòa giải hòa bình ở cấp độ quốc tế, theo trang
Modern
Diplomacy
. Trong ASEAN, một số thành viên như Singapore
và Việt Nam từng đóng vai trò trung gian tổ chức các cuộc
gặp nhằm giảm leo thang căng thẳng trên trường quốc tế.
Năm 2018, nhờ tính trung lập, an ninh đảm bảo và có
quan hệ ngoại giao tốt với cả Mỹ và Triều Tiên, Singapore
được lựa chọn là nơi tổ chức hội nghị thượng đỉnhMỹ - Triều
giữa Tổng thống Donald Trump và lãnh đạo Kim Jong-un.
Địa điểmđược chọn tổ chức hội nghị thượng đỉnhMỹ - Triều
lần hai (năm 2019) là thủ đô Hà Nội.
ASEAN cần “tiếp
tục nhấnmạnh tầm
quan trọng của khối
trong vai trò trung
tâmđối ngoại và
điều tiết các nỗ lực
hòa bình, tiếp tục duy
trì vị trí trung gian,
không đứng về phía
nào trước sự tranh
giành ảnh hưởng từ
các cường quốc”.
Trong khi đó, đà lạm phát ở châu Âu chưa ngừng tăng. Tại
khu vực Liên minh châu Âu (EU), lạm phát tăng lên mức cao
kỷ lục 10,7% trong tháng 10 (so mức tháng 10-2021), vượt
mức 9,9% của tháng 9 (so mức tháng 9-2021). Đây là mức
lạm phát cao nhất trong vòng 23 năm của khu vực đồng euro,
theo trang
Euronews
.
Theo ông Klaas Knot - Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Hà
Lan và là thành viên Hội đồng Thống đốc Ngân hàng Trung
ương châu Âu (ECB), trong tháng 12 tới ECB có thể sẽ tăng
lãi suất 0,75% lần thứ ba liên tiếp, cho dù nguy cơ suy thoái
kinh tế ngày càng lớn.
BẢOTRÂN
EU bàn áp giá trần lên khí đốt và dầu Nga
đến đâu?
Một trong những trọng tâm hành động của Liên minh châu
Âu (EU) thời gian qua nhằm phản ứng với việc Nga phát động
chiến dịch quân sự ở Ukraine là bàn áp giá trần lên khí đốt
và dầu Nga. Mục đích của EU là giảm đến mức tối thiểu thu
nhập của Nga, hạn chế nguồn tiền Nga chi cho chiến dịch. Tuy
nhiên, đã nhiều tháng trôi qua nhưng có vẻ đường đi này của
EU vẫn còn xa.
Theo hãng tin
Reuters,
từ đầu tháng 9 Chủ tịch Ủy ban châu
Âu (EC) Ursula von der Leyen cho biết bà đã đề xuất với Hội
đồng Năng lượng EU về việc thiết lập mức giá trần khí đốt lên
Nga. Tuy nhiên kể từ thời điểm đó, nội bộ EU luôn lục đục
việc này.
Một số thành viên của khối như Bỉ, Hy Lạp, Ý và Ba Lan
nhiều lần yêu cầu EU thông qua đề xuất áp giá trần lên khí đốt
Nga. Trong khi đó, một số thành viên khác như Đức, Hungary
liên tục cảnh báo rằng việc áp giá trần khí đốt Nga sẽ khiến EU
gặp khó trong việc đảm bảo nguồn cung từ thị trường quốc tế.
Sau nhiều phiên họp chưa thống nhất được, các bộ trưởng
năng lượng EU sẽ họp tiếp vào ngày 24-11 tới để quyết
định. Để việc áp giá trần khí đốt Nga được thông qua, khối này
cần sự đồng thuận của ít nhất 15 nước thành viên. Cũng trong
tháng 9, các bộ trưởng nhóm G7 thống nhất kế hoạch áp giá
trần lên dầu thô Nga. Theo kế hoạch, phương Tây sẽ kêu gọi
tất cả các nước nhập khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ
của Nga cam kết sẽ chỉ mua với mức giá bằng hoặc thấp hơn
giá trần. Tháng trước, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen
có nói rằng vẫn chưa chốt giá trần dầu Nga là bao nhiêu, song
cho hay mức giá có thể rơi vào khoảng 60 USD/thùng, theo
Reuters.
BẢOTRÂN
Người dânÁomua hàng tại
một siêu thị ở thủ đô Vienna.
Ảnh: AFP