302-2022 - page 16

16
Quốc tế -
ThứBảy 31-12-2022
“Lạc quan thận trọng” với kinh tế
thế giới 2023
Năm2022 với quá nhiều biến động tới nền kinh tế toàn cầu sắp đi qua, cùng hy vọng về một tương lai
lạc quan hơn trong năm2023.
VĨNHKHANG
2
022 là một năm đầy
thách thức với kinh tế
thế giới khi phải đối mặt
với hàng loạt “cơn gió ngược”
do ảnh hưởng dai dẳng của
đại dịch COVID-19 gây gián
đoạn chuỗi cung ứng và làm
thay đổi mô hình nhu cầu
tiêu dùng toàn cầu. Xung đột
Nga - Ukraine góp phần đẩy
kinh tế toàn cầu rơi vào tình
trạng hỗn loạn. Nhà sử học
Anh John Adam Tooze gọi
năm 2022 là năm “đa khủng
hoảng” - thuật ngữ chỉ các
cú sốc kinh tế và phi kinh tế
xảy ra cùng một thời điểm.
Trong bối cảnh đó, các nhà
dự báo tỏ ra thận trọng về triển
vọng tăng trưởng trong năm
tới. Dù vậy, điều này không có
nghĩa năm 2023 sẽ tiếp tục là
nămu ámvới kinh tế toàn cầu,
khi vẫn có những điểm sáng
tăng trưởng có thể hy vọng.
Nhìn lại bức tranh kinh
tế thế giới năm 2022
Năm2022,đạidịchCOVID-19
bước sang năm thứ ba. Thế
giới về cơ bản đã kiểm soát
được dịch bệnh và đang trở
lại tình trạng “bình thường
mới”, song những di chứng
của đại dịch vẫn còn và tạo
nhiều áp lực cho kinh tế, nhất
là chuỗi cung ứng toàn cầu.
Trung Quốc - nền kinh tế
lớn thứ hai đồng thời là “công
xưởng” lớnnhất thếgiới - trong
gần suốt năm 2022 vẫn tiếp
tục thắt chặt chính sách “zero-
COVID”. Điều này ảnh hưởng
nghiêm trọng đến tăng trưởng
khôngchỉ củanướcnàymà của
cả thế giới, chuỗi cung ứng bị
gián đoạn trên diện rộng. Cho
tới tháng 11, Trung Quốc mới
thực sự bắt đầu nới lỏng hạn
chế COVID-19.
Trong khi thế giới nỗ lực
phục hồi nền kinh tế bị tổn
thương nặng vì đại dịch, xung
đột Nga - Ukraine khiến tình
hình căng thẳng hơn. Sau khi
TổngthốngNgaVladimirPutin
phát động chiến dịch quân sự
đặcbiệt vàoUkrainengày24-2,
phương Tây áp đặt hàng loạt
lệnh trừng phạt lên Nga. Hệ
quả làxảy rakhủnghoảngnăng
lượng nghiêm trọng, lạmphát
tăng cao chưa từng thấy kể từ
khi xảy ra cuộc khủng hoảng
kinh tế đầu những năm 1970.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)
tính toán lạmphát toàncầunăm
2022 là 8,8%, mức cao nhất
kể từ năm 1996. Trên thực tế,
lạm phát Mỹ đã lên mức cao
nhất 9,1% trong tháng 6, khu
vực Liên minh châu Âu (EU)
chứng kiến mức lạm phát cao
kỷ lục 10,7% trong tháng 10,
Nhật vừa thông báo lạm phát
nước này trong tháng 11 lên
mức cao nhất trong vòng 41
năm qua.
Để đối phóvới lạmphát tăng
phi mã, nhiều nước chọn thắt
chặt tiền tệ. Từ đầu năm tới
nay, CụcDự trữLiên bangMỹ
(Fed) đã bảy lần tăng lãi suất,
đưa biên độ lãi suất lên mức
cao nhất kể từ đầu thập niên
2000 là 4,25%-4,5%. Ngân
hàng Trung ương châu Âu
(ECB) trong năm nay cũng
đã bốn lần tăng lãi suất, hiện
ở mức 2,5%.
Đối mặt với những biến
động trên thị trường toàn cầu,
Tổ chức Hợp tác và Phát triển
kinh tế (OECD) cuối tháng
11 dự báo kinh tế thế giới
chỉ tăng trưởng 3,1% trong
năm 2022, giảm từ 5,9% của
năm 2021.
Viễn cảnh kinh tế
thế giới năm 2023
Các chuyên gia tại Trung
tâmNghiên cứu chiến lược và
Người lao động tại khu phố tài chính CanaryWharf ở London (Anh) vào ngày 14-10.
Ảnh: MIKE KEMP/GETTY IMAGES
Mỹ, nền kinh tế hàng đầu thế giới, khả năng sẽ phải đối
mặt với nguy cơ “suy thoái nhẹ” trong năm 2023. Trả lời
khảo sát của tờ
The Wall Street Journal
, các nhà kinh tế
dự báo GDP Mỹ sẽ chỉ tăng 0,4% vào năm 2023, trong
khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự báo con số đó là
0,5%. Chủ tịch Fed Jerome Powell thông báo Mỹ vẫn sẽ
duy trì tăng lãi suất vào năm sau nhưng mức tăng sẽ nhẹ
hơn với mục tiêu đưa lạm phát về 2%. Chuyên gia Karl
Schamotta, chiến lược gia trưởng về thị trường của Công
ty giải pháp tài chính Corpay (Mỹ), nhận định Fed chưa
sẵn sàng “xoay trục” chính sách tiền tệ cho tới khi nhận
thấy có bằng chứng chắc chắn và thuyết phục về sự đảo
chiều của áp lực lạm phát.
Dù vậy, Phó Giám đốc Hội đồng Kinh tế quốc gia Mỹ
Aviva Aron-Dine nói với đài
CNN
rằng Mỹ “lạc quan thận
trọng” khi “nhận thấy có một số dấu hiệu tiến triển cụ thể
có thể đo lường được”. Bà chỉ ra hàng loạt chỉ số cho thấy
lạm phát ở Mỹ đã hạ nhiệt, tiền lương thực tế tăng lên và
thị trường việc làm tăng trưởng, đồng thời bày tỏ hy vọng
Mỹ sẽ “hạ cánh mềm” vào năm tới.
Ở châu Âu, Ủy viên Kinh tế châu Âu Paolo Gentiloni hồi
tháng 11 nhận định triển vọng kinh tế của lục địa này trong
năm 2023 “sẽ suy yếu đáng kể”, đồng thời dự báo tăng
trưởng kinh tế của Liên minh châu Âu năm sau chỉ đạt mức
0,3% trước khi phục hồi lên mức 1,6% vào năm 2024.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng báo hiệu
về các đợt tăng lãi suất trong thời gian tới. Phó Chủ tịch
ECB Luis de Guindos ngày 22-12 cho biết có thể sẽ tăng
lãi suất ở mức độ hiện tại “trong một thời gian nữa” để đối
phó với lạm phát.
Trong khi đó, bức tranh tăng trưởng ở khu vực châu
Á - Thái Bình Dương, nơi tạo ra 35% GDP của thế giới
được dự báo sáng sủa hơn. Theo báo cáo mới đây của
S&P Global Market Intelligence (nhà cung cấp dịch vụ
thông tin tài chính, Mỹ), các nền kinh tế ở khu vực châu Á
- Thái Bình Dương sẽ thống trị tăng trưởng toàn cầu trong
năm tới nhờ sự hỗ trợ của các hiệp định thương mại tự do
khu vực, chuỗi cung ứng hiệu quả và chi phí cạnh tranh.
Theo đó, khu vực châu Á - Thái Bình Dương được kỳ
vọng đạt mức tăng trưởng ở con số 3,5% vào năm 2023.
Riêng tại Trung Quốc, chính phủ nước này đang từng
bước từ bỏ chiến lược “zero-COVID” kéo dài ba năm qua
khi vào ngày 26-12 Bắc Kinh thông báo sẽ mở cửa biên
giới và dỡ bỏ các yêu cầu kiểm dịch từ ngày 8-1-2023.
Đây được xem là một tín hiệu tốt đối với nền kinh tế thế
giới vào năm sau, nhất là giúp giảm áp lực chuỗi cung ứng,
theo đài
SBS
.
T.PHAN
ChâuÁsẽ dẫnđầu tăng trưởng toàn cầu trongnămtới
Việt Nam được ca ngợi là hình
mẫu phục hồi kinh tế hậu đại dịch
Trongbài đăng trênDiễnđànĐôngÁ (EAF), GSEdmund
Malesky tại ĐH Duke (Mỹ) cho rằng các nhà hoạch định
chính sách của Việt Nam (VN) có thể tự hào về thành
tựu kinh tế trong năm 2022 khi VN được ca ngợi là nền
kinh tế hoạt động tốt nhất ở châu Á. Theo GS Malesky,
sự phục hồi của kinh tếVN phần lớn nhờ vào việc hưởng
lợi từ xu thế dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu.Trong
khi các thị trường mới nổi khác đang tìm cách phục hồi
sau đại dịch COVID-19, nhiều nước xemVN là một hình
mẫu kinh tế đáng học hỏi.
Đóng góp cho câu chuyện phục hồi thành công của
kinh tế VN trong năm 2022 là đầu tư nước ngoài vào VN
đạt mức ấn tượng, với tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) tăng 15%so với cùng kỳ nămngoái. Bên cạnh
đó, các biện pháp đối phó với đại dịch hiệu quả, cải cách
thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
cũng như mở rộng và nâng cấp cơ sở hạ tầng đã giúp
VN thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
290.600
tỉ USD là tổng nợ toàn cầu
của các chính phủ, công ty và
hộ gia đình trên toàn cầu tính
đến cuối tháng 10-2022, tăng
28%so với mức 226.000 tỉ USD
vào năm 2020, theo tính toán
củaViệnTài chínhQuốc tế (IIF).
Tiêu điểm
IMF dự báo lạmphát
toàn cầu đến cuối
năm2023 sẽ giảm
xuống 4,7%, bằng
nửamức hiện tại.
quốc tế (CSIS, Mỹ) nhận định
tăng trưởng kinh tế toàn cầu
có thể sẽ chậm lại trong năm
tới do lạm phát dù có giảm
nhưng vẫn kéo dài. Động lực
thúc đẩy kinh tế từ việc nới
lỏng hạn chế COVID-19 sẽ
giảm đi ở các nền kinh tế lớn,
ngoại trừ Trung Quốc. Trong
khi đó, các ngân hàng trung
ương sẽ tiếp tục thắt chặt tiền
tệ nhằm đối phó với lạm phát.
IMF dự báo lạm phát toàn
cầu đến cuối năm 2023 sẽ
giảm xuống 4,7%, bằng nửa
mức hiện tại. Mục tiêu IMF
kỳ vọng là sẽ có một cuộc “hạ
cánhmềm”, trong đó quá trình
hạ nhiệt lạm phát diễn ra mà
không có sự sụp đổ của thị
trường nhà ở, phá sản doanh
nghiệp và thất nghiệp tăng.
Tuy nhiên, một kịch bản tốt
nhất như vậy đã được chứng
minh là khó xảy ra vì tình trạng
lạm phát cao trong quá khứ,
theo hãng tin
Reuters
.
Trong bối cảnh cuộc xung
đột vẫn diễn ra ởUkraine, ảnh
hưởng tiếp tục của đại dịch
COVID-19 và lạm phát cao
vốn dẫn tới một trong những
chu kỳ thắt chặt chính sách
tiền tệ nhanh nhất trong thời
gian gần đây, các ngân hàng
đầu tư hàng đầu thế giới dự
đoán tăng trưởng kinh tế toàn
cầu sẽ chậm lại vào năm2023.
Vào tháng 10, IMF hạ dự
báo tăng trưởng kinh tế toàn
cầu trong năm 2023 từ mức
2,9% mà tổ chức này đưa ra
hồi tháng 7 xuống còn 2,7%,
đồng thời cảnh báo “điều tồi
tệ vẫn chưa đến”. Đầu tháng
12, Giám đốc điều hành IMF
Kristalina Georgieva cảnh
báo tăng trưởng toàn cầu có
nguy cơ giảm xuống dưới
mức 2%.•
Người dânẤnĐộmua sắmtạimột khuchợđôngđúc trongkỳ lễhội
ánh sángDiwali ởDelhi (ẤnĐộ) vàongày11-10. Ảnh: REUTERS
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook