16
Quốc tế -
Thứ Hai12-12-2022
Tiêu điểm
Ngày 10-12, tờ
South China Morning Post
cho biết
chính quyền Mỹ sẽ cử một phái đoàn cấp cao đến Trung
Quốc (TQ) vào tuần tới, sau cuộc gặp giữa Tổng thống
Mỹ Joe Biden với Chủ tịch TQ Tập Cận Bình vào tháng
trước tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Indonesia.
Theo tuyên bố từ Bộ Ngoại giao Mỹ, nhà ngoại giao
Mỹ và là trợ lý ngoại trưởng phụ trách Đông Á - Thái
Bình Dương Daniel Kritenbrink và bà Laura Rosenberger,
Giám đốc cấp cao về quan hệ với TQ thuộc Hội đồng An
ninh quốc gia của chính quyền Tổng thống Biden, sẽ là
hai thành viên trong phái đoàn tới TQ lần này.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết chuyến thăm là một nỗ lực
nhằm giữ cho các kênh liên lạc giữa hai nước luôn mở,
tránh những rủi ro khi căng thẳng giữa hai bên đang ngày
càng gia tăng, đồng thời tiếp tục quản lý hiệu quả sự cạnh
tranh giữa hai nước và khám phá các lĩnh vực hợp tác
tiềm năng.
Chuyến thăm của phái đoàn cấp cao Mỹ cũng sẽ mở
đường cho chuyến đi dự kiến tới TQ của Ngoại trưởng
Mỹ Antony Blinken vào đầu năm tới.
Là một phần trong chuyến công du châu Á từ ngày 11
đến 14-12, ông Kritenbrink và bà Rosenberger cũng có kế
hoạch thăm Hàn Quốc và Nhật để tổ chức các cuộc tham
vấn về “một loạt vấn đề khu vực và song phương”, Bộ
Ngoại giao Mỹ cho biết song không nêu chi tiết.
Thông báo trên được Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra sau
những bình luận hồi đầu tuần từ ông Kurt Campbell, điều
phối viên Nhà Trắng phụ trách Ấn Độ Dương - Thái Bình
Dương, cho rằng Bắc Kinh đang tìm kiếm các mối quan
hệ ổn định hơn và có thể dự đoán được với Washington
vào lúc này khi TQ đang đối mặt với nhiều thách thức
kinh tế trong nước.
Theo ông Campbell, việc TQ sẵn sàng ổn định mối
quan hệ với Mỹ trong “ngắn hạn” cũng xuất phát từ sự lo
ngại ngày càng tăng từ một số nước láng giềng châu Á với
chính sách ngoại giao quyết đoán của nước này.
PHẠM KỲ
Cảnh báo rủi ro từ chuyện tàu dầu
mắc kẹt ở Thổ Nhĩ Kỳ
Hàng loạt tàu chở dầu ùn ứ nghiêm trọng tại cửa ngõ quan trọng củaThổ Nhĩ Kỳ do vướngmắc
các quy định pháp lýmới sau khi giá trầnmới có hiệu lực.
VĨCƯỜNG
T
rong vòng chưa đầy 10
ngày, kể từ khi lệnh cấm
vậndầuNgacủaLiênminh
châuÂu (EU) và cơ chế áp giá
trần dầu Nga xuất khẩu bằng
đường biển do khối này, G7
và Úc cùng khởi xướng chính
thức có hiệu lực, đã có hàng
chục tàu chở dầu bị chặn tại
các eo biển của Thổ Nhĩ Kỳ
(TNK). Nhiều ý kiến lo ngại
tình trạng này sẽ dẫn tới bất
ổn kéo dài trên thị trường năng
lượng toàn cầu.
Thực trạng
đáng lo ngại
Cụ thể, tính đến ngày 10-12,
có 20 tàu chở dầu di chuyển
từ Biển Đen bị kẹt lại bên
ngoài eo biển Bosphorus dẫn
vào biển Marmara, theo đài
CNN
dẫn dữ liệu từ công ty
vận chuyển quốc tế Tribeca
ShippingAgency(TNK).Ngoài
ra, còn có ít nhất chín tàu chở
dầu khác cũng đang bị kẹt bên
ngoài eo biểnDardanelles dẫn
vào Địa Trung Hải.
Theo
Bloomberg
,Bosphorus
và Dardanelles là hai eo biển
củaTNK, giữ vị trí quan trọng
trong chuỗi vận chuyển dầu
quốc tế và là một cửa ngõ lớn
dẫn vào châu Âu. Trong năm
qua, gần 700 triệu thùng dầu
đã được vận chuyển qua khu
vực này. Trên thực tế, giới
chức Ankara cũng cho biết
tình trạng ùn ứ hiện nay chủ
yếu ảnh hưởng đến những lô
dầu đi vào các nước châu Âu.
Trong khi đó, đài
CNBC
dẫn
dữliệutừtrangtin
MarineTraffic
thì cho rằng số tàu đang bị kẹt
bênngoài hai eobiểnnói trênđã
lên tới ít nhất 40 tàu, tăng hơn
hai lần trong vài ngày gần đây.
Dựa trên số tàu, ước
tính đang có gần
23 triệu thùng dầu,
trị giá 1,2 tỉ USD
không thể tiếp cận
thị trường tiêu thụ.
Theo Trung tâm nghiên cứu
năng lượng và không khí sạch
(CREA - Phần Lan), bên cạnh
việcnằmngayhai eobiểnquan
trọng,TNK cũngđangđóng vai
trò như một lối thoát cho xuất
khẩudầumỏcủaNga.Nướcnày
đã tăng cường nhập khẩu dầu
thôNga kể từ tháng 2. Dầu thô
nhập về được xử lý, sauđó xuất
khẩucácsảnphẩmdầutinhchế
sang EU và Mỹ. Doanh thu từ
mặt hàng này củaTNK đã tăng
85%trong tháng9, tháng10 so
với tháng 7, tháng 8.
Thêm Nhật, Na Uy tuân thủ
giá trần mới áp lên dầu Nga
Nhật và Na Uy trở thành hai nước mới nhất tuyên bố tuân
thủ giá trầnmới áp lên với dầu thô của Nga vận chuyển bằng
đường biển ngày một dài thêm, sau khi G7 và EU nổ phát
súng đầu tiên.
Ngày 8-12, Bộ Ngoại giao Na Uy cho biết nước này đã áp
giá trần đối với dầu thô của Nga ở mức 60 USD/thùng, phù
hợp mức giá trần của EU. Trước đó, chính phủ Nhật cũng ra
thông báo cho biết nước này bắt đầu áp giá trần đối với dầu
thô của Nga từ ngày 5-12, song sẽ loại trừ dầu thô nhập khẩu
từ nhà máy Sakhalin-2.
Tokyo cho hay việc loại trừ dầu thô của dự án Sakhalin-2 ở
vùng Viễn Đông của Nga (mà các nhà khai thác năng lượng
Nhật nắm giữ cổ phần sau khi Tập đoàn Shell rời đi) đã được
quyết định “phù hợp an ninh năng lượng của Nhật”.
Tàu chở dầu thôMinerva Baltica treo cờMalta bị kẹt ở eo biển Bosphorus của ThổNhĩ Kỳ trên đường
đến BiểnĐen ngày 10-12. Ảnh: REUTERS
Trợ lý ngoại
trưởngMỹ
phụ trách
ĐôngÁ -
Thái Bình
Dương
Daniel
Kritenbrink.
Ảnh: AFP
Phái đoàn cấp caoMỹ chuẩnbị thămTrungQuốc
Dựa trên số tàu, ước tính đang
có gần 23 triệu thùng dầu, trị
giá 1,2 tỉ USD không thể tiếp
cận thị trường tiêu thụ.
ChuyêngiaNikos Pothitakis
thuộc
MarineTraffic
cho biết:
Qua từng ngày, số tàu chở dầu
thô và hóa chất chờ đi qua eo
biển Bosphorus từ cả hai phía
đang tăng lên chóng mặt với
nhiềuđiểmđến, baogồmTNK,
Nga, Ukraine, Georgia, Ý...
Ngoài ra, thông tin từ trang
tin
VesselsValue
ước tính thời
gian trung bình để tàu dầu chờ
ở eo biển Bosphorus đã tăng
47%sovớituầntrước.Cáchđây
một tuần, 14 tàu dầu chờ trung
bình 64 giờ để thông qua, làm
ứ đọng gần 1,46 triệu tấn dầu.
Nguyên nhân do đâu?
Theo cơ chế áp giá trần dầu
Nga từ ngày 5-12, các tàu có
chở dầuNga không được phép
sửdụngdịchvụbảohiểmhàng
hải của phương Tây nếu được
bántrênmứcgiá60USD/thùng.
Các chủ tàu thường mua bảo
hiểm bảo vệ và bồi thường
(P&I) đối với thiệt hại vềngười,
thân tàu và môi trường từ bên
thứ ba. Bên cạnh đó, họ cũng
phải mua thêm gói bảo hiểm
bảo vệ thân tàu và máy móc
(H&M), bao hàm khoản bồi
thường cho thiệt hại vật chất.
Phần lớn công ty bảo hiểm
vận tải đường biển lớn hiện
nay đều đặt trụ sở tại EU hoặc
Anh, nơi giới chức có thể yêu
cầu những công ty này tuân
thủ quy định về giá trần. Nếu
không chấp nhậnmức giá trần
và không mua bảo hiểm, các
chủ tàu chở dầu nhận hàng
từ Nga sẽ gặp nhiều trở ngại
trong quá trình vận chuyển.
Trong khi đó, giới chức TNK
từ tháng11đã ra thôngbáomới
bắt buộc các tàu chởdầu đi qua
vùng biển nước này phải mua
bảo hiểm và cung cấp đầy đủ
giấy tờ hợp lệ để cơ quan quản
lý xácminh. Nước này lo ngại
nếu có những tàu không được
bảo hiểmđi qua hải phận nước
này, khi sự cố xảy ra, bên bảo
hiểm sẽ không chi trả.
Hiệp hội P&I quốc tế, nơi
cung cấp bảo hiểm cho 90%
hàng hóa ngành công nghiệp
vận tải đường biển, tuyên bố
không thể tuân thủ theo quy
địnhcủaTNK.Trongmộttuyên
bố, liên minh này nói yêu cầu
của TNK “vượt quá thông tin
bình thường”.
Lo ngại nguy cơ gián đoạn
nguồn cung dầu, giới chức
phương Tây đang tích cực
liên lạc với phía TNK để giải
quyết vấn đề. Trong một cuộc
điện đàm hồi tuần trước, Thứ
trưởng Tài chính Mỹ Wally
Adeyemo trao đổi với Thứ
trưởngNgoại giaoTNKSedat
Onal rằng trần giá chỉ áp lên
dầu Nga và “không cần thiết
phải tăng cường kiểm tra tàu
bè” đi qua hải phậnTNK, theo
hãng tin
Reuters
.
“Anh, Mỹ và EU đang làm
việc chặt chẽ với TNK cùng
các công ty vận tải biển và
bảo hiểm để làm sáng tỏ việc
thực thi trần giá dầu và tìm ra
giải pháp” -một tuyên bố khác
củaBộTài chínhAnh cho biết.
“Không có lý do gì mà tàu bè
lại không thể đi qua eo biển
Bosphorus vì lý domôi trường
haysứckhỏevàantoàn”-tuyên
bố cho biết thêm.
ChủtịchHiệphộiDầuLipow
(Mỹ) Andrew Lipow lo ngại
nếu tình trạng ùn ứ tiếp tục
diễn ra, các cơ sở lọc dầu ở các
nước sẽ phải mất thời gian tìm
nguồn cung từ các bên khác,
hoặc phải giảm năng suất lọc
dầuvì khôngđủnguồndầu thô.
Điềunày sẽgâyảnhhưởngcho
nguồn cung xăng dầu trên toàn
thế giới trong thời gian tới.
“Cáccơsở lọcdầucủaTrung
Quốc và Ấn Độ - những nhà
máy lọc dầu lớn nhất thế giới
vàngàycàngcó tầmquan trọng
với doanh số bán dầu của Nga
là các cơ sở sẽ chịu ảnh hưởng
nặngnhấttừvấnđềnày”-
CNBC
dẫn lời ông Lipow.
Tờ
The Wall Street Journal
cho hay những vấn đề như tắc
nghẽn tàu dầu đã khiến xuất
khẩu dầu thô của Nga giảm
rõ rệt kể từ khi lệnh trừng
phạt mới và giá trần có hiệu
lực. Theo công ty phân tích thị
trườngKpler (Pháp), xuất khẩu
đường biển của Nga đã giảm
gần 500.000 thùng/ngày hồi
tuần trước, giảm khoảng 16%
sovớimức trungbình3,08 triệu
thùng/ngày của tháng 11. Giá
dầu thếgiới dođósẽcónguycơ
tăng trở lại trong lúc các quốc
gia xuất khẩu dầu điều chỉnh
sản lượng hoặc Nga tìm cách
vượt qua các biện pháp trừng
phạt của phương Tây.•