285-2022 - page 8

8
Đô thị -
Thứ Hai12-12-2022
Đốt rác phát điện giúp thúc đẩy
nền kinh tế tuần hoàn
GS-TS Lê Thanh Hải, Viện trưởng Viện Môi trường và Tài
nguyên (ĐH Quốc gia TP.HCM), đánh giá hiện nay lượng rác
phát sinhmỗi ngày tạiTP.HCMkhoảng 10.000 tấn. Do đó, công
nghệ đốt rác phát điện, thu hồi năng lượng là rất cần thiết, TP
cần đẩy nhanh việc thực hiện các dự án.
“TP.HCM mỗi ngày phát sinh gần 10.000 tấn chất thải thì
nguồn điện năng thu được từ đây sẽ rất lớn, việc đốt rác phát
điện sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn. Đồng thời
còn giảm tình trạng ô nhiễm môi trường cho người dân TP.
Việc chôn lấp rác như hiện nay của TP sẽ gây tốn kém quỹ
đất và cũng gây ô nhiễm môi trường từ nước rỉ rác. TP đã có
chủ trương này từ nhiều nămnhưng đến nay các nhàmáy vẫn
chưa đi vào vận hành, đây là một trong những vấn đề TP cần
đẩy nhanh tiến độ thực hiện” - GS Hải nói.
TP.HCM gỡ vướng cho các
dự án đốt rác phát điện
Chủ tịchUBNDTP.HCMgiao Sở CôngThương theo dõi, đôn đốc việc phê duyệt bổ sung quy hoạch điện
tại các khu xử lý chất thải rắn của TP vào quy hoạch phát triển nguồn điện sử dụng chất thải rắn quốc gia.
NGUYỄNCHÂU
T
ừ năm 2019, TP.HCM đã
có ba dự án nhà máy đốt
rác phát điện tại Khu liên
hợp xử lý chất thải rắn Tây
Bắc (huyện Củ Chi) được
khởi công, dự kiến đưa vào
vận hành cuối năm 2020, đầu
năm 2021.
Cho đến thời điểm hiện nay,
trên địa bàn TP.HCM có năm
dự án chuyển đổi công nghệ
xử lý rác thải sinh hoạt. Tuy
nhiên, hiện những dự án này
vẫn chưa đi vào hoạt động do
gặp một số vướng mắc.
Thủ tục pháp lý
chưa hoàn thiện
Theo SởTN&MTTP.HCM,
việc chuyển đổi công nghệ,
nâng cấp các nhà máy xử lý
rác sinh hoạt hiện hữu sang
công nghệ đốt rác phát điện
giữ vai trò quan trọng. Việc
nâng cấp này sẽ đóng góp vào
việc thực hiện chỉ tiêu về công
nghệ xử lý rác được nêu trong
Nghị quyết Đại hội đại biểu
Đảng bộ TP.HCM lần thứ XI
và đây cũng là mục tiêu TP
đặt ra là đến năm 2025, tỉ lệ
xử lý rác thải sinh hoạt bằng
công nghệ mới hiện đại (đốt
rác phát điện) và tái chế đạt
ít nhất 80%.
Hiệnnay,trênđịabànTP.HCM
có năm dự án chuyển đổi công
nghệ xử lý rác thải sinh hoạt
với tổng công suất xử lý sau khi
chuyển đổi khoảng 6.700-7.300
tấn/ngày. Cụ thể là nhà máy
của Công ty cổ phần Vietstar
(1.200-1.800 tấn/ngày), nhà
máy của Công ty cổ phần Đầu
Trong năm 2023 kiểm toán 3 dự án
thành phần cao tốc Bắc - Nam
Kiểm toán Nhà nước vừa chính thức ban hành kế hoạch
kiểm toán năm 2023 đối với một số bộ, ngành và địa
phương trên cả nước. Trong đó, đáng chú ý là các dự án
trọng điểm đang được ngành giao thông thực hiện đầu tư.
Cụ thể, Kiểm toán Nhà nước sẽ thực hiện kiểm toán ba dự
án thành phần thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam giai
đoạn 1 (2017-2020) là: Diễn Châu - Bãi Vọt, Cam Lộ - La
Sơn và Vĩnh Hảo - Phan Thiết.
Tại sân bay Long Thành, Kiểm toán Nhà nước cũng thực
hiện kiểm toán hoạt động xây dựng và quản lý sử dụng vốn
đầu tư ở dự án thành phần 3 - gồm các công trình thiết yếu
trong sân bay.
Ngoài ra, Kiểm toán Nhà nước sẽ kiểm toán dự án đường
vành đai phía tây TP Cần Thơ (nối Quốc lộ 91 và Quốc lộ
61C), dự án đường trục phát triển kinh tế Đông Tây ở tỉnh
Sóc Trăng, các dự án và hạng mục sử dụng vốn dư của dự
án quản lý tài sản đường bộ, dự án xây dựng công trình
điều chỉnh kho chứa tại Thị Vải - phương án sử dụng cảng
PETEC Cái Mép…
TP.HCMmỗi ngày phát sinh gần 10.000 tấn chất thải.
Ảnh: N.CHÂU
Việc
chuyển đổi công
nghệ, nâng cấp các
nhà máy xử lý rác
sinh hoạt hiện hữu
sang công nghệ đốt
rác phát điện giữ
vai trò quan trọng.
Nhàmáy xử lý và tái chế rác của Công ty cổ phần Vietstar (huyện Củ Chi, TP.HCM). Ảnh: N.CHÂU
tư - Phát triển TâmSinh Nghĩa
(1.000 tấn/ngày), nhà máy của
Công ty CPMôi trường Tasco
Củ Chi (500 tấn/ngày), nhà
máy của Công ty TNHH Xử
lý chất thải Việt Nam (3.000
tấn/ngày) và nhàmáy củaCông
tyTNHHMTVMôi trường đô
thị TP.HCM (1.000 tấn/ngày).
Công suất chuyển đổi công
nghệ xử lý rác thải sinh hoạt
của các đơn vị được căn cứ
trên công suất theo hợp đồng
xử lý rác đã ký kết với TP. Tiến
độ thực hiện chuyển đổi công
nghệ của tất cả đơn vị còn khá
chậm, vẫn đang ở bước hoàn
thiện thủ tục pháp lý.
Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
, ông Ngô Như Hùng
Việt, Tổng giám đốc Công ty
cổ phần Vietstar, chia sẻ: Từ
năm 2019 khi khởi công xây
dựng nhà máy, công ty đã đầu
tư nhiều vào hệ thống xử lý
rác nhưng đến nay chưa thể
đốt phát điện là do còn vướng
một số loại giấy phép vẫn chưa
được cấp.
“Một trong những giấy phép
quan trọng nhất mà chúng tôi
cần là quy hoạch điện VIII.
Quy hoạch này cho phép chúng
tôi xây dựng nhà máy đốt rác
phát điện và có thể bán điện
được vào mạng lưới điện quốc
gia” - ông Việt nói.
TP đôn đốc việc
phê duyệt bổ sung
quy hoạch điện
TheobáocáocủaSởTN&MT
TP.HCM, đến nay dự án xây
dựng nhà máy đốt rác phát
điện của Công ty cổ phần
Vietstar và Công ty cổ phần
Đầu tư - Phát triển Tâm Sinh
Nghĩa đang gặp vướng mắc
do dự án đốt rác phát điện
của hai công ty chưa được
đưa vào quy hoạch phát triển
nguồn điện sử dụng chất thải
rắn quốc gia.
Trong thời gian qua, các sở,
ngành của TP đã hỗ trợ hai
công ty xác định phương án
đấu nối vào hệ thống điện lưới
quốc gia để hoàn thành hồ sơ
pháp lý. Cụ thể, các sở, ngành
đã trình UBND TP ban hành
các văn bản đề nghị Bộ Công
Thương xem xét, bổ sung dự
án đốt rác phát điện của Công
ty cổ phần Vietstar và Công
ty cổ phần Đầu tư - Phát triển
TâmSinhNghĩa vào quy hoạch
phát triển nguồn điện sử dụng
chất thải rắn quốc gia.
Để tiếp tục tháo gỡ những
khó khăn, vướng mắc trong
việc hoàn thành thủ tục về
quy hoạch điện, Sở TN&MT
TP.HCM cũng tham mưu
UBNDTP ban hành công văn
kiến nghị Bộ Công Thương
đẩy nhanh việc phê duyệt bổ
sung hai dự án trên vào quy
hoạch phát triển nguồn điện
sử dụng chất thải rắn quốc gia.
Tại thông báo vào 27-9 của
Văn phòng UBND TP, chủ
tịch UBND TP tiếp tục giao
Sở Công Thương theo dõi,
đôn đốc việc phê duyệt bổ
sung quy hoạch điện tại các
khu xử lý chất thải rắn của
TP vào quy hoạch phát triển
nguồn điện sử dụng chất thải
rắn quốc gia. Trên cơ sở đó,
tiếp tục đẩy nhanh tiến độ
hoàn thành dự án chuyển đổi
công nghệ xử lý rác thải sinh
hoạt sang đốt rác phát điện.•
Cao tốc Vĩnh
Hảo - Phan
Thiết làmột
trong các dự
án sẽ được
Kiểmtoán
Nhà nước
kiểmtoán
trong năm
2023. Ảnh: ĐT
Về phía các tổng công ty, Kiểm toán Nhà nước dự kiến sẽ
thực hiện kiểm toán hoạt động quản lý, sử dụng vốn và tài
sản nhà nước của các chủ đầu tư…
VIẾT LONG
Hơn 2.100 tỉ đồng đầu tư cao tốc
Hòa Liên - Túy Loan
Bộ GTVT vừa phê duyệt dự án xây dựng đường cao tốc
đoạn Hòa Liên - Túy Loan thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam
phía đông, TP Đà Nẵng.
Dự án có tổng chiều dài 11,5 km. Điểm đầu tại vị trí tiếp
giáp nút giao Hòa Liên (trùng điểm cuối của tuyến đường
Hồ Chí Minh đoạn La Sơn - Hòa Liên vừa được đầu tư xây
dựng), thuộc địa phận xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, TP Đà
Nẵng.
Điểm cuối tại vị trí tiếp giáp nút giao Túy Loan (điểm đầu
của dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi), thuộc địa
phận xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng.
Dự án sẽ được đầu tư với quy mô đường cao tốc cấp 80,
vận tốc thiết kế 80 km/giờ. Giai đoạn hoàn chỉnh, dự án sẽ
có quy mô sáu làn xe, bề rộng nền đường 29 m. Giai đoạn
phân kỳ, đầu tư quy mô bốn làn xe hoàn chỉnh, bề rộng nền
đường 22 m, bề rộng mặt đường 14 m.
Tổng mức đầu tư dự kiến của dự án cao tốc Hòa Liên -
Túy Loan là gần 2.113 tỉ đồng. Trong đó, chi phí bồi thường
giải phóng mặt bằng (bao gồm dự phòng) hơn 951 tỉ đồng;
chi phí xây dựng hơn 902 tỉ đồng; chi phí dự phòng hơn
177 tỉ đồng...
Vốn đầu tư dự án được lấy từ nguồn ngân sách nhà nước.
Trong đó, năm 2022 dự kiến bố trí 4,6 tỉ đồng; năm 2023 và
năm 2024 dự kiến bố trí 845 tỉ đồng/năm và năm 2025 dự
kiến bố trí hơn 418 tỉ đồng.
P.PHONG
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15
Powered by FlippingBook