302-2022 - page 13

13
Đời sống xã hội -
ThứBảy31-12-2022
Tại buổi giámsát sáng 30-12, Đoànđại biểu
Quốc hội TP.HCM ghi nhận ý kiến của Sở Y tế
TP liên quan kiến nghị Bộ Y tế chấp thuận
choTP.HCM triển khai thí điểmmở rộng danh
mục thuốc BHYT cho các TYT phường, xã, thị
trấn nhằm giải quyết tình trạng thiếu thuốc
BHYT nêu trên. Đoàn giám sát cũng sẽ đưa
vấn đề này vào báo cáo để kiến nghị trực tiếp
với trung ương.
VĂN THỊ BẠCH TUYẾT
,
Phó Trưởng đoàn chuyên trách
Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM
Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM sẽ kiến nghị trung ương
TRẦNNGỌC
8
giờ 30 ngày 28-12,
tại khu vực khám bảo
hiểm y tế (BHYT) của
BVNguyễn Trãi (TP.HCM),
nhiều bệnh nhân đa phần
lớn tuổi chờ tới lượt khám.
Không ít người có lẽ đã đợi
lâu nên tranh thủ đứng lên
ngồi xuống, tập vài động tác
đơn giản cho đỡ mỏi lưng,
giãn gân cốt.
Thiếu thuốc, trạm y tế
vắng bệnh nhân
Bà TTH (56 tuổi, quận 5,
TP.HCM) phàn nàn: “Tôi
canh đi từ sớm mà giờ vẫn
chưa tới lượt vì người bệnh
đông quá!”. Bà H cho hay
bà mắc bệnh tiểu đường lâu
nay, mỗi tháng phải tới BV
NguyễnTrãi tái khámvà nhận
thuốc theo diện BHYT. Do
nhiều người mắc bệnh như
bà cũng tái khám theo lịch
hẹn của bác sĩ (BS) nên tập
trung cùng lúc khá đông,
việc phải chờ đợi là không
tránh khỏi.
“Cách đây chừng một
tháng có người khuyên tôi
nên đến trạm y tế (TYT) gần
nhà khám và nhận thuốc cho
tiện, khỏi mất công ngồi chờ.
Nghe hợp lý tôi làm theo
nhưng đành quay về vì nhân
viên TYT nói thuốc BHYT
điều trị tiểu đường không
có, cũng không biết đến khi
nào mới có. Vậy là tôi đành
quay lại BV Nguyễn Trãi dù
từ nhà đến đây khá xa và lần
nào cũng phải chờ” - bà H
giãi bày.
Còn ông TPL (62 tuổi,
quận 3, TP.HCM) do mắc
bệnh huyết áp nên thường
xuyên tái khám. Trước đây,
ông được con chở tới BV
quận 3 khám và nhận thuốc
BHYT định kỳ nhưng do
bệnh nhân đông, chờ đợi
lâu khiến ông mệt mỏi.
“Cách đây hai ngày, tôi tới
TYT phường 5, quận 3 tính
khám cho gần nhưng BS ở
trạm nói thuốc BHYT điều
trị huyết áp không còn, tôi
phải kêu con chở tới BV quận
3” - ông L chia sẻ.
BS Lê Thị Hồng (TYT
phường 5, quận 3) cho biết
thuốc BHYT điều trị các
bệnh mạn tính không lây như
tiểu đường, huyết áp… hiện
không còn và tình trạng này
xảy ra đã khá lâu, không biết
khi nào có lại. “Trước đây,
trung bình một tháng TYT
khám cho khoảng 200 lượt
bệnh nhân BHYT. Thời gian
gần đây, do nhiều loại thuốc
BHYT không còn nên mỗi
tháng trạm chỉ khám chừng
40-50 lượt bệnh nhân” - BS
Hồng cho biết.
Qua thực tế, PV ghi nhận
nhiều TYT phường, xã, thị
trấn trên địa bàn TP.HCM
cũng rơi vào tình trạng thiếu
thuốc BHYTđiều trị các bệnh
mạn tính không lây.
Đang chờ Bộ Y tế
“hóa giải”
Sáng 30-12, Đoàn đại biểu
Quốc hội TP.HCM có buổi
giám sát “Việc huy động,
quản lý và sử dụng các nguồn
lực phục vụ công tác phòng
chống dịch COVID-19; việc
thực hiện chính sách, pháp luật
về y tế cơ sở, y tế dự phòng”.
Về nguyên nhân thiếu
thuốc BHYT tại các TYT
hiện nay, BS Nguyễn Văn
Vĩnh Châu, Phó Giám đốc
SởY tế TP.HCM, nhấn mạnh
có hai lý do chính. Thứ nhất,
thuốc sử dụng tại TYThầu hết
do các trung tâm y tế quận,
huyện thực hiện đấu thầu
mua sắm đối với 324 hoạt
chất được Bộ Y tế quy định
thuộc danh mục thuốc được
Quỹ BHYT chi trả tại TYT
(theo Thông tư 30/2018 của
BộY tế). Tuy nhiên, nhân lực
Tiêu điểm
Để giải quyết bài toán thiếu
thuốc,TP.HCMkiếnnghị BộY tế
chấp thuậnchoTP triểnkhai thí
điểmmở rộngdanhmục thuốc
BHYT cho TYT đối với 40 loại
thuốc thuộc danh mục thuốc
của BV hạng 3, hạng 4 theo
Thông tư 30/2018 của Bộ Y tế.
BS
NGUYỄNVĂNVĨNH CHÂU
,
Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM
Người bệnh “né” trạm y tế
vì thiếu thuốc
Do hầu hết trạmy tế trên địa bàn TP.HCM thiếu nhiều thuốc bảo hiểmy tế nên người dânmắc các bệnh
mạn tính không lây tìm tới bệnh viện cho dù phải đi xa và tốn nhiều thời gian hơn.
của trung tâm y tế vừa thiếu
về số lượng vừa thiếu tính
chuyên nghiệp, cạnh đó nhu
cầu sử dụng thuốc của từng
trung tâm y tế rất thấp nên ít
nhà thầu tham gia cung ứng.
Thứ hai, danh mục thuốc
theo phân tuyến kỹ thuật được
Quỹ BHYT chi trả tại TYT
chưa đáp ứng được nhu cầu
điều trị các bệnh không lây
nhiễm. Cụ thể, tại Thông tư
30/2018 của Bộ Y tế, quy
định danh mục thuốc được
Quỹ BHYT chi trả tại TYT
hiện nay có 324 loại. Trong
đó, danh mục thuốc cho các
bệnh mạn tính không lây có
khoảng 50 loại.
“Nếu so với danhmục thuốc
tại BV tuyến quận, huyện thì
TYT đang thiếu nhiều loại
thuốc, trong đó có 41 loại được
hội đồng chuyên môn SởY tế
TP.HCM đánh giá là rất cần
thiết. Do đó, khi đã điều trị
ổn định tại BV, người bệnh
có nhu cầu tiếp tục theo dõi
và điều trị tại các TYT thì nơi
đây lại không đủ thuốc đáp
ứng. Lúc này, người bệnh
buộc phải tiếp tục đến khám
và điều trị ngoại trú tại các
BV” - BS Châu nêu.
Khảo sát của ngành y tế
TP.HCM cho thấy gần 78%
người cao tuổi mắc các bệnh
không lây mong muốn được
tái khám và điều trị ngoại trú
tại TYT phường, xã, thị trấn.
Tuy nhiên, do các TYT thiếu
nhiều loại thuốc BHYT nên
mong muốn của người bệnh
không thành hiện thực. “Theo
số liệucủaBHXHTP.HCM, từ
năm 2018 đến nay, tỉ lệ khám
chữa bệnh tại các TYT trên
địa bàn TP chiếm dưới 2%
so với các BV quận, huyện
mà nguyên nhân chính là do
TYT thiếu thuốc BHYT” - BS
Châu nhấn mạnh.•
Bệnh viện luôn đông bệnh nhân do người bệnh dồn về từ tuyến cơ sở. Ảnh: TRẦNNGỌC
TYT đang thiếu
nhiều loại thuốc,
trong đó có 41 loại
được hội đồng
chuyên môn Sở Y tế
TP.HCM đánh giá
là rất cần thiết.
2 bệnh nhân phổi đông đặc
nghi di chứng COVID-19
Thông tin từ BV đa khoa Đức Giang (Hà Nội) cho
biết nơi đây vừa tiếp nhận điều trị cho hai bệnh nhân
phổi đông đặc, nhiều ổ cặn xơ hóa nghi do di chứng
COVID-19. Đáng chú ý, qua khai thác bệnh sử, hai bệnh
nhân đều từng mắc COVID-19.
Bệnh nhân thứ nhất là bà NTC (67 tuổi, huyện Gia Lâm,
Hà Nội) nhập viện trong tình trạng đau nhức sườn phải,
tức ngực, khó thở. Phim chụp X-quang cho thấy bệnh
nhân có nhiều dịch màng phổi. Bệnh nhân được chỉ định
điều trị nội khoa kết hợp chọc hút màng phổi nhưng triệu
chứng không thuyên giảm. Chụp CT phổi sau đó cho kết
quả phổi có nhiều ổ cặn xơ hóa khiến phổi đông đặc, do
đó các bác sĩ (BS) đã hội chẩn và chỉ định mổ hút ổ cặn
màng phổi cho bệnh nhân.
Tiếp theo là ông NVT (63 tuổi, quận Long Biên, Hà
Nội) đến BV cấp cứu trong tình trạng suy hô hấp, cơn đau
quặn ngực phải tăng dần. Theo gia đình, trước đó bệnh
nhân bị khó thở, đau tức ngực trái, đã điều trị tại một số
cơ sở y tế nhưng không khỏi. Chụp CT màng phổi, các BS
thấy tình trạng đông đặc, viêm dính rất nhiều ở nhu mô
phổi nên chuyển bệnh nhân đến khoa Truyền nhiễm.
Sau một tuần điều trị, bệnh nhân được chụp CT ngực
kiểm tra, kết quả phần phổi xẹp phục hồi tương đối. Tuy
nhiên, ổ áp xe còn nhiều mủ đọng nơi lá tạng nên các BS
đã phẫu thuật nội soi. Hiện sau mổ ông T tỉnh táo, đang
điều trị kháng sinh chống nhiễm trùng.
Theo ThS-BS Nguyễn Văn Lâm (khoa Ngoại tổng
hợp BV đa khoa Đức Giang), tổn thương phổi sau nhiễm
COVID-19 là di chứng thường gặp ở các F0. Thương tổn
có nhiều mức độ, phổ biến nhất là tình trạng viêm phổi,
xơ phổi, ảnh hưởng chức năng hô hấp.
HX
Bộ Y tế dự báo dịch bệnh diễn biến
phức tạp
Theo thông tin từ Bộ Y tế, thời gian tới là dịp tết Dương
lịch, tết Nguyên đán và mùa lễ hội, nhu cầu giao thương
du lịch tăng cao, cùng thời tiết chuyển mùa thay đổi bất
thường là điều kiện thuận lợi cho các dịch bệnh truyền
nhiễm lây lan. Nhóm dễ có nguy cơ mắc bệnh là trẻ em có
sức đề kháng yếu và người cao tuổi có bệnh lý nền.
Bộ Y tế yêu cầu các cơ quan chuyên môn theo dõi chặt
tình hình dịch, nhất là sự xuất hiện các biến thể mới của
COVID-19. Thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình và
các yếu tố nguy cơ, chủ động xây dựng phương án ứng phó
và triển khai đáp ứng với mọi tình huống có thể xảy ra.
Cạnh đó, tăng cường phòng chống các dịch bệnh lưu
hành... Chuẩn bị các phương án, điều kiện bảo đảm phòng
chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh khác trong dịp tết
Dương lịch và tết Nguyên đán 2023.
G.THANH
Các bác sĩ BV đa khoaĐức Giang đang phẫu thuật xử lý áp xe phổi
cho bệnh nhân. Ảnh: Suckhoedoisong.vn
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook