2
Thời sự -
ThứHai12-12-2022
Nhiều vấn đề trên biển đã được giải quyết trong 40 năm
qua, kể từ khi Công ước Liên Hợp Quốc (LHQ) về Luật Biển
1982 (UNCLOS) được ký kết.
Về giải quyết tranh chấp có liên quan việc giải thích hoặc
áp dụng công ước, Điều 287 phần XV UNCLOS quy định các
cơ chế để giải quyết tranh chấp, gồm Tòa án Quốc tế về Luật
Biển (ITLOS) được thành lập theo Phụ lục VI; Tòa án Công
lý Quốc tế (ICJ); Tòa Trọng tài được thành lập theo phụ lục
VII hoặc một tòa trọng tài đặc biệt được thành lập theo Phụ
lục VIII cho một hoặc nhiều loại tranh chấp được quy định
trong đó.
Năm 2013, Philippines đã kiện Trung Quốc (TQ) lên Tòa
Trọng tài thường trực theo Phụ lục VII UNCLOS. Philippines
cáo buộc TQ can thiệp vào hoạt động đánh bắt cá, gây nguy
hiểm cho tàu thuyền, nạo vét xây đảo nhân tạo trái phép, phá
hoại môi trường biển và yêu cầu Tòa Trọng tài bác bỏ yêu
sách chủ quyền của TQ với các vùng biển nằm trong “đường
chín đoạn”.
TQ không tham gia vụ kiện này nhưng Tòa Trọng tài vẫn thụ
lý vụ kiện và ra phán quyết vào tháng 7-2016, bác bỏ yêu sách
các quyền lịch sử của TQ nằm trong “đường lưỡi bò” và quyền
lịch sử của TQ với các nguồn tài nguyên ở Biển Đông. Tòa còn
xác định các thực thể trên Biển Đông là đá hoặc bãi cạn khi
thủy triều xuống, không thích hợp cho con người ở hoặc không
có đời sống kinh tế nên TQ không có quyền đối với vùng đặc
quyền kinh tế hoặc thềm lục địa quanh các thực thể đó. Tòa
cũng nhận thấy các hoạt động của TQ trong vùng đặc quyền
kinh tế của Philippines như cản trở hoạt động đánh bắt cá và
thăm dò dầu khí, xây dựng đảo nhân tạo là vi phạm quyền chủ
quyền của Philippines. Hoạt động cải tạo đất và xây dựng đảo
nhân tạo quy mô lớn của TQ tại bảy thực thể thuộc quần đảo
Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) được cho là gây tổn
hại nghiêm trọng đến môi trường san hô và vi phạm nghĩa vụ
gìn giữ, bảo vệ các hệ sinh thái dễ bị tổn thương.
Tháng 11-2012, Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) ra phán
quyết vụ kiện tranh chấp lãnh thổ và hàng hải giữa Nicaragua
với Colombia. Phán quyết của tòa công nhận Colombia có
chủ quyền đối với một số thực thể ở biển Caribe, phân
định thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của cả hai
quốc gia lên tới 200 hải lý. Năm 2013, Nicaragua tiếp tục
kiện Colombia lên ICJ vì có hành vi vi phạm các quyền
chủ quyền và vùng biển của Nicaragua đã được tòa phân
định. Nicaragua còn cáo buộc Colombia đe dọa sử dụng
vũ lực để thực hiện hành vi vi phạm và yêu cầu bồi thường
cho những hành vi sai trái.
Sau đó, vào tháng 11-2016, Colombia đã gửi bốn yêu
cầu phản tố, tòa đã chấp nhận hai trong số đó và cho
đây là một phần của thủ tục tố tụng. Hai cáo buộc đó
Nicaragua ngăn cản cư dân quần đảo San Andrés trong
việc tiếp cận, khai thác ngư trường truyền thống và vẽ
đường cơ sở thẳng trái luật quốc tế. Vào ngày 21-4 năm
nay, tòa ra phán quyết rằng Colombia đã vi phạm quyền
chủ quyền và quyền tài phán của Nicaragua trong vùng
đặc quyền kinh tế của nước này.
ĐỨC HIỀN
Nhiềuvấnđề trênbiểnđược giải quyết theoUNCLOS
LTS:
Quýbạnđọc thânmến, CôngướcLiên
HợpQuốc vềLuậtBiển (UNCLOS) rađời có
ýnghĩavô cùng lớn, nhất làđối với các quốc
giacóbiểnnhưViệtNam.Nhândịpkỷniệm
40nămUNCLOS(10-12-1982–10-12-2022),
báo
PhápLuậtTP.HCM
trân trọnggiới thiệu
đếnquýbạnđọc loạt bài “UNCLOS40năm”,
với sựghi nhậnýkiếncủanhiềuchuyêngia
quốc tế vềLuậtBiển, nhằmlàmrõhơnnhững
đónggóp tíchcực vàmột sốvấnđề cầnđược
thảo luậnđể tănghiệuquả thực thi củacông
ướcnày trong thời gian tới.
UNCLOS
40 năm -
Bài 1
Nguồn luật biểnvôcùng
UNCLOS trong 40 nămqua đã có
không ít đóng góp rất quan trọng
cho thế giới.
NGUYÊNKHÔI-ĐỨCHIỀN
C
ông ước Liên Hợp Quốc
(LHQ) về Luật Biển
(UNCLOS) ra đời như
một nhu cầu tất yếu của cộng
đồngquốc tếvềviệcđiềuchỉnh
các hoạt động trên biển. Sau
40 năm, công ước đã cho thấy
sứcmạnh củamình trong việc
giải quyết các tranh chấp trên
biển, tạo bước ngoặt để các
nước có thể giải quyết mâu
thuẫn bằng biện pháp hòa
bình, phù hợp với tinh thần
của LHQ.
UNCLOS -
bước ngoặt trong
luật pháp quốc tế
Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
, các chuyên gia đều
đồng ý rằng UNCLOS là tập
hợpcácquytắcquốctếnềntảng
về quyền và nghĩa vụ trên biển
của tất cả quốc gia. Chuyên gia
GregoryPoling,nhànghiêncứu
cấp cao và Giám đốc Chương
trìnhĐôngNamÁvàSángkiến
minh bạch hàng hải châuÁ tại
Trung tâm Nghiên cứu chiến
lược và quốc tế (CSIS), khẳng
định UNCLOS là “một bước
ngoặt” trong luật pháp quốc tế.
Công ước có tầm ảnh hưởng
sâu rộng về phạm vi quốc gia
thamgia lẫn phạmvi quy định,
là nền móng cho hòa bình, ổn
định trên thế giới.
TS Takashi Hosoda, giảng
viên khoa Khoa học xã hội
ĐH Charles (CH Czech),
đồng thời là nhà nghiên cứu
UNCLOS có tầm
ảnh hưởng sâu rộng
về phạm vi quốc gia
tham gia lẫn phạm
vi quy định, là nền
móng cho hòa bình,
ổn định trên thế giới.
UNCLOS là tiêu chuẩn vàng trong hợp tác an ninh hàng hải
tại Trung tâm Chính sách đối
ngoại Tokyo (Nhật), nhận định
UNCLOS là “tiếng nói của các
nước đangphát triểnmuốnbảo
vệ tài nguyên biển của mình”
và là cách để kiềm chế sự mở
rộng bất tận của các nước phát
triển về quyền kiểm soát biển
và lạm dụng tài nguyên biển.
Hai đóng góp quan trọng
nhất của UNCLOS được các
chuyên gia nhấn mạnh là các
quy tắc để phân định ranh giới
trên biển và cơ chế giải quyết
các tranh chấp.
Về quy tắc phân định ranh
giớitrênbiển,GSJamesCharles
Kraska, chuyên về luật hàng
hải quốc tế, Chủ tịch Trung
tâm nghiên cứu Luật quốc tế
Stockton, ĐH Hải chiến Mỹ,
chorằngUNCLOSđãcungcấp
một khuôn khổ để giải quyết
vấn đề này trong các điều 15,
74 và 83. Những điều luật này
quy định rõ về cách phân định
lãnh hải, vùng đặc quyền kinh
tếvà thềmlụcđịa củamột quốc
gia ven biển.
Về cơ chế giải quyết các
tranhchấp trênbiển,GSRobert
Beckman, giảng dạy tại khoa
Luật Trường ĐH quốc gia
Singapore (NUS), cho rằngđây
làmột phần không thể tách rời
của công ước và là một điểm
đặc biệt so với các công ước
quốc tế khác. Khi một quốc
gia trở thành thành viên của
UNCLOS thì mặc nhiên đồng
ý với các quy tắc trong đó, bao
gồm các quy định giải quyết
tranh chấp được trù định trong
phần XV.
“TheophầnXVcủaUNCLOS,
nếu tranh chấp phát sinh giữa
hai quốc gia thành viên về việc
giải thích hoặc áp dụng công
ước; và tranh chấp không thể
được giải quyết bằng thương
lượnggiữa các bên thì quốc gia
là một bên của tranh chấp có
thể viện dẫn các quy tắc về giải
quyết tranh chấp, đưa vụ việc
ra tòa án hoặc Tòa Trọng tài
Quốc tế” - ông Beckman trao
đổi với
Pháp Luật TP.HCM
.
Cần thảo luận thêm
một số vấn đề
Vấnđềđầutiênmàcácchuyên
gia cùng đồng ý là UNCLOS
cần được làm rõ hơn một số
quyđịnhđể cácquốcgiakhông
Trongbài viết trên trang
GeoPoliticalMonitor
, nhà nghiên cứu
James Borton tại Stimson Center (Mỹ - tổ chức phi lợi nhuận,
phi đảng phái nhằmmục đích tăng cường hòa bình và an ninh
quốc tế) đánh giá rằng Biển Đông là khu vực hàng hải được
cho là tranh chấp nhất, vùng biển này có xu hướng trở thành
nơi tập trung sức mạnh địa chính trị.
Ông Borton nhắc đến việc Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh
Chínhđã nhấnmạnh tầmquan trọng của việc bảo vệđại dương,
cuộc sống của người dân trên biển và an ninh của các cộng
đồng ven biển, khi Thủ tướng tham dự phiên thảo luận mở cấp
cao trực tuyến với chủ đề“Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực
hợp tác quốc tế” do Hội đồng Bảo an LHQ tổ chức lần đầu tiên
vào ngày 9-8-2021.
Ông Borton ghi nhận rằng Việt Nam đánh dấu vai trò mang
tính xây dựng trong việc giúp phát triển mạng lưới các thỏa
thuận và sáng kiến về an ninh hàng hải khu vực với LHQ, với
tư cách là điều phối viên để tăng cường chia sẻ thông tin, đặc
biệt liên quan đến việc ngăn chặn rác thải nhựa trên biển và
đại dương. Chương trình an ninh hàng hải củaViệt Namvà các
cuộc đối thoại chính sách chuyên gia dường như thành công
trong việc tăng cường hợp tác quốc tế nhằm giải quyết vô số
thách thức về địa chính trị và môi trường.
Một phiên điều trần ở Tòa Trọng tài thường trực (PCA) về vụ kiện giữa Philippines và TrungQuốc
về vấn đề BiểnĐông. Ảnh: REUTERS