003-2023 - page 13

13
NGUYỄNQUYÊN
“S
au dịch COVID-19,
tâmlýhọc sinh (HS)
tại trường thay đổi
nhiều. Nhiều em có biểu hiện
bị trầm cảm, hoang tưởng.
Có em luôn có suy nghĩ bị
giáo viên (GV) đì, thậm chí
có em có ý định tự tử” - bà
Trần Thị Thơm, Phó Hiệu
trưởng Trường THPT Ten
Lơ Man, quận 1, cho biết.
Có phòng tâm lý
nhưng HS không tới
Trước thực tế trên, trường
đã thành lập tổ tư vấn tâm lý,
giao một GV dạy giáo dục
công dân kiêm nhiệm thêm
công tác tư vấn. Tuy nhiên, bà
Thơm nhìn nhận việc tư vấn
tại trường chưa đạt hiệu quả
cao. Do phải kiêm nhiệm nên
GVphụ trách không có nhiều
thời gian để theo dõi cũng như
phát hiện kịp thời HS có biểu
hiện bất ổn về tâm lý.
Vì thế, bà Thơm kiến nghị
các trường phải có đội ngũ
chuyên viên tâm lý. Bên cạnh
đó, Sở GD&ĐT cần thường
xuyên tổ chức các lớp tập huấn
để GV có kỹ năng nhận biết,
hỗ trợ HS kịp thời.
BàLêThịThảo,Hiệu trưởng
Trường THCS Cát Lái, TP
Thủ Đức, cho biết tổng phụ
trách đội của trường phải kiêm
thêm công tác tư vấn tâm lý
học đường. “Dù trường có
phòng thamvấn tâm lý nhưng
hiếm khi HS tới chia sẻ. Do
trường không có GV được
đào tạo chính quy nên công
tác tư vấn chưa được đầu tư
chuyên sâu.Vì thế, khó thu hút
HS tới phòng tham vấn trong
khi vấn đề này vốn nhạy cảm.
Hoạt động này không được
thực hiện thường xuyên, chủ
yếu có sự việc mới tìm hướng
xử lý” - bà Thảo thừa nhận.
Đồng quan điểm trên, ông
NguyễnHồngĐức,Hiệutrưởng
Trường THCS Nguyễn Trãi,
quận Gò Vấp, cho biết trong
trường có hai vị trí việc làm
rất khó tuyển đó là nhân viên
tư vấn tâm lý và nhân viên hỗ
trợ khuyết tật. Do công việc
áp lực trong khi mức lương
chưa tương xứng.
“Đây là một công tác quan
trọng nên nhiều trường thực
hiện theo kiểu kiêm nhiệm để
giải quyết một số vấn đề căn
cơ. Trường tôi maymắn tuyển
được một GV chuyên về lĩnh
vực tâm lý” - ông Đức bày tỏ.
Chủ động tìm hiểu
để giúp đỡ học sinh
Thầy Lâm Quí, GV tư vấn
tâm lý tại Trường THCS
Nguyễn Trãi, quận Gò Vấp,
cho biết: “Thực tế HS rất ngại
đến phòng tâm lý. Để thu hút
các em, tôi phải triển khai
nhiều giải pháp”.
Theo thầy Quí, trường có
một bảng tin, trên đó thầy
thường xuyên đăng tải những
Đội ngũ cộng tác viên Trường THCSNguyễn Trãi, quậnGò Vấp thamgia sinh hoạt chuyên đề.
Ảnh: LÂMQUÍ
Trường học phải thành lập, chú trọng phát
huy vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ tư vấn,
trong tình hình ngày càng nhiều HS gặp vấn
đề tâm lý trong quá trình học hoặc bị ảnh
hưởng bởi dịch COVID-19.
Trường học phải nâng cao chất lượng,
hiệu quả hoạt động tư vấn học đường, từng
bước tiến tới chuyên nghiệp hóa hoạt động
trợ giúp, tư vấn tâm lý học đường, không để
xảy ra những sự cố đáng tiếc liên quan đến
tâm lý của HS, sinh viên.
SởGD&ĐT khuyến khích trườnghọc ký hợp
đồng chuyên trách với cán bộ, GV, chuyên gia
có trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp
trong việc tư vấn tâm lý.
Sở GD&ĐT TP.HCM
Tiêu điểm
Công tác tư vấn tâm lý
trong trường học nhằm chia
sẻ, hỗ trợ, ngăn ngừa, phát
hiện và can thiệp các vấn
đề tâm lý, giáo dục, hướng
nghiệp… cho học sinh (HS),
đồng thời tư vấn cho các lực
lượng giáo dục khác trong
việc trợ giúp, giáo dục HS. Theo đó, đối tượng thụ hưởng
không chỉ riêng HS mà còn có cả ban giám hiệu, toàn bộ cán
bộ, công nhân viên nhà trường, cũng như phụ huynh HS...
Hoạt động tư vấn tâm lý trong trường học vì vậy giữ vai
trò rất quan trọng trong việc góp phần duy trì sức khỏe
tâm thần, hỗ trợ phương pháp học tập, giải tỏa khó khăn,
vướng mắc của thân chủ (người được tư vấn) ở nhiều
góc độ. Đặc biệt, có thể thông qua các trắc nghiệm, đánh
giá... để phát hiện tình trạng/rối loạn nghiêm trọng ở HS,
từ đó chuyển các em đến các cơ sở chuyên nghiệp hoặc
bệnh viện để điều trị kịp thời, chẳng hạn như rối loạn lo
âu, trầm cảm, ý định tự tử...
Tôi đề xuất bốn giải pháp để công tác tư vấn tâm lý học
đường được thực chất như sau:
Thứ nhất, nâng cao nhận thức về công tác tư vấn tâm lý
học đường.
Thứ hai, bồi dưỡng chuyên môn không ngừng. Phòng
tư vấn tâm lý học đường ưu tiên số 1 là chuyên môn của
người phụ trách. Chuyên viên/giáo viên (GV) tư vấn nên
được đào tạo bài bản và cập nhật liên tục về tâm lý học/tâm
lý học đường. Trường hợp bất khả kháng, phải vận động/
phân công GV kiêm nhiệm thì GV này phải có phẩm chất,
đạo đức và kỹ năng phù hợp như biết lắng nghe, hoạt ngôn,
kiểm soát cảm xúc tốt, được bồi dưỡng chuyên môn ở mức
cơ bản trở lên để đáp ứng công việc. Hạn chế việc tư vấn
theo kinh nghiệm, đặc biệt là thiếu am hiểu về nguyên tắc
đạo đức tư vấn, làm lộ bí mật/thông tin thân chủ, gây hại/
ảnh hưởng xấu đến đời sống cá nhân thân chủ.
Thứ ba, tích cực truyền thông. Đến thời điểm hiện tại,
không ít nhà quản lý hoặc GV còn quan niệm rằng: Phòng
tư vấn tâm lý chỉ dành cho HS hư, cho trẻ có vấn đề hay
người bệnh tâm lý mới cần vào. Một số phụ huynh và bạn
bè HS cảm thấy ái ngại hoặc không có ý định gặp chuyên
viên tư vấn vì những định kiến sai lầm này, thậm chí
không tin tưởng hay bài xích phòng tư vấn. Nhà trường
cần thực hiện truyền thông đa phương tiện qua giờ phát
thanh, bảng tin, giờ sinh hoạt đầu tuần, sinh hoạt lớp, mời
chuyên gia báo cáo... để toàn thể nhà trường hiểu đúng
về công tác tư vấn tâm lý, ai cũng có thể đến, bất kể tình
trạng tinh thần.
Thứ tư, chuyên viên tư vấn phải linh hoạt, năng động.
Công tác tư vấn học đường không chỉ là hoạt động trò
chuyện, gợi mở để thân chủ tự đưa ra quyết định và chỉ
diễn ra trong không gian phòng tư vấn. Tư vấn tâm lý còn
có nhiều mục đích/chức năng khác mà người tư vấn cần
nắm rõ để thực hiện sao cho linh hoạt, đồng bộ và hiệu
quả. Chẳng hạn như phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp (khi
cần thiết) đối với HS đang gặp khó khăn về tâm lý; góp
phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh,
thân thiện và phòng chống bạo lực học đường; hỗ trợ HS
rèn luyện kỹ năng sống; tăng cường ý chí, niềm tin, bản
lĩnh, thái độ ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ xã
hội; rèn luyện sức khỏe thể chất và tinh thần, góp phần
xây dựng và hoàn thiện nhân cách... cũng như tham mưu,
hỗ trợ ban giám hiệu, GV, phụ huynh trong các hoạt động
có liên quan đến tâm lý lứa tuổi, giáo dục HS.
ThS tâm lý
LÊ MINH HUÂN
,
Trung tâm Ứng dụng tâm lý - giáo dục An Nhiên
GV tâm lý nếu làm đúng
nghĩa, một ngày chỉ cần tiếp
ba ca sẽ hết năng lượng. Công
việc này rất áp lực do phải tiếp
nhậnnhữngvấnđề tiêucực. Do
đó, để giải tỏa cảmxúc tiêu cực
tôi thường nghe những bản
nhạc hoặc tìm cách chia sẻ
với đồng nghiệp trong chuyên
ngành tâm lý.
Thầy
LÂM QUÍ
,
TrườngTHCSNguyễnTrãi,quậnGòVấp
Đời sống xã hội -
Thứ Tư 4-1-2023
Trường gặp khó khi triển khai
tư vấn tâm lý học đường
Không có giáo viên được đào tạo chính quy, chủ yếu kiêmnhiệmnên các trường gặp khó khi thực hiện
thamvấn tâm lý học đường.
vấn đề liên quan đến tâm lý
HS để các em tìm hiểu. Vào
giờ ra chơi, thầy thường lại
gần HS để trò chuyện, từ đó
tạo sự thân thiện. Bên cạnh đó,
tại các buổi sinh hoạt chuyên
đề, thầy luôn nhắn nhủ khi có
khó khăn hay cần tìm hiểu về
sức khỏe giới tính thì hãy đến
với thầy. Thầy sẽ lắng nghe
và bảo mật.
“Đặc biệt, tôi đã xây dựng
được một đội ngũ cộng tác
viên nòng cốt là HS. Chính
các em sẽ giúp tôi nắm bắt
tâm lý của các bạn trong
trường. Khi phát hiện những
bạn có biểu hiện bất thường
sẽ báo cho tôi và cùng bạn
đến phòng tham vấn” - thầy
Quí nói thêm.
TạiTrườngTHPTGiaĐịnh,
quận Bình Thạnh, bà Hoàng
Thị Thanh Vân, Phó Hiệu
trưởng, cho biết tại trường,
sáng thứ Hai đầu tuần, GV
chủ nhiệm, giám thị sẽ thông
báo với ban giám hiệu về
những HS có vấn đề về tâm
lý. Sau đó, ban lãnh đạo sẽ
tìm hiểu và mời phụ huynh
đến trao đổi để tìm cách phối
hợp giải quyết.
Cũng theo bà Vân, để HS
có vấn đề về tâm lý chủ động
tìm đến phòng tham vấn tâm
lý thì trước hết nhà trường
phải dạy kỹ năng khi gặp
khó khăn, các em cần phải
tìm kiếm sự giúp đỡ. Một
vấn đề quan trọng khác phải
có sự phối hợp từ phụ huynh.
“Do đó, tư vấn tâm lý không
phải là công việc của riêng
phòng tâm lý, đó là sự phối
hợp nhịp nhàng của tất cả bộ
phận trong nhà trường” - bà
Vân khẳng định thêm.•
4 liệupháp chohoạt động tưvấn tâmlýhọc đường
Hai vị trí việc làm
rất khó tuyển đó là
nhân viên tư vấn
tâm lý và nhân viên
hỗ trợ khuyết tật.
Do công việc áp lực
trong khi mức lương
chưa tương xứng.
(Tiếp theo trang 1)
Trường học phải thành lập tổ tư vấn tâm lý
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook