7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai28-11-2022
Luật & đời
(Tiếp theo trang 1)
HỮUĐĂNG
P
hảnánh tới báo
PhápLuật TP.HCM
,
ông Nguyễn Văn Nam (huyện
Bình Chánh, TP.HCM) cho biết
bản án tuyên buộc trả lại lối đi chung
có hiệu lực đã hơn ba năm nhưng đến
nay cả xóm nhà ông phải đi nhờ qua
đất của người khác, còn lối đi chung
duy nhất vẫn bị bít kín.
Cả xóm chờ mở lối đi chung
Tháng 3-2016, ông Nam khởi kiện
ông Nguyễn Văn Hiền và bà Trần Thị
Em là hộ dân nhà ở đầu hẻm 164B/6
đường Tân Nhiễu, ấp 2, xã An Phú
Tây, huyện Bình Chánh về việc tranh
chấp lối đi chung.
Tháng 7-2018, TAND huyện Bình
Chánh xử sơ thẩm, xác định lối đi tranh
chấp là “lối đi công cộng” chứ không
thuộc sở hữu riêng của gia đình ông
Hiền, bà Em.
Tháng 5-2019, TAND TP.HCM xử
phúc thẩm, bác toàn bộ kháng cáo của
ông Hiền và bà Em; xác định phần
diện tích 21,4 m
2
là lối đi chung. Tòa
sửa một phần bản án sơ thẩm, xác
định đất tranh chấp là “lối đi chung”
chứ không phải “lối đi công cộng”.
Tòa buộc ông Hiền, bà Em chấm dứt
hành vi ngăn cản sự tự do đi lại của
các hộ dân trong hẻm; buộc tháo dỡ
các chướng ngại vật, di dời vật cản để
trả lại lối đi chung; buộc ông bà liên
đới trả cho ông Nam 8 tỉ đồng.
Sau khi bản án có hiệu lực pháp
luật, ông Hiền và bà Em vẫn không
tự nguyện tháo dỡ vật cản nên người
dân đã có đơn đề nghị thi hành bản án.
Ngày 8-7-2020, Chi cục Thi hành án
dân sự (THADS) huyện Bình Chánh
ban hành quyết địnhTHAtheo yêu cầu.
Do bản án không được thi hành nên
ngày 14-8-2022, ông Nam và các hộ
dân phía trong con hẻm tiếp tục có
đơn yêu cầu THA lần thứ ba.
“Hồi đầu tháng 11, cơ quan THA
mời chúng tôi lên làm việc. Mới đây,
cơ quan THAcó cử cán bộ xuống xem
hiện trạng lối đi bị bít. Tuy nhiên, sau
các buổi làm việc đó, tôi cũng không
biết bao giờ bản án được cưỡng chế
thi hành” - ông Nam nói.
Nhiều năm phải đi nhờ đất
kế bên
Theo ghi nhận của PV, khu vực lối
đi chung đang bị chặn bởi nhiều vật
dụng khác nhau như tôn, sắt, gỗ…, tạo
thành bức tường cao khoảng 2 m. Từ
phía trong, cả người và xe đều không
thể di chuyển để ra đường Tân Nhiễu.
Bà Nguyễn Thị Anh (một hộ dân
phía trong lối đi bị bít kín) cho biết
trước đây khi chưa xảy ra tranh chấp,
khoảng 30 nhân khẩu (bốn hộ gia đình
và tám phòng trọ) sử dụng lối đi này là
lối đi duy nhất để ra đường Tân Nhiễu.
Khổ sở vì lối đi chung
duy nhất bị bít kín
Cơ quan thi hành án cho biết trong thời gian tới, nếu người phải thi hành
án không tự nguyện thi hành, chấp hành viên sẽ áp dụng các biện pháp
cưỡng chế theo quy định.
“Nếu không được đi nhờ
qua đất ruộng kế bên nữa
thì chúng tôi không biết
phải đi đường nào. Mong
sớm cưỡng chế thi hành để
trả lại lối đi chung” - ông
Nguyễn Văn Nam, người
được thi hành án.
Sẽ cưỡng chế nếu không tự nguyện tháo dỡ
Báo
Pháp Luật TP.HCM
đã có văn bản gửi Cục THADSTP.HCM và chủ tịch UBND
huyện Bình Chánh (trưởng ban chỉ đạo THA huyện) để làm rõ lý do đến nay vẫn
chưa THA, trả lại lối đi chung dù bản án đã có hiệu lực hơn ba năm; trường hợp
người phải THA vẫn không tự nguyện thì cơ quan THA có kế hoạch cưỡng chế
và chỉ đạo cưỡng chế như thế nào...
Ngày 25-11,
Pháp Luật TP.HCM
nhận được trả lời bằng văn bản của Chi cục
THADS huyện Bình Chánh. Cơ quan này cho biết sau khi TAND TP.HCM xét xử
phúc thẩm, ông Hiền, bà Emcó làmđơn đề nghị TANDCấp cao tại TP.HCMkháng
nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
Đến tháng 3-2022, TAND Cấp cao tại TP.HCM đã có Thông báo số 238/TB-TA
trả lời rằng không có căn cứ để kháng nghị giám đốc thẩm.
Do đó trong thời gian tới, nếu người phải THA không tự nguyện thi hành, chấp
hành viên sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định.
Người dân
phải đi nhờ
đất ruộng
của chủ đất
khác để ra
đường
(ảnh
lớn)
. Các vật
bít kín lối đi
chung duy
nhất của
hàng chục
người dân
(ảnh nhỏ)
.
Ảnh:
HỮUĐĂNG
Khác biệt lạ lùng này đã tồn tại trong nhiều năm trời. Cớ
sự phát sinh do quy định của pháp luật có sự phân biệt giữa
công chứng và chứng thực hợp đồng, giao dịch.
Theo Luật Công chứng 2014, công chứng là việc công
chứng viên (CCV) của một tổ chức hành nghề công chứng
chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch
dân sự khác bằng văn bản. Tính xác thực, hợp pháp đó được
thể hiện qua việc CCV chứng nhận người tham gia hợp đồng,
giao dịch hoàn toàn tự nguyện, có năng lực hành vi dân sự,
mục đích, nội dung của hợp đồng, giao dịch không vi phạm
pháp luật, không trái đạo đức xã hội, chữ ký hoặc dấu điểm
chỉ trong hợp đồng, giao dịch đúng là chữ ký hoặc dấu điểm
chỉ của người tham gia hợp đồng, giao dịch.
Còn theo Nghị định 23/2015 thì chứng thực là việc cơ quan
có thẩm quyền như là phòng tư pháp cấp huyện, UBND cấp
xã chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao
dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc
dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
Từ chỗ cho phép CCV, phòng tư pháp cấp huyện, UBND
cấp xã được làm nhiều công việc như nhau (chứng hợp đồng,
giao dịch động sản, bất động sản…), các quy định hiện hành
cho phép người dân được chọn lựa hoặc công chứng, chứng
thực.
Đơn cử, theo quy định về đăng ký xe năm 2014 của Bộ
Công an, giấy bán, tặng cho xe của cá nhân phải được công
chứng hoặc được UBND cấp xã chứng thực chữ ký. Đến năm
2020 thì bộ này quy định là giấy bán, cho, tặng xe của cá
nhân có xác nhận công chứng hoặc chứng thực. Với Luật Đất
đai 2013, hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp
vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản
gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực (trừ
trường hợp kinh doanh bất động sản theo quy định). Với Luật
Nhà ở 2014, mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở,
chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải
thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng.
Theo đó, tuy đều cùng chứng những loại công việc, những
nội dung như nhau nhưng nếu CCV làm thì gọi là công
chứng, nếu trưởng phòng tư pháp, chủ tịch xã làm thì gọi là
chứng thực (?).
Điều đáng lưu ý nữa là nếu nhiều tỉnh trên cả nước thực
hiện răm rắp các quy định nêu trên thì TP.HCM không làm
như thế. Tại sao? Tuy không có sự chính thức thừa nhận
mức độ “xịn sò” giữa văn bản được công chứng, chứng thực
nhưng CCV thường được tin tưởng nhiều hơn về đẳng cấp
nghiệp vụ. Bởi lẽ theo luật, CCV phải là người có thời gian
công tác pháp luật từ năm năm trở lên; tốt nghiệp khóa đào
tạo nghề hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề, đạt yêu cầu
kiểm tra kết quả tập sự nghề công chứng.
Vậy nên từ rất lâu, để chuyên nghiệp và hợp lý hóa, UBND
TP.HCM đã quyết định chuyển giao rất nhiều việc chứng thực
hợp đồng, giao dịch từ UBND cấp huyện, xã sang cho các tổ
chức hành nghề công chứng. Đây là lý do khiến người dân ở
nhiều tỉnh, thành có thể đến UBND cấp xã chứng giấy mua
bán xe hay đối với cả hợp đồng, giao dịch nhà, đất vốn phức
tạp nên dễ có rủi ro, tranh chấp…, trong khi ở TP.HCM người
dân nhất định phải đi công chứng để tăng sự an toàn pháp lý.
Hẳn là trước đây việc đi lại lắm khó khăn, chỉ có mỗi công
chứng nhà nước (cách gọi các phòng công chứng nhà nước
do UBND cấp tỉnh thành lập) nên pháp luật mới phải quy
định ai làm cũng được để rồi gây ra các cắc cớ nêu trên. Nay
các trở ngại khách quan ấy đã hết, nhất là với quy luật có cầu
ắt có cung nên không lo thiếu công chứng tư (cách gọi các
văn phòng công chứng do các CCV thành lập).
Vậy có còn cần giữ song song hai hệ thống công chứng và
chứng thực đối với hợp đồng, giao dịch gây lãng phí nguồn
lực, dẫn đến tình trạng không ít tài sản được chuyển dịch
nhiều lần tại cùng thời điểm mà không phát hiện ra do cơ sở
dữ liệu về công chứng, chứng thực chưa có sự liên thông, kết
nối?
Rất may, Bộ Tư pháp giờ đã nhận ra sự chồng chéo, trùng
lặp không hay nêu trên nên đang dự kiến sửa đổi Luật Công
chứng 2014 theo hướng không cho phép phòng tư pháp cấp
huyện, UBND cấp xã chứng hợp đồng, giao dịch nữa. Thành
thử, hãy cùng chờ Luật Công chứng và nhiều luật khác nữa
được sửa đổi để tránh ông chằng bà chuộc. Trong đó, cũng hy
vọng là thủ tục mua bán xe máy cũ ít tiền sẽ được điều chỉnh
theo hướng gọn lẹ để người dân đỡ nhọc nhằn không đáng.
Luật sư
NGUYỄN THỊ THU TÂM
(Đoàn Luật sư TP.HCM)
Nghịch lý công chứng,
chứng thực
Sau này, khi tranh chấp lối đi chung bắt
đầu diễn ra, có thời điểm hàng chục hộ
dân không có đường đi, phải gọi điện
thoại cho công an xuống giải cứu. Nay
lối đi duy nhất bị bít kín, các hộ dân
phải đập tường, xin chủ đất bên cạnh
để tạm đi qua phần đất ruộng của họ.
“Lối đi tạm là đất ruộng, trời nắng
thì không sao, trời mưa thì sình lầy,
đường trơn, đi lại khó khăn và bất tiện
vô cùng. Người có phòng trọ cho thuê
kiếm tiền chợ cũng không cho thuê
được. Không có lối đi, người ta trả
phòng, đi thuê chỗ khác” - bàAnh nói.
Về phía người được THA, ông
Nguyễn Văn Nam cho biết: “Hàng
chục con người tại đây mong muốn
cơ quan THAsớm cưỡng chế thi hành
bản án để trả lại lối đi chung. Vì nếu
lối đi tạm kia chủ đất không cho đi nữa
thì không biết phải đi đường nào”.•