302-2022 - page 6

6
Chiều 30-12,
Văn phòng Chủ
tịch nước họp
báo công bố Pháp
lệnh về trình tự,
thủ tục xem xét,
quyết định áp dụng
các biện pháp xử
lý hành chính tại
TAND.
Tại cuộc họp
báo, các PV đã
đặt nhiều câu hỏi
cho cơ quan chủ
trì soạn thảo là TAND Tối cao để làm rõ những điểm mới
đáng chú ý của pháp lệnh vừa được Ủy ban Thường vụ
Quốc hội thông qua thay thế cho Pháp lệnh năm 2014.
PV báo
Pháp Luật TP.HCM
đề nghị làm rõ hơn quy
định về trình tự, thủ tục tranh luận tại phiên họp xem xét,
quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Đây là
một trong những điểm mới đáng chú ý của pháp lệnh vừa
được thông qua.
Trả lời về điều này, Vụ trưởng Vụ Pháp chế TAND Tối
cao Nguyễn Chí Công cho hay pháp lệnh quy định người
bị đề nghị, người đại diện hợp pháp của người bị đề nghị
(nếu có); cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị
là người chưa thành niên; người bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của người bị đề nghị tranh luận các vấn đề có
liên quan với người đề nghị hoặc người được ủy quyền.
Theo ông Nguyễn Chí Công, việc tranh luận được tiến
hành theo sự điều hành của thẩm phán. Người tham gia
tranh luận có quyền đối đáp lại ý kiến của người khác.
“Thẩm phán tiến hành phiên họp không được hạn chế
thời gian tranh luận, tạo điều kiện cho họ tranh luận,
trình bày hết ý kiến; có quyền yêu cầu dừng những ý kiến
không liên quan đến vụ việc hoặc ý kiến lặp lại” - ông
Công nói thêm.
PV cũng đề nghị làm rõ vì sao pháp lệnh không quy
định thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Trả lời, vụ trưởng
Vụ Pháp chế TAND Tối cao nhấn mạnh bản chất đây là
xử lý vi phạm hành chính, được thực hiện qua cơ chế tư
pháp tại tòa án vì liên quan đến quyền con người. Do đó,
việc quy định thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm không phù
hợp, không bảo đảm nhanh chóng, kịp thời.
“Tổng kết thực tiễn thi hành Pháp lệnh năm 2014 thấy
rằng các TAND thực hiện rất tốt và không phát sinh vướng
mắc. Ban soạn thảo, tổ biên tập đã bàn thảo rất kỹ và thống
nhất tiếp tục kế thừa quy định của Pháp lệnh năm 2014,
không quy định nội dung này” - ông Công cho biết.
Cũng tại cuộc họp báo, PV báo
Pháp Luật Việt Nam
hỏi:
Khoản 4 Điều 21 pháp lệnh có quy định “phòng họp được
bố trí thân thiện, an toàn”. Vậy quy định này được thực
hiện như thế nào?
Ông Nguyễn Chí Công cho hay phòng họp thân thiện,
an toàn đã được quy định tại Thông tư 01/2017 của TAND
Tối cao về phòng xử án.
Vụ trưởng Vụ Pháp chế TAND Tối cao mô tả phiên họp
được bố trí trên cùng một mặt phẳng, sắp xếp theo hình
thức bàn tròn. Người dưới 18 tuổi được ngồi cạnh người
đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Ngoài ra, bàn ghế được thiết kế theo kiểu dáng bàn ghế
văn phòng.
ĐỨC MINH
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBảy 31-12-2022
Vụ trưởng Vụ Pháp chế TANDTối cao
Nguyễn Chí Công. Ảnh: MINHĐỨC
Đối với những khách hàng chưa
được xác định là bị hại trong vụ án
này, HĐXX cho biết những người
này có quyền khởi kiện bằng một
vụ án dân sự khác để bảo vệ quyền
lợi của mình.
Ngoài danh sách các bị hại, trước
đó HĐXX cũng đã công bố danh
sách 58 người có quyền lợi và nghĩa
vụ liên quan trong vụ án.
Đối với yêu cầu của 58 người
liên quan, HĐXX đã chấp nhận
yêu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất
theo khoản 2 Điều 133 BLDS năm
2015. Cụ thể, tòa xác định mặc dù
về nguồn gốc tài sản thì các quyền
sử dụng đất trên đều có nguồn gốc
từ tiền chiếm đoạt của các bị hại.
Tuy nhiên, tại thời điểm thỏa thuận
ký kết hợp đồng, các thửa đất đều
có giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất hợp pháp, thỏa thuận chuyển
nhượng là tự nguyện ngay tình và
đã thanh toán 50%-100%.
Từ đó, HĐXX công nhận thỏa
thuận của các chuyển nhượng này,
trả lại đất cho những người có quyền
lợi liên quan.
Tuy nhiên, các trường hợp chưa
thanh toán đủ 100%giá trị hợp đồng
thì phải thanh toán phần còn lại của
hợp đồng vào tài khoản của cơ quan
thi hành án. Sau khi thực hiện xong,
cơ quan thi hành án sẽ giải tỏa kê
biên và hủy bỏ việc ngăn chặn giao
dịch đối với các thửa đất này.
Tòa kiến nghị công an
điều tra sai phạm trong
quản lý đất nông nghiệp
Liên quan đến những nội dung
được công bố trong phần tuyên án
ngày 29-12, HĐXX đã kiến nghị
Cơ quan CSĐT công an các tỉnh
Gia Lai, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng
Tàu tiếp tục làm rõ những sai phạm
của các tổ chức, cá nhân liên quan
đến việc quản lý đất nông nghiệp
tại địa phương khi để cho các cá
nhân tự do chuyển nhượng đất nông
nghiệp không đúng theo quy định
của pháp luật.
Cụ thể, theo kết quả xác minh thì
bị cáo Trịnh Minh Pháp có hộ khẩu
thường trú tại thị xã An Khê, tỉnh
Gia Lai (tạm trú tại huyện Nhơn
Trạch, tỉnh Đồng Nai). Tuy nhiên,
từ năm 2017 đến trước khi bị bắt,
Pháp là nhân viên kinh doanh bất
động sản và làm việc tại trụ sở Công
ty Alibaba ở phường Hiệp Bình
Chánh, TP Thủ Đức, TP.HCM.
Tuy nhiên, trong hai ngày 25-12-
2018 và 18-1-2019, phó chủ tịch
UBND phườngAn Bình, thị xã An
Khê và phó chủ tịch UBND xã Tóc
Tiên, thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa-Vũng
HỮUĐĂNG
N
gày 30-12, TAND TP.HCM
bước sang ngày tuyên án thứ
hai vụ lừa đảo chiếm đoạt tài
sản và rửa tiền xảy ra tại Công ty CP
Địa ốc Alibaba (Công ty Alibaba).
Trước đó, trong ngày tuyên án đầu
tiên (29-12), HĐXX đã tuyên buộc
bị cáo Nguyễn Thái Luyện và Võ
Thị Thanh Mai (vợ bị cáo Luyện)
có trách nhiệm liên đới bồi thường
hơn 2.446 tỉ đồng cho 4.548 bị
hại. Đồng thời, tòa còn tuyên trách
nhiệm hình sự đối với từng bị cáo
trong vụ án.
58 người liên quan được
tòa tuyên cho nhận lại đất
Bước sang ngày tuyên án thứ hai,
danh sách tất cả 4.548 người được
HĐXX xác định là bị hại trong vụ án
(có tài liệu, chứng cứ chứng minh)
đã được công bố. Trong các bị hại
có những người được tuyên nhận
vài chục triệu, vài trăm triệu hoặc
hàng tỉ đồng. Số tiền trung bình
mà các bị hại được nhận là khoảng
500-600 triệu đồng.
Đáng chú ý trong đó có bị hại
Nguyễn Phước H được tuyên nhận
bồi thường hơn 23,9 tỉ đồng.
Nhóm39bịhạiyêucầutiếptụcthựchiệnhợpđồngchuyểnnhượngđểnhậnđấtkhôngđượcHĐXXchấpnhận.Ảnh:NGUYỆTNHI
Vụ Alibaba:
Có bị hại
được bồi
thường hơn
23 tỉ đồng
Trong các bị hại có những người được
HĐXX tuyên nhận vài chục triệu, vài trăm
triệu hoặc hàng tỉ đồng.
Tàu lại xác nhận Trịnh Minh Pháp
đang trực tiếp sản xuất đất nông
nghiệp và có nguồn thu nhập ổn
định từ sản xuất nông nghiệp.
Từ các giấy xác nhận này, bị cáo
Trịnh Minh Pháp có đủ điều kiện
để đứng tên nhận chuyển nhượng
số lượng lớn đất trồng lúa trên địa
bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Tương tự trường hợp của Pháp,
các bị cáo khác như Nguyễn Thái
Lĩnh, Nguyễn Thái Lực mặc dù
không trực tiếp sản xuất nông nghiệp
nhưng vẫn đứng ra để nhận số lượng
lớn đất nông nghiệp.
Hành vi trên của các bị cáo đã
vi phạm điểm b khoản 1 Điều 179
và khoản 3 Điều 191 Luật Đất đai
năm 2013 (cá nhân không trực tiếp
sản xuất không được nhận chuyển
nhượng đất nông nghiệp).•
Có 39 bị hại đề nghị tiếp tục thực hiện các hợp đồng,
thỏa thuận chuyển nhượng đất nền dự án. Về yêu
cầu này, HĐXX cho biết hợp đồng thỏa thuận chuyển
nhượng quyền sử dụng đất các bên đã ký nêu rõ đối
tượng chuyển nhượng là nền đất thổ cư 100% với mô
tả diện tích, vị trí gồm số lô và ô cụ thể.
Tuy nhiên, tại thời điểm ký hợp đồng cho đến nay,
theo kết quả xác minh thì các khu đất được cho là vị
trí lập dự án không tồn tại dự án nào. Đồng thời hiện
trạng đều là đất nông nghiệp, thậm chí là đất trồng
lúa, đất rừng sản xuất… và theo quy hoạch sử dụng
đất tại địa phương thì nhiều khu đất không được quy
hoạch là đất ở.
Dođối tượng chuyển nhượng là các nềndự án không
tồn tại trên thực tế nên yêu cầu tiếp tục thực hiện giao
dịch chuyển nhượng là không có căn cứ nên không
chấp nhận yêu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng để
nhận đất của các bị hại này.
Tuy nhiên, HĐXX xác định thiệt hại của 39 bị hại là có
trên thực tế nên buộc hai bị cáo Nguyễn Thái Luyện và
Võ Thị Thanh Mai có trách nhiệm hoàn trả số tiền các
bị hại này đã nộp cho Công ty Alibaba.
39 bị hại không được nhận đất
Bị hại Nguyễn Phước H
được HĐXX tuyên
nhận bồi thường hơn
23,9 tỉ đồng.
Được tranh luận trongphiênhọp xemxét ápdụng biệnpháp xử lýhành chính
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook