276-2022 - page 6

6
Dùng “chiêu độc” nhiều lần đột nhập cửa hàng trộm hàng tiền tỉ
Ngày 30-11, TAND TP.HCM mở phiên tòa sơ thẩm đã
tuyên phạt Trần Minh Quân (sinh năm 1988) 14 năm tù về
hai tội trộm cắp tài sản và trốn khỏi nơi giam giữ.
Hồ sơ thể hiện chiều 18-6-2021, Quân đến cửa hàng
Ngọc Camera trên đường Điện Biên Phủ (quận 1,
TP.HCM) tìm mua một máy ảnh hiệu Sony A7M83 trị giá
50 triệu đồng.
Trong lúc đứng chờ thanh toán, Quân nhìn thấy chùm
chìa khóa của cửa hàng để trên bàn nên nảy sinh ý định
lấy trộm.
Ngay sau đó, Quân thuê thợ làm một chùm chìa khóa
khác tương tự rồi quay lại cửa hàng, giả vờ đặt mua thêm
hai ống kính máy ảnh hiệu Sony và trả lại chùm chìa khóa
ở vị trí cũ.
Từ khoảng 2 giờ đến 4 giờ các ngày 19, 21 và 23-6-
2021, Quân đã quay lại cửa hàng Ngọc Camera trộm cắp
nhiều tài sản gồm máy ảnh, ống kính máy ảnh và flycam
các loại trị giá gần 800
triệu đồng và số tiền 10
triệu đồng. Sau đó, Quân
bị bắt tạm giam tại buồng
số 3 nhà tạm giữ Công an
quận 1.
Trưa 20-9-2021, Quân
phát hiện buồng giam chỉ
cài thanh sắt ngang chứ
không khóa nên mở cửa
đi ra. Quân tiếp tục đi ra
phía hành lang theo cầu thang hướng về phía phòng phạm
lao động, mở cửa đi vào trong lấy một cái gối, một bao
gối, hai móc quần áo rồi đi tiếp đến phòng thăm gặp phạm
nhân.
Sau đó, Quân đi ra hành lang, mở cửa đi đến cửa chính nhà
tạm giữ, mở thanh cài ngang cửa rồi mở cửa đi ra ngoài.
Khi đến khu vực cổng ra vào có vọng gác bảo vệ, thấy
không có người gác trực, Quân bỏ lại các đồ vật đã lấy, đi
ra cổng trốn thoát.
Sáng 21-9-2021, Quân gọi điện thoại cho vợ (đã ly hôn)
xin 5 triệu đồng mua điện thoại và được đồng ý. Sau đó,
Quân mua điện thoại hiệu iPhone 7 để sử dụng. Hai ngày
sau, Quân ngủ ngoài đường, sau đó thuê phòng ở quận Bình
Thạnh, đến ngày 27-9-2021 thì bị bắt giữ.
HOÀNG YẾN
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm1-12-2022
lực nhà nước. Tuy nhiên, chế định
HTND mà Việt Nam đang sử dụng
có những hạn chế nhất định.
Trên thực tế, HTND chủ yếu là
các điều tra viên, kiểm sát viên hoặc
thẩm phán đã về hưu. Vì thế, họ vẫn
chưa đại diện đầy đủ cho các tầng
lớp nhân dân. Song, nếu để những
người hành nghề khác làmHTND thì
sẽ xảy ra tình trạng phụ thuộc vào ý
kiến của thẩm phán vì những người
này chưa đủ kiến thức chuyên sâu
để có thể giải quyết đúng đắn vụ án.
“Phải nói đến việc thẩm quyền
giao cho HTND là vượt quá năng
lực, dẫn đến một gánh nặng quá
lớn” - ông Bình nói.
Ngoài ra, Chánh án TAND Tối
cao cũng cho rằng các chính sách
về chế tài và bảo vệ cho các HTND
vẫn chưa được hoàn thiện.
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
,
ThS Trần Thanh Thảo (Trường ĐH
Luật TP.HCM) cho rằng trong thực
tiễn xét xử những năm vừa qua,
việc tham gia hoạt động xét xử của
hội thẩm còn mang nặng tính hình
thức, chưa thực sự thể hiện sự độc
lập của hội thẩm trong quá trình xét
xử cũng như không thể hiện được
đầy đủ quan điểm của đại bộ phận
người dân thuộc các thành phần
khác nhau trong xã hội.
Theo luật sưNguyễnQuốc Cường
(Đoàn Luật sư TP.HCM), quy định
về trách nhiệm của hội thẩm còn mờ
nhạt, nghĩa là có quy định nghĩa vụ
của hội thẩm nhưng không quy định
chế tài tương ứng. Ví dụ như trường
hợp hội thẩm từ chối thamgia xét xử
mà không có lý do chính đáng, dẫn
đến tình trạng đến ngày mở phiên
tòa hội thẩm vắng mặt đột xuất, làm
cho phiên tòa phải trì hoãn nhiều lần
do không có hội thẩm thay thế hoặc
hội thẩm từ chối tham gia xét xử dù
đã được mời nhiều lần. Mặt khác,
hội thẩm gần như không phải chịu
bất kỳ trách nhiệm nào liên quan
đến chất lượng xét xử, nên đối với
những trường hợp họ không hoàn
thành nghĩa vụ được giao thì cũng
không có chế tài xử lý cụ thể. Vì
vậy, nên có những quy định cụ thể,
rõ ràng hơn về nghĩa vụ của HTND
khi tham gia xét xử.
Vướng mắc về quyền biểu
quyết
TS Lê Nguyên Thanh, giảng viên
Trường ĐH Luật TP.HCM, HTND
TAND TP.HCM, cho biết tòa án
xét xử tập thể và quyết định theo
đa số. HTND không phải là công
chức, viên chức của tòa án mà được
bầu hoặc cử với các tiêu chuẩn theo
Điều 85 của Luật Tổ chức tòa án
năm 2014 (là công dân Việt Nam,
có uy tín trong cộng đồng dân cư,
MINHCHUNG- YẾNCHÂU
V
ừa qua, tại Trường ĐHKinh tế
- Luật (ĐHQuốc giaTP.HCM),
ông Nguyễn Hòa Bình, Ủy
viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung
ương Đảng, Chánh án TAND Tối
cao, đã trình bày bài giảng “Một
số vấn đề về cải cách tư pháp ở
Việt Nam”.
Một trong những vấn đề theo ông
Bình cần nghiên cứu, sửa đổi và
hoàn thiện đó là chế định hội thẩm
nhân dân (HTND). Hiện nay, việc
xét xử sơ thẩm của tòa án có hội
thẩm tham gia theo quy định của
luật tố tụng, trừ trường hợp xét xử
theo thủ tục rút gọn.
Bộc lộ những hạn chế
Theo Chánh án TAND Tối cao,
cơ chế nhân dân tham gia vào hoạt
động xét xử của tòa án là cơ chế cho
phép người dân thực hiện quyền
lực nhà nước và giám sát quyền
Hội thẩmnhân dân trong thành phầnHĐXXmột phiên tòa sơ thẩmtại TANDTP.HCM. Ảnh: NGUYỆTNHI
Cần điều
chỉnh chế
địnhhội thẩm
nhân dân
Chánh án TANDTối cao cho rằng
chế định hội thẩmnhân dân bộc lộ
những hạn chế; cần nghiên cứu, sửa đổi
và hoàn thiện.
có kiến thức pháp luật…).
HTND xét xử cùng với thẩmphán
thể hiện quyền lực nhà nước thuộc
về nhân dân, trong đó có quyền tư
pháp. HTND được chọn trong nhân
dân để thamgia xét xử, do đóHTND
đánh giá về vụ án theo kiến thức, tư
duy, tình cảm của đa số dân chúng.
Vì thế, TS Lê Nguyên Thanh cho
rằng trong xét xử HTND ít bị “ám
thị” bởi luật pháp và nghề nghiệp
như các thẩm phán chuyên nghiệp,
đặc biệt là trường hợp “buộc bị cáo
phải biết” trong đánh giá lỗi.
“Với ý nghĩa đó, không cần phải
cố gắng đào tạo, bồi dưỡng HTND
có kiến thức pháp luật hay nghiệp vụ
xét xử ngang với thẩm phán. Hiện
nay, việc cố gắng bồi dưỡng kiến
thức pháp luật cho HTND chẳng
khác nào đang cố gắng “thẩm phán
hóa hội thẩm” và điều đó không bao
giờ đạt được mục đích cũng như ý
nghĩa ban đầu của việc xét xử có
HTND tham gia” - TS Thanh nêu
quan điểm.
Cũng theoTSThanh, vấnđề vướng
mắc hiện nay chủ yếu là pháp luật
quy định hội thẩm tham gia xét xử
và biểu quyết tất cả vấn đề của vụ án
như thẩm phán (ví dụ trong xét xử
hình sự có biểu quyết về tội phạm,
hình phạt, bồi thường thiệt hại, xử
lý vật chứng…). Giá trị biểu quyết
của HTND ngang bằng với thẩm
phán khi nghị án, trong khi số lượng
HTND nhiều hơn số lượng thẩm
phán trong HĐXX. Từ đó, gây áp
lực lên thẩm phán nếu ý kiến biểu
quyết không thống nhất mà ý kiến
của hội thẩm chiếm đa số. Đây là
vấn đề cần xem xét, nghiên cứu.•
Vì sao cần hội thẩm trong thành phần HĐXX?
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật
Tố tụng hành chính, trong phiên tòa sơ thẩm, tùy trường hợp theo luật
địnhmà thành phần HĐXX sẽ gồmmột thẩmphán và hai hội thẩmhoặc
hai thẩm phán, ba hội thẩm.
Thẩm phán là một người được đào tạo chuyên nghiệp, mà dưới con
mắt củamột người chuyên nghiệp thì đôi khi nhìn nhận, đánh giá những
vấn đề liên quan đến tội phạm và hình phạt quá mức tỉnh táo, thiếu đi
cái nhìn của một người bình thường đối với sự việc. Đây là lúc HTND đưa
ra những đánh giá xuất phát từ kiến thức pháp luật (tiêu chuẩn HTND
cần có) cũng như những đồng cảm về nhân thân muôn hình vạn trạng
của người phạm tội.
TS
NGUYỄN HUỲNH BẢO KHÁNH
,
giảng viên Trường ĐH Luật
TP.HCM, HTND TAND TP.HCM
“Vấn đề vướng mắc hiện
nay chủ yếu là quy định
hội thẩm tham gia xét xử
và biểu quyết tất cả vấn
đề của vụ án như thẩm
phán; với giá trị biểu
quyết ngang bằng nhưng
số lượng HTND nhiều
hơn.” TS Lê Nguyên
Thanh nêu vấn đề.
Tiêu điểm
Trong bài phát biểu liên quan đến
chế định HTND, bên cạnh việc đề cập
đến những hạn chế của chế định này,
Chánh ánTANDTối cao còn nhắc đến
chếđịnhbồithẩmđoànđểcácnhàlàm
luật nghiên cứu. Ông Bình cho rằng
với cơ chế bồi thẩm đoàn, những bồi
thẩm viên chỉ cần phải “xác định sự
thật của vụ án”từ các bằng chứng tại
phiên tòa chứ không phải thực hiện
các nhiệm vụ như xác định tội danh,
hình phạt…
Trên số báo ngày mai (2-12),
Pháp
Luật TP.HCM
sẽ giới thiệu đếnbạnđọc
ý kiến phân tích của một số chuyên
gia về chế định bồi thẩmđoàn và việc
Việt Namcó nên tiếp cận, học hỏi hay
áp dụng chế định này hay không.
BịcáoTrầnMinhQuântạiphiênxử.
Ảnh:H.YẾN
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook