276-2022 - page 13

13
với đặc tính của từng loài.
Trung tâm hiện thiếu một số
chuồng để huấn luyện bản
năng hoang dã, chuồng cách
ly y tế đặc biệt... cho chúng.
“Đối với loài vượn trong
tự nhiên, một sải tay chuyền
từ cành cây này sang cây
khác của chúng có thể đạt
4-5 m về không gian nhưng
bề ngang chuồng nuôi hiện
tại cơ bản chỉ 4 m. Do đó,
không thể thực hiện công tác
huấn luyện vận động được.
Trung tâm đang hướng tới
xây dựng thêm từ một đến
hai chuồng có diện tích
100-150 m
2
nhằm hỗ trợ
công việc huấn luyện linh
trưởng trước khi tái thả” -
ông Thắng nêu ví dụ.
Ngoài ra, Bù Gia Mập
là vùng có nhiều rùa, hằng
năm trung tâm tiếp nhận
khá nhiều loài này. Trung
tâm đang có ý tưởng xây
dựng một khu để bảo tồn
rùa, nhận nuôi sinh sản để
tái thả vào rừng tự nhiên,
đẩy mạnh hoạt động du lịch
sinh thái, nghiên cứu khoa
học cho học sinh, sinh viên.
Thiếu nguồn nhân lực,
công việc đặc thù nhưng
lương, thưởng lại như người
lao động bình thường cũng
là một vấn đề mà trung tâm
trăn trở. Đặc biệt trong dịp
tết, ngày lễ có khách tham
quan nhiều, nhân lực thường
quá tải do phải trực 24/24
giờ. Bên cạnh đó, cũng theo
ông Thắng, để chăm sóc cho
các con thú được tốt hơn,
đặc biệt là những con thú
bị bệnh cần phải có bác sĩ
thú y, có chuyên môn. Tuy
nhiên, việc thu hút các bác sĩ
thú y về đây còn khó khăn,
do đó trung tâm đang tạo
điều kiện để 1-2 nhân viên
được đi học đào tạo chính
quy về thú y. •
VÕTHƠ
V
ườn quốc gia (VQG)
Bù Gia Mập (tỉnh Bình
Phước) vừa kỷ niệm 20
năm thành lập vườn. Ngoài
bảo vệ và phát triển rừng,
bảo tồn đa dạng sinh học…,
tiếp nhận, chăm sóc và tái
thả động vật về tự nhiên là
một trong những nhiệm vụ
quan trọng của đơn vị này.
Xem các động vật
như con
Gắn bó với công việc chăm
sóc động vật hoang dã để tái
thả, chị Trần Thị Gái chia sẻ:
“Không chỉ là trách nhiệm,
tôi làm công việc này còn vì
tình thương đối với những
loài vật thiệt thòi, cần sự
chăm sóc. Các nhân viên ở
đây coi chúng như con cái
của mình”.
Chị Gái kể đều đặn 8 giờ
mỗi ngày, chị cùng các nhân
viên chăm sóc bắt đầu vệ
sinh chuồng trại, sau đó cho
chúng ăn. Các khẩu phần
ăn, trái cây đều được chọn
lựa kỹ càng, thuần tự nhiên.
Trước khi tái thả về tự
nhiên, các nhân viên chăm
sóc sẽ phải dành thời gian
thuần dưỡng, huấn luyện các
động vật để chúng thích nghi
với môi trường tự nhiên.
Thời gian đầu sau khi tái
thả, chị Gái mang thức ăn
vào rừng để cung cấp thêm
cho động vật. “Có loài chỉ
cần nuôi một tháng đã được
tái thả, có loài phải mất thời
gian lâu hơn, từ hai đến ba
tháng. Tuy nhiên, cũng có
những loài mất khả năng
sinh tồn, không thể kiếm ăn
ngoài tự nhiên thì trung tâm
phải nuôi trọn đời” - chị Gái
nói và chỉ vào hai con khỉ
đuôi lợn bị mất một chân,
một tay, không thể hòa nhập
với môi trường tự nhiên.
Hai con khỉ được phát hiện
trong lúc nhân viên trung
tâm đi tuần tra. Lúc này, hai
con khỉ bị dây bẫy gắn chặt
trong tình trạng suy kiệt, lở
loét, nhiễm trùng nặng, vết
thương hoại tử. Trung tâm
phải đoạn bỏ chi để bảo tồn
mạng sống cho chúng.
Theo chị Gái, các loài động
vật được chuyển đến trung
tâm từ nhiều nguồn như công
an, kiểm lâm hoặc các trung
tâm cứu hộ khác trong khu
vực, tổ chức, người dân nuôi
nhốt tự nguyện giao nộp.
Ý tưởng nhiều nhưng
kinh phí hạn hẹp
Ông Khương Hữu Thắng,
PhóGiámđốcTrung tâmCứu
hộ, bảo tồn và phát triển sinh
vật, VQG Bù Gia Mập, cho
biết kinh phí để duy trì việc
chăm sóc các loài động vật
có giới hạn. Kinh phí của
Nhà nước chỉ đủ cung cấp
thức ăn cho các động vật
phải tái thả sau một thời gian
nhất định. Đối với những
loài cần thời gian chăm sóc
lâu hơn hoặc nuôi phúc lợi
trọn đời (những cá thể động
vật bị cụt tay, cụt chân, mất
khả năng sinh tồn ngoài tự
nhiên) thì trung tâm phải
tự sản xuất thức ăn bổ sung
như trồng thêm các loại rau
củ, cây trái, nuôi thêm heo,
gà, vịt... Một số người dân
tại địa phương, tình nguyện
viên và khách du lịch cũng
ủng hộ thêm nguồn thức ăn,
kinh phí để mua bổ sung
thức ăn cho chúng.
Theo ông Thắng, hiện tại
trung tâm đang nuôi để tái
thả 14 loài và khoảng 31 cá
thể (vượn đen má vàng, rái
cá, cu ly nhỏ, khỉ mặt đỏ,
khỉ đuôi lợn, cầy mực…).
Tuy nhiên, hệ thống chuồng
trại của trung tâm được xây
dựng từ khá lâu nên thiết
kế đã không còn phù hợp
Thời gian đầu sau khi tái thả, chị Gái mang thức ăn vào rừng để cung cấp thêmcho các động vật.
Ảnh: VÕTHƠ
Đẩy mạnh giáo dục
bảo vệ môi trường tự nhiên
Bên cạnh công tác bảo tồn, phát triển, tái thả sinh vật,
VQG Bù Gia Mập đang lồng ghép các hoạt động để tuyên
truyền, giáo dục ý thức về bảo tồn động vật hoang dã, bảo
vệ môi trường tự nhiên. Khách tham quan, tình nguyện
viên sẽ được trực tiếp quan sát và nghe những giới thiệu,
giải thích về vai trò của động vật rừng đối với sự phát triển
bền vững của cây rừng, hệ sinh thái rừng khi đến với vườn.
Trong những năm gần đây, vườn cũng đón nhiều du
khách trẻ khám phá thiên nhiên hoặc người lớn tuổi muốn
tận hưởng không khí trong lành, những gia đìnhmuốn cho
con em hòa mình với thiên nhiên, rời xa mạng xã hội. Đây
được xem là cơ hội để trung tâm lan tỏa thông điệp bảo vệ
thiên nhiên, động vật hoang dã đến với mọi người.
Ông
KHƯƠNG HỮU THẮNG
,
Phó Giám đốc Trung tâm Cứu hộ,
bảo tồn và phát triển sinh vật, VQG Bù Gia Mập
Trước khi tái thả về
tự nhiên, các nhân
viên chăm sóc sẽ
phải dành thời gian
thuần dưỡng, huấn
luyện các động vật để
chúng thích nghi với
môi trường tự nhiên.
Tiêu điểm
VQG Bù Gia Mập chưa có hồ
chứa nước trong khuôn viên
vườn thực vật để cung cấp
nước cho các động vật trong
mùa khô. Nếu trong khu vực
vườn thực vật không có nước
uống, động vật sẽ đi ra vườn
rẫy của người dân để tìm kiếm
nguồn nước, dẫn đến nguy cơ
bị săn bắn rất cao. Việc có hồ
chứa nước cũng giúp thu hút
các loài động vật rừng sống ở
vườn rẫy của người dân di cư
vào vườn thực vật.
Anh
NGUYỄN ĐỨC TRỌNG
,
nhân viên chăm sóc động vật
VQG Bù Gia Mập
Đời sống xã hội -
ThứNăm1-12-2022
Nỗ lực cứu hộ
động vật
ở vườnquốc gia
Dù còn nhiều khó khăn nhưng những nămqua
Vườn quốc gia Bù GiaMập vẫn âm thầm cố gắng
thực hiện công việc tiếp nhận, chăm sóc và
tái thả động vật hoang dã về tự nhiên.
Khỉ đuôi lợn bị mấtmột chân, không thể hòa nhập với môi trường
tự nhiên nên được trung tâmnuôi trọn đời. Ảnh: VÕTHƠ
Ngày 29-11, Phó Thủ tướng Chính
phủ Vũ Đức Đam đã ký Quyết định
24 quy định về việc thực hiện chính
sách hỗ trợ cán bộ quản lý (CBQL),
giáo viên (GV), nhân viên (NV) trong
các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học
ngoài công lập gặp khó khăn do dịch
COVID-19.
Hỗ trợ một lần ở mức 3,7 triệu đồng/
người áp dụng với CBQL, GV, NV chưa
được hưởng chính sách của địa phương
hỗ trợ đối với nhóm lao động không có
giao kết hợp đồng lao động và một số
đối tượng đặc thù khác theo quy định
tại khoản 12 Mục II Nghị quyết 68/NQ-
CP.
Hỗ trợ một lần ở mức 2,2 triệu đồng/
người áp dụng với CBQL, GV, NV đã
được hưởng chính sách của địa phương.
Để được hưởng hỗ trợ, CBQL, GV, NV
phải đáp ứng bốn yêu cầu sau:
Là người đang làm việc tại cơ sở giáo
dục ngoài công lập trước khi cơ sở phải
tạm dừng hoạt động… để phòng chống
dịch COVID-19 tính từ ngày 1-5 đến
hết 31-12-2021; nghỉ việc không hưởng
lương từ một tháng trở lên tính từ ngày
1-5 đến hết 31-12-2021.
Chưa được hưởng chính sách hỗ trợ
đối với người lao động tạm hoãn hợp
đồng lao động, nghỉ việc không hưởng
lương theo quy định tại các khoản 4, 5,
6 Mục II Nghị quyết 68 ngày 1-7-2021
của Chính phủ về một số chính sách hỗ
trợ người lao động và người sử dụng lao
động gặp khó khăn do dịch COVID-19,
Nghị quyết 126 ngày 8-10-2021 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị quyết
68 về một số chính sách hỗ trợ người lao
động và người sử dụng lao động gặp khó
khăn do dịch COVID-19 (Nghị quyết 68/
NQ-CP) do không tham gia BHXH bắt
buộc.
Người được hưởng hỗ trợ phải có xác
nhận làm việc tại cơ sở giáo dục ngoài
công lập ít nhất hết năm học 2021-
2022 theo kế hoạch năm học của địa
phương…
UBND cấp xã, Phòng GD&ĐT cấp
huyện tiếp nhận hồ sơ đề nghị hỗ trợ của
CBQL, GV, NV đến hết ngày 31-12-
2022.
N.QUYÊN
Hỗ trợ 3,7 triệuđồng chomỗi giáo viênbị ảnhhưởngbởi COVID-19
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook