273-2022 - page 16

16
Quốc tế -
Thứ Hai28-11-2022
Tiêu điểm
Ngày 26-11, Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên
(KCNA)
đưa tin Chủ tịch Trung Quốc (TQ) Tập Cận Bình
nói với nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un
rằng Bắc Kinh sẵn sàng hợp tác với Bình Nhưỡng vì hòa
bình thế giới.
Theo
KCNA,
trong thông điệp gửi ông Kim, ông Tập cho
biết Bắc Kinh sẵn sàng hợp tác với Triều Tiên vì “hòa bình,
ổn định, phát triển, thịnh vượng của khu vực và thế giới”.
Ông Tập cũng cho hay ông sẵn sàng hợp tác với Bình
Nhưỡng vì “những thay đổi trên thế giới, thời đại và lịch sử
đang diễn ra theo những cách chưa từng có”. Theo
KCNA,
thông điệp của ông Tập là nhằm đáp lại lời chúc mừng
thành công Đại hội XX Đảng Cộng sản TQ mà ông Kim đã
gửi đi trước đó.
Thông điệp từ ông Tập được đưa ra chỉ vài ngày sau khi
Triều Tiên tiến hành một trong những vụ thử hạt nhân lớn
Giải mã sự bứt tốc mạnh mẽ
của Ấn Độ
ẤnĐộ sở hữu nhiều lợi thế về tăng trưởng, dân số và thị trường để trở thành điểmđến lý tưởng
cho các doanh nghiệpmuốn đặt dây chuyền sản xuất ở đây.
VĨ CƯỜNG
C
ăng thẳng quan hệ Mỹ
- Trung cùng các lệnh
phong tỏa liên tục đang
đẩy nhanh xu hướng các công
ty, tập đoàn quốc tế chuyển
dịch dây chuyền sản xuất
khỏi Trung Quốc (TQ). Khi
các yếu tố này càng kéo dài,
xu hướng nói trên càng diễn
ra nhanh chóng và quyết liệt
hơn. Quốc gia thường được
nhắc đến như một lựa chọn
thay thế là Ấn Độ và chính
quyền NewDelhi dường như
đang tận dụng thời cơ này.
Tăng trưởng tiềm
năng của Ấn Độ
Tờ
Financial Times
dẫn báo
cáo hồi tháng 7 của Liên Hợp
Quốc dự đoán vào năm 2023,
Ấn Độ sẽ trở thành quốc gia
đông dân nhất thế giới, vượt
qua cả TQ. Về tổng sản phẩm
quốc nội (GDP), số liệu từ
Ngân hàng đầu tưMỹMorgan
Stanley nhận định Ấn Độ sẽ
vượt qua Nhật và Đức vào
năm 2027 và trở thành nền
kinh tế lớn thứ ba thế giới sau
Mỹ và TQ. Theo Quỹ Tiền
tệ Quốc tế (IMF), nền kinh
tế Ấn Độ sẽ đạt tăng trưởng
6,8% trong năm 2022, cao
gấp đôi so với mức dự đoán
tăng trưởng kinh tế thế giới.
Nhìn rộng ra, trong 10 năm
trở lại đây, Ấn Độ đã đạt được
tốc độ tăng trưởng vào hàng
nhanh nhất thế giới với mức
trung bình hằng năm là 5,5%.
Theo Morgan Stanley, GDP
của Ấn Độ thậm chí có thể
tăng hơn gấp đôi, từ 3.500
tỉ USD hiện nay lên 7.500
tỉ USD vào năm 2031. Thị
phần xuất khẩu của Ấn Độ
trên thế giới cũng có thể
Theo Morgan
Stanley, GDP của
Ấn Độ thậm chí có
thể tăng hơn gấp
đôi, từ 3.500 tỉ USD
hiện nay lên 7.500 tỉ
USD vào năm 2031.
Theo hãng tin
Bloomberg
,
tổng tài sản của 100người giàu
nhất Ấn Độ đã chạm mốc 800
tỉ USD trong nămnay.Trong số
này, người tăng mạnh nhất là
tỉ phú Gautam Adani. Sau khi
tăng gần ba lần vào năm2021,
khối tài sản ròngcủaôngAdani
trong năm 2022 tiếp tục tăng
gấp đôi lên 150 tỉ USD và đưa
ông lên vị trí số 1 Ấn Độ.
Châu Á sẽ “gánh” tăng trưởng
toàn cầu vào năm sau
Theo Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), tăng
trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 sẽ “phụ thuộc nhiều” vào
các nền kinh tế lớn ở châu Á - nhóm sẽ chiếm gần 3/4 tăng
trưởng GDP toàn cầu trong khi cả kinh tếMỹ và châu Âu cùng
giảm tốc mạnh. Ấn Độ được dự báo sẽ là nền kinh tế tăng
trưởng mạnh thứ nhì thế giới trong năm nay và năm tới với
mức tăng trưởng đạt tương ứng 6,6% và 5,7%. Saudi Arabia
được OECD dự báo sẽ là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất
thế giới trong cả năm 2022 và 2023. Kinh tế TQ được dự báo
tăng 3,3% vào năm nay và tăng 4,6% trong năm tới.
Bên cạnh đó, các ngân hàng trung ương lớn đặt mục tiêu
lạm phát 2% và đã tăng lãi suất liên tục trong năm nay nhằm
hạn chế lạm phát. Tuy nhiên, chiến dịch thắt chặt chính sách
tiền tệ này cũng làm gia tăng rủi ro đối với nền kinh tế toàn
cầu vì làm gia tăng gánh nặng nợ đối với các hộ gia đình,
doanh nghiệp và chính phủ.
Một dây chuyền sản xuất ô tô củamột doanh nghiệp ở thủ đôNewDelhi, ẤnĐộ hồi tháng 6.
Ảnh: REUTERS
KCNA: TrungQuốc sẵnsànghợp tác với TriềuTiênvì hòabình thế giới
nhất từ trước đến nay - được cho là sử dụng tên lửa đạn đạo
liên lục địa (ICBM).
Vài ngày trước khi Triều Tiên phóng ICBM, bên lề Hội
nghị thượng đỉnh G20 ở Bali (Indonesia), Chủ tịch TQ Tập
Cận Bình đã có cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Trong cuộc gặp, hai nhà lãnh đạo cũng đã thảo luận về tình
hình căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên. Washington cho biết
họ muốn TQ - với tư cách là đối tác quan trọng của Triều
Tiên - sử dụng ảnh hưởng của mình để giúp kiềm chế Bình
Nhưỡng trong việc thử hạt nhân, theo hãng tin
AFP
.
Đầu tháng này, Mỹ cáo buộc Bắc Kinh và Moscow bảo
vệ Bình Nhưỡng khỏi những lệnh trừng phạt của Liên Hợp
Quốc. Trước đó, vào tháng 5, TQ và Nga đã phủ quyết nỗ
lực do Mỹ dẫn đầu nhằm thắt chặt những biện pháp trừng
phạt đối với Triều Tiên sau các vụ phóng tên lửa.
PHẠM KỲ
Chủ tịch TrungQuốc Tập Cận Bình
(trái)
và nhà lãnh đạo Triều Tiên
KimJong-un. Ảnh: KCNA
tăng gấp đôi trong giai đoạn
này với sàn giao dịch chứng
khoánBombay - sàn giao dịch
lớn nhất Ấn Độ - có thể đạt
mức tăng trưởng hằng năm
là 11% và đạt mức vốn hóa
thị trường là 10.000 tỉ USD
trong 10 năm tới.
Hiện quốc gia NamÁ đang
hưởng lợi rất nhiều từ các
công ty “chia tay” với TQ
và tập trung nhiều hơn vào
việc phát triển thị trường
trong nước hơn là chịu chi
phối của các doanh nghiệp
TQ. Năm 2020, tỉ trọng đầu
tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
ở Ấn Độ chiếm 2,4% GDP
so với 1,7% GDP ở TQ,
trong khi tỉ lệ của 10 năm
trước lần lượt là 1,6% GDP
và 4% GDP.
Mặc dù vậy, Ấn Độ cũng
phải đối mặt với nhiều thách
thức và một trong số đó chính
là tốc độ phát triển đô thị hóa
quá nhanh giữa lúc nước này
vẫn mới chỉ là một nền kinh
tế mới nổi. Trongmột báo cáo
khác,WBước tínhẤnĐộ cần
chi khoảng 840 tỉ USD để
hiện đại hóa đất nước trong
15 năm tới. 40% dân số của
quốc gia này, tương đương
khoảng 600 triệu người, sẽ
sống tập trung ở các siêu đô
thị vào năm 2027. Điều này
chắc chắn sẽ tạo áp lực cho
cơ sở hạ tầng và dịch vụ đô
thị vốn đã quá tải của các TP.
Ấn Độ dần trở thành
"công xưởng thế giới"
Theo tờ
Mint
, nhiều chuyên
gia cho rằng về dài hạn, ẤnĐộ
rất tiềmnăng trở thành đối thủ,
tiến tới thay thế vai trò “công
xưởng thế giới” của TQ.
“TQ có khả năng sản xuất ở
quy mô lớn với chi phí thấp.
Quốc gia duy nhất ngoài TQ
có khả năng sản xuất ở quymô
như vậy với mức giá tương tự
đólàẤnĐộ.Trênthựctế,chúng
ta vẫn đang là một trung tâm
sản xuất có chi phí thấp quy
mô lớn” - GS Biswajit Dhar
thuộc ĐH Jawaharlal Nehru
(Ấn Độ) cho hay.
Ông Ridham Desai, chiến
lược gia thị trường chứng
khoán tại Ngân hàngMorgan
Stanley - Chi nhánh châu Á,
nhận định rằng trong môi
trường hậu COVID-19, các
lãnh đạo doanh nghiệp có xu
hướng chấp nhận nhân viên
làm việc từ xa, từ nhà hoặc
thuê nhân viên từ Ấn Độ hơn.
Nhờ vậy trong thập niên tới,
số người được tuyển dụng ở
Ấn Độ để lấp đầy các vị trí
làm việc bên ngoài đất nước
dự kiến sẽ tăng gấp đôi, lên
hơn 11 triệu người. Chi tiêu
cho gia công phần mềm toàn
cầu sẽ tăng từ 180 tỉ USD lên
khoảng 500 tỉ USD mỗi năm
từ nay đến năm 2030.
Ấn Độ cũng đang ở vị trí
sẵn sàng trở thành công xưởng
của thế giới khi các chính sách
cắt giảm thuế doanh nghiệp,
khuyến khích đầu tư và chi
tiêu cho cơ sở hạ tầng cho
phép thúc đẩy mạnh mẽ đầu
tư vốn vào sản xuất. Tỉ trọng
của lĩnh vực sản xuất trong
GDP có thể tăng từ 15,6%
hiện nay lên 21% vào năm
2031, nhờ việc tăng gấp đôi
thị phần xuất khẩu củaẤnĐộ.
Theo đánh giá của Công
ty kiểm toán Ernst & Young
Global (EY), tuy thị trường
Mỹ và TQ lớn hơn nhưng
tương đối bão hòa với mức
tăng trưởng tương đối thấp
hơn. Ấn Độ trong trường hợp
này mang đến cơ hội chuyển
tiếp tăng trưởng cho các công
ty đa quốc gia trong thập niên
tới. Chỉ riêng trong lĩnh vực
kinh tế số, thị trường nước này
cũng đạt giá trị 800 tỉ USDvào
năm 2030, tức là tăng gấp 10
lần so với năm 2020.
“Thập niên tới củaẤnĐộ có
thể giống với quỹ đạo của TQ
từ năm 2007 đến 2012. Điều
này sẽ biến Ấn Độ thành đầu
tàu mới của kinh tế thế giới”
- chuyên gia Chetan Ahya
thuộc Ngân hàng Morgan
Stanley - Chi nhánh châu Á
dự đoán.•
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook