273-2022 - page 2

2
Thời sự -
ThứHai28-11-2022
Ma trậncông ty tài chínhdỏmtung chiêu
Việc mậpmờ danh xưng công ty
tài chính khiến người dân không
thể phân biệt đâu là công ty tài
chính được cấp phép và đâu là
công ty giảmạo, đội lốt để cho vay.
THÙY LINH
P
hóThống đốc Ngân hàng
Nhà nước (NHNN) Đào
Minh Tú mới đây khẳng
định tính đến thời điểm hiện
tại, cơ quan này mới chỉ cấp
phép cho 16 công ty tài chính
(CTTC) tiêu dùng.
Thế nhưng gần đây trên
thị trường xuất hiện hàng
loạt CTTC tiêu dùng giả
mạo thực hiện việc cho vay,
đòi nợ gây bức xúc dư luận,
người vay tiền.
Nở rộ CTTC
tiêu dùng dỏm
Theo khảo sát của chúng tôi,
hiện nay không ít công ty tư
vấn tài chính, công ty đầu tư
tài chính, kinh doanh dịch vụ
cầmđồ hay các công ty fintech
(công nghệ tài chính)… cho
vay qua online hoặc các app
(ứng dụng). Các công ty này
tự đặt tên mập mờ là CTTC.
Những công ty này không
phải do NHNN cấp phép,
không phải là tổ chức tín dụng
nhưng lại ngang nhiên cho
vay, dễ gây hiểu nhầm như
CTTC do NHNN cấp phép.
Tình trạng trên khiến không
ít người bị lừa mất hàng chục,
thậmchí hàng trăm triệu đồng.
Kể lại câu chuyện sập bẫy
tín dụng đen của mình, chị
Mai Hà (quận Tân Bình,
TP.HCM) cho biết: Do cần
tiền gấp nên chị gọi điện thoại
cho một dịch vụ cho vay tiêu
dùng qua app. Theo quảng
cáo, khách hàng chỉ cần khai
báo thông tin cá nhân trên app
và sẽ nhận được tiền qua tài
khoản sau khi lãnh đạo thẩm
định hồ sơ.
Tuy nhiên, chỉ 30 phút sau
khi hoàn tất các bước thủ tục,
chị nhận được cuộc gọi từmột
người tự giới thiệu là nhân
Thủ đoạn mà
những đối tượng giả
mạo CTTC thường
sử dụng để lừa đảo
người tiêu dùng là
đánh vào tâm lý
muốn được vay với
số tiền lớn, thủ tục
nhanh gọn.
Nhu cầu vay tiêu dùng tăng mạnh
Công ty TNHH Medtronic Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực
công nghệ chăm sóc sức khỏe cho biết: Thời gian gần đây đã
nhận được nhiều phản ánh từ các cá nhân về việc có các website
và app sử dụng tên gọi của Tập đoàn Medtronic để kêu gọi đầu
tư tài chính, huy động tiền của người tham gia trên các nền tảng
Facebook, YouTube, TikTok, Zalo và Telegram.
Công ty TNHH Medtronic Việt Nam khẳng định đơn vị này
không liên quan đến hoạt động kêu gọi đầu tư tài chính và huy
động tiền qua các trang mạng, ứng dụng mạo danh Medtronic
nêu trên. Tại Việt Nam, Mỹ và trên toàn cầu, Tập đoàn
Medtronic không kinh doanh tài chính, không thiết lập và vận
hành các trang mạng, ứng dụng để kêu gọi người sử dụng đầu tư
tài chính.
“Việc sử dụng tên gọi “Medtronic” trên các trang mạng và ứng
dụng mạo danh hoàn toàn không được sự cho phép của Tập đoàn
Medtronic, là hành vi trái pháp luật”.
l
Ngày 20-11, Công an TP.HCM thông tin về vụ án vu khống
để đòi nợ tại CTTC TNHH MTVMirae Asset.
Theo đó, cơ quan công an xác định CTTC TNHH MTVMirae
Asset Việt Nam là công ty nước ngoài, có trụ sở chính ở quận 1,
do L.J. (quốc tịch Hàn Quốc) làm tổng giám đốc.
Khi khách hàng vay tiền phải cung cấp thông tin cá nhân,
thông tin người thân và chịu mức lãi suất 55%/năm. Khi đến
hạn thanh toán, bộ phận thu hồi nợ sẽ chia khách hàng theo
cấp độ thời gian nợ. Đặc biệt, với nhóm nợ trên 180 ngày sẽ
bị gọi điện thoại, nhắn tin, chửi bới, đe dọa hoặc cắt ảnh
người vay, người thân ghép vào ảnh cáo phó, ảnh đồi trụy,
thông báo truy tìm người trốn nợ, cảnh báo lừa đảo... để gửi
cho khách hàng nợ, người thân, đồng nghiệp của họ qua Zalo,
Facebook nhằm gây sức ép buộc người vay trả nợ.
Quá trình đấu tranh, thu thập chứng cứ, công an đã khởi tố,
bắt tạm giam 13 bị can về tội vu khống theo Điều 156 Bộ luật
Hình sự.
PV
Mạodanhđể kêugọi đầu tư tài chính, huyđộng tiền
Đòi nợ kiểu khủng bố, 13 người bị bắt về tội vu khống.
Theo số liệu của NHNN, tính đến hết tháng 9 vừa qua, dư
nợ cho vay tiêu dùng của các CTTC tiêu dùng đạt khoảng
145.000 tỉ đồng, tăng hơn 20% so với cuối năm 2021. Con số
này chiếm gần 6% dư nợ cho vay tiêu dùng của hệ thống và
chiếm 1,3% dư nợ toàn nền kinh tế.
Nhận định về hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam
trong thời gian qua, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho
biết: Tính đến nay thị trường Việt Nam đã có 16 CTTC được
NHNN cấp phép hoạt động phục vụ khoảng 30 triệu khách
hàng trên toàn quốc. Tuy nhiên, hoạt động không lànhmạnh
của các tổ chức cung cấp tài chính tiêu dùng không do NHNN
cấp phép và hoạt động “tín dụng đen” đã ảnh hưởng bất lợi
đến hoạt động và uy tín của các CTTC tiêu dùng.
Hiện nay xã hội đang có sự lẫn lộn, người dân không phân
biệt đâu là chính thức, đâu là phi chính thức, thậm chí đâu là
vi phạm pháp luật. Cũng có nhiều công ty có tên là tài chính
thành lập cấp phép đầu tư theo chính quyền tại địa phương
nhưng không được cấp phép tiền tệ ngân hàng và không
được NHNN cấp phép, lại tham gia cho vay qua app để lại
nhiều hệ lụy.
Các công ty tài chính được cấp phép luôn cảnh báo nhưng nhiều người vẫnmắc bẫy. Ảnh: HOÀNGGIANG
viên của app mà chị đang
cần vay thông báo hồ sơ vay
bị lỗi “chuyển tiền quá nhiều
lần” và yêu cầu chị chuyển
tiền lại để xác minh.
“Do tin tưởng, tôi đã chuyển
tổng cộng 25 triệu đồng vào
các tài khoản ngân hàng do
họ cung cấp. Ngay sau khi
nhận được tiền, họ cắt đứt
mọi liên hệ. Tới lúc này tôi
mới té ngửa app cho vay đó
không phải của CTTC được
NHNN cấp phép mà chỉ là
app lừa đảo có tên gần giống
một CTTC mà thôi” - chị
Mai Hà kể.
ÔngNguyễnĐìnhĐức, Phó
Tổng giám đốc CTTC HD
SAISON, cho biết hiện nhu
cầu vay tiêu dùng của người
dân luôn tồn tại và nhu cầu
này có dư địa khá lớn. Nói
cách khác, tài chính tiêu dùng
là giải pháp tài chính gắn liền
với đời sống của người dân,
đáp ứng nhu cầu vay cấp thiết
của người dân, nhất là nhóm
đối tượng người dân yếu thế
dễ bị tác động khi các yếu tố
khách quan thay đổi. Điển
hình như nhóm lao động phổ
thông, công nhân làm việc
tại các khu công nghiệp, khu
chế xuất.
Tuynhiên, gầnđâyxuất hiện
rất nhiều kẻ giảmạo nhân viên
củaCTTC tung ra các chiêu trò
lừa đảo, thu lợi bất chính. Khi
chẳng may sập bẫy các CTTC
giảmạo, người tiêudùngcó thể
phải đốimặt với rủi ro nhưmất
tiền, phát sinh nợ xấu do đối
tượng lừa đảo mạo danh vay
tiền ngân hàng hoặc tổ chức tín
dụng. Thậm chí, người vay có
nguy cơ phải chịu trách nhiệm
pháp lý nếu tài khoản bị lạm
dụngvàocácmụcđíchphipháp.
Ví dụ, tháng6vừaqua,Ngân
hàng HSBCViệt Nam đã phải
lên tiếng về vụ lừa đảo củamột
côngtytrongnướclấytênCông
tyCPTậpđoàn tài chínhHSBC
Việt Nam. Ngân hàng HSBC
Việt Nam khẳng định không
cómối liên hệ với công ty này.
Những chiêu trò của
các CTTC giả mạo
Thủ đoạn mà những kẻ giả
mạoCTTC thường sử dụng để
lừađảongười tiêudùng làđánh
vào tâm lý muốn được vay
với số tiền lớn, thủ tục nhanh
gọn. Trước thực tế trên, các cơ
quan chức năng và CTTC liên
tục cảnh báo về thủ đoạn mà
nhóm lừa đảo thường dùng
để lừa đảo, giúp khách hàng
tránh tiền mất tật mang.
Chẳng hạn CTTC MTV
Cộng đồng (FCCOM) mới
đây cảnh báo hiện tượng đối
tượng tạo các website, app
vay tiền giả mạo thương hiệu
của FCCOM hoặc giả mạo là
nhân viên của công ty và yêu
cầu khách hàng cung cấp hồ
sơ vay vốn như bình thường.
Sau đó lấy lý do cần phải
chuyển khoản trước một số
tiền nhất định rồi mới được
vay vốn, những kẻ lừa đảo
yêu cầu khách hàng chuyển
tiền vào tài khoản cá nhân
hoặc của bên thứ ba.
1 3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,...16
Powered by FlippingBook