8
Đô thị -
ThứHai28-11-2022
Đà Nẵng dự kiến khởi công cảng
Liên Chiểu vào giữa tháng 12-2022
Chiều 27-11, thông tin với báo chí, Ban quản lý các dự án
đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên Đà Nẵng cho biết dự kiến ngày
14-12 sẽ khởi công dự án đầu tư xây dựng bến cảng Liên
Chiểu - phần cơ sở hạ tầng dùng chung.
Dự án nằm tại phường Hòa Hiệp Bắc (quận Liên Chiểu) do
Ban quản lý các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên Đà Nẵng
làm chủ đầu tư.
Phần cơ sở hạ tầng dùng chung là hợp phần A trong tổng số
hai hợp phần của dự án đầu tư xây dựng bến cảng Liên Chiểu.
Theo đó, kinh phí đầu tư dự án khoảng 3.400 tỉ đồng từ nguồn
vốn ngân sách trung ương và TP Đà Nẵng.
Dự án có các hạng mục như đê, kè chắn sóng (1.170 m);
luồng tàu, hệ thống báo hiệu cho tàu đến 100.000 DWT
(6.000-8.000 teu), vũng quay tàu; giao thông đường bộ kết nối
đến cảng; hạ tầng cấp điện, nước và công trình phụ trợ đồng
bộ đến cổng cảng. Đường kết nối đến cảng Liên Chiểu sẽ làm
theo quy mô sáu làn xe. Sau khi lập quy hoạch phân khu sẽ
tiếp tục tính toán kết nối thêm một tuyến đường khác và tổ
chức giao thông theo hướng một chiều (một chiều vào cảng và
một chiều ra cảng), đảm bảo lưu thông hàng hóa thuận lợi.
Ban quản lý các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên Đà Nẵng
đang lập quy hoạch phân khu cảng biển, tính toán theo hướng
kết nối đường Tạ Quang Bửu thông qua đường Nguyễn Phước
Chu đến cảng Liên Chiểu.
Cảng Liên Chiểu là một trong ba cảng biển nước sâu của
Việt Nam, được quy hoạch là cảng đặc biệt với quy mô tiếp
nhận tàu tổng hợp, hàng rời trọng tải đến 100.000 tấn, tàu
container có sức chở 6.000-8.000 teu.
TV
Hiểm nguy chực chờ
với người dân bên
sông Bồ ở Huế
UBNDhuyện Phong Điền (ThừaThiên-Huế) đang tính phương án di dời,
tái định cư cho người dân đang sống bên dòng sông Bồ bị sạt lở.
NGUYỄNDO
T
hời gian qua, dòng sôngBồ
bị sạt lở nghiêm trọng, ăn
sâu vào sát nhà nhiều hộ
dân ở thôn Hiền Sỹ, xã Phong
Sơn, huyện Phong Điền, Thừa
Trước mắt, mỗi đợt
mưa lũ chính quyền
địa phương luôn tổ
chức tuyên truyền,
vận động để người
dân tạm di dời đến
nơi an toàn.
Căn nhà ông
NguyễnĐình
Hinh bị nứt nẻ,
nghiêng về phía
dòng sông.
Ảnh:
NGUYỄNDO
UBND TP.HCM vừa có văn bản về việc tiếp tục tăng cường
công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa
và quản lý hoạt động cảng, bến thủy nội địa trên địa bàn TP.
Theo đó, UBND TP giao chủ tịch UBND TPThủ Đức, các
quận, huyện tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các
quy định về đảm bảo an toàn giao thông đường thủy đến các
chủ cảng, bến thủy nội địa; chủ tàu thuyền, người tham gia giao
thông đường thủy.
UBND TP yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn
thành việc cập nhật quy hoạch bến thủy nội địa trên địa bàn
TP.HCM giai đoạn 2020-2030 vào các quy hoạch phân khu, quy
hoạch chi tiết trong phạm vi địa giới hành chính thuộc phạm vi,
trách nhiệm quản lý.
Đồng thời, chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường công
tác kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, chịu
trách nhiệm xử lý dứt điểm các bến thủy nội địa chưa được
công bố, cấp phép hoạt động; các trường hợp vi phạm lấn chiếm
sông ngòi, kênh rạch trên địa bàn quản lý theo các quy định
hiện hành. Cạnh đó, có biện pháp tổ chức cưỡng chế đối với các
trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc không tự tháo dỡ, thanh thải
theo quy định.
Các đơn vị liên quan cần chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc
Công an TP và Sở GTVT kiểm tra, xử lý triệt để tình trạng bến
thủy nội địa chưa được công bố, cấp phép hoạt động; các trường
hợp vi phạm lấn chiếm sông ngòi, kênh rạch trên địa bàn quản lý.
Cùng đó là phối hợp với Công an TP, Sở GTVT và các cơ quan,
đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng
đường thủy nội địa trên địa bàn quản lý theo quy định.
Thiên-Huế. Người dân nơi đây
hằngngày sống trong cảnhnơm
nớp lo âu bởi những căn nhà
có thể bị sập bất cứ lúc nào.
Nhà chờ… sập
Tỉnh lộ 11B chạy dọc theo
dòng sông Bồ, nơi đây nhiều
người dân sinh sống và làm ăn
buôn bán bên dòng sông. Tuy
nhiên, những năm qua dòng
sông sạt lở ngày càng nặng,
khiến cuộc sống của người
dân đảo lộn.
Ông Nguyễn Đình Hinh
(xã Phong Sơn, huyện Phong
Điền) thường giật mình bật
dậy mỗi đêm khi nghe tiếng
động lớn. Ông cho biết nhà
ông trước đây cách bờ sông
hàng chục mét và nước giữa
dòng rất cạn, mùa hè người
dân còn có thể lội qua.
Tuy nhiên, trong một thời
gian dài việc các tàu thuyền hút
cát giữa dòng sông và thời tiết
khắc nghiệt khiến dòng sông
ngày càng sâu, mở rộng vào
đến tận tường nhà dân. Căn nhà
ông Hinh được làm hai phần,
phần trên là nơi dành để thờ
tự và phần bếp ở phía sát bờ
sông. Trong gian bếp của căn
nhà trống trơn, không để đồ
đạc gì ngoài chiếc bếp cũ kỹ.
Trong hai nămqua, mỗi ngày
phần bếp nứt nẻ càng nghiêm
trọng và bằngmắt thường cũng
có thể thấy nhà nghiêng về phía
dòng sông, việc đổ sập chỉ còn
là vấn đề thời gian. “Sạt lởmỗi
năm một nặng thêm, đặc biệt
vào năm 2020, trận lũ lớn đã
khiến căn nhà nghiêng hẳn ra
sông” - ông Hinh nói.
Cần sớm được di dời
Khi được hỏi về cuộc sống
bên bờ sông bị sạt lở, bàHoàng
Thị Sỹ (vợ ôngHinh) vẫn chưa
quên được những tháng ngày
liên tục phải chạy lũ.
Theo bà Sỹ, ở những nơi
khác khi bão lũ thì người dân
mới di dời đến nơi trú tránh
nhưng ở đây nghe mưa to là
bà không dám ngồi trong nhà
vì sợ mạo hiểm tính mạng.
“Tôi rất sợ vì mưa thì đất
nhão ra, nếu sạt lở thì chạy sao
kịp. Có những đêm trời mưa
to, tôi không chợp mắt được,
đành sang nhà bà con ở nhờ,
khi về lại rất hồi hộp không
biết căn nhà còn không” - bà
Sỹ nói.
Chị Lê Thị Quỳnh (30 tuổi,
ở thôn Hiền Sỹ) cùng chồng
và bốn người con cũng sống
trong cảnh tương tự. “Mỗi
mùa mưa lũ về là bỏ của chạy
lấy người, chứ đâu dám liều
mạng mình và các con” - chị
Quỳnh nói.
Theo chị Quỳnh, những ngày
mưa lũ lớn nước sông tràn vào
khiến căn nhà bị ngập khoảng
1 m. Mưa lũ khiến căn nhà
ngày càng xuống cấp, xuất hiện
nhiều vết rạn nứt và nghiêng
về phía sông. “Ở nhà cũng rất
sợ nhưng cuộc sống của gia
đình khó khăn, làm chỉ đủ ăn
nên nói đến việc tự di dời là
rất khó nếu không được sự hỗ
trợ phù hợp từ Nhà nước” - chị
Quỳnh nói.
Ông Trịnh Xuân Nhân, Chủ
tịch UBND xã Phong Sơn, cho
biết qua kiểm tra cho thấy khu
vực dọc sôngBồ qua thônHiền
Sỹ có nhiều nhà dân bị sạt lở
đất rất nguy hiểm. Trước mắt,
mỗi đợt mưa lũ chính quyền
địa phương luôn tổ chức tuyên
truyền, vận động để người dân
tạm di dời đến nơi an toàn.
UBND xã cũng đã có văn
bản gửi UBND huyện Phong
Điền báo cáo tình hình sạt lở để
có hướng khắc phục kịp thời,
đảmbảo an toàn cho người dân.
Chiasẻvới
PhápLuậtTP.HCM
về kế hoạch di dời, tái định cư
chocáchộdânnày, ôngNguyễn
Đình Bách, Chủ tịch UBND
huyện Phong Điền, cho biết
hiện địa phương đang nghiên
cứu. Còn về việc làm bờ kè
đoạn sông này có kinh phí rất
lớn, ngoài khả năng của huyện,
huyện đã có văn bản đề xuất
tỉnh hỗ trợ kinh phí thực hiện.•
TP.HCM
yêu cầu
đảmbảo
trật tự, an
toàn giao
thông
đường
thủy.
Ảnh: ĐT
Khẩn trương cậpnhật quyhoạchbến thủynội địaTP.HCM
đếnnăm2030
UBND TP cho biết giao thông đường thủy là một trong những
giải pháp quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
của TP và khu vực.
Hiện các địa bàn, tuyến sông ngòi, kênh rạch trọng điểm phức
tạp về trật tự, an toàn giao thông đường thủy đã được giải quyết,
các bất cập trong tổ chức giao thông có nguy cơ tiềm ẩn, phức
tạp về tai nạn giao thông đường thủy được xử lý kịp thời. Ý thức
tuân thủ pháp luật của các chủ tàu thuyền, người tham gia giao
thông đường thủy có nhiều chuyển biến tích cực.
Hoạt động kinh doanh, khai thác cảng, bến thủy nội địa, bến
khách ngang sông được công bố, cấp phép của cơ quan có thẩm
quyền hoạt động ổn định. Các bến đều đảm bảo các điều kiện
an toàn hoạt động bến, phục vụ an toàn, thuận tiện thông suốt
cho người dân địa phương, góp phần hạn chế áp lực lưu thông
đường bộ trên địa bàn TP. Tình hình tai nạn giao thông đường
thủy trong các năm cơ bản được kiềm chế, kéo giảm đến mức
thấp, luồng tuyến đường thủy nội địa được đảm bảo an toàn,
thông suốt, không xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông trên các
tuyến đường thủy thuộc địa bàn TP.HCM.
KIÊN CƯỜNG