9
Tiêu điểm
3
giờ là số giờ học viên muốn có
giấy phép lái xe sẽ phải tập trên
cabin điện tử mô phỏng trên
nhiều loại đường, điều kiện
thời tiết, tình huống giao thông
khác nhau.
Theo quy định, chậm nhất là đến ngày 31-12-2021 bắt
buộc tất cả trạm thu phí BOT phải chuyển sang hình thức
thu phí điện tử không dừng (ETC), nếu không sẽ tạm dừng
thu phí. Tuy nhiên, đến nay đã hơn một năm nhưng các
trạm thu phí BOT trên Quốc lộ 51 của Công ty CP Phát
triển đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (Công ty BVEC)
vẫn đang thu phí thủ công, chưa lắp đặt thu phí ETC theo
quy định nhưng vẫn không tạm dừng thu phí.
Lý giải về việc chưa lắp đặt thu phí ETC theo quy định,
trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, đại diện Công ty BVEC
cho biết trong thời gian qua Công ty BVEC và Cục Đường
bộ Việt Nam cùng các đơn vị liên quan vẫn đang đàm phán
về vướng mắc, tồn tại của hợp đồng BOT và các bên chưa
thống nhất.
“Chủ đầu tư dự kiến nếu đàm phán xong được gia hạn
thì sẽ lắp đặt ngay và đưa vào sử dụng thu phí ETC. Hiện
chủ đầu tư đã ký hợp đồng với đơn vị cung cấp dịch vụ của
Bộ GTVT. Nhà đầu tư sẽ tuân thủ các quy định” - đại diện
Công ty BVEC cho biết thêm.
Cũng theo đại diện Công ty BVEC, theo phụ lục ký hợp
đồng thu phí BOT đến năm 2026 hoàn vốn và đến năm
2030 là dừng thu phí. Đến nay theo dự toán của nhà đầu tư
thì hoàn được vốn và trả nợ xong ngân hàng thì phải tiếp
tục thu phí đến khoảng cuối năm 2024.
“Vì vậy hiện nhà đầu tư phải đàm phán để tiếp tục thu phí
làm sao cho hoàn vốn và còn bốn năm trả lợi nhuận. Hằng
năm công ty đều có kiểm toán độc lập, Thanh tra Chính
phủ, Thanh tra Bộ Xây dựng thực hiện kiểm tra, giám sát
theo đúng quy định pháp luật” - đại diện Công ty BVEC
chia sẻ.
Trước đó theo cách tính và quan điểm của Cục Đường
bộ Việt Nam thì Công ty BVEC đã thu phí hoàn vốn và
đề nghị Bộ GTVT tạm dừng thu phí từ ngày 17-12-2022.
Nhưng Công ty BVEC cho rằng hiện chưa hoàn vốn đầu
tư dự án, chưa trả nợ xong ngân hàng cùng lãi vay và hoàn
vốn cho cổ đông với tổng số tiền hơn 1.000 tỉ đồng.
Chính vì vậy Bộ GTVT đã chủ trì cuộc họp đề nghị Cục
Đường bộ Việt Nam, Công ty BVEC và các bên liên quan
tiếp tục đàm phán xác định thời điểm tạm dừng, đảm bảo
hài hòa lợi ích giữa các bên, không ảnh hưởng đến khiếu
nại của các bên liên quan.
VŨ HỘI
Xử lý cơ sở đào tạo không lắp
cabin điện tử
Cục Đường bộ Việt Nam cho biết sẽ có văn bản yêu cầu các sở GTVT báo cáo việc thực hiện công tác
lắp đặt cabin điện tử để đào tạo lái xe, cơ sở nào không thực hiện sẽ bị xử lý theo quy định.
VIẾT LONG
T
heo quy định tại Thông
tư 04 của Bộ GTVT về
đào tạo, sát hạch và cấp
giấy phép lái xe cơ giới đường
bộ, bắt đầu từ ngày 1-1, các
cơ sở đào tạo phải trang bị
và sử dụng cabin điện tử học
lái ô tô (thiết bị mô phỏng lái
xe) vào chương trình đào tạo.
Tuy nhiên, một số trung tâm
đào tạo vẫn đang gặp một số
khó khăn nhưng khẳng định
sẽ thực hiện đúng thời gian
quy định.
“Giá cabin điện tử
quá cao”
Chia sẻ với PV, ông Lưu
Đức Hải, Giám đốc Trung tâm
Đào tạo lái xe cơ giới đường
bộ, Trường Trung cấp nghề
Á Châu (Hưng Yên), cho biết
trên thị trường mới chỉ có hai
doanh nghiệp đượcCụcĐường
bộ Việt Nam công bố đủ điều
kiện cung cấp thiết bịmô phỏng
đào tạo lái xe là Tổng công ty
Công nghiệp công nghệ cao
Viettel thuộc Chi nhánh Tập
đoàn Công nghiệp viễn thông
Quân đội và Công ty CP Kỹ
thuật công nghệ Ecotek.
Hai công ty này đang chào
giá 425-439 triệu đồng/cabin.
Mức giá này cao hơn mua một
ô tô để đào tạo học viên. “Với
lượng học viên đang đào tạo,
trung tâm phải có ít nhất sáu
cabin, như vậy cần bỏ ra khoản
Sản phẩmcabin điện tử của Viettel. Ảnh: CTV
Lợi ích của việc học trên cabin điện tử
Theo ông Thống, năm 2018 Bộ GTVT yêu cầu các trung tâm
sát hạch làm đường hầm, cầu, phà nhằm đào tạo sát hạch cho
người học lái ô tô. Tuy nhiên, các trung tâmđào tạo lái xe không
thể làm được và ý tưởng đưa cabin mô phỏng vào thực hiện
triển khai giống như ngành hàng không và đường sắt nhằm
đào tạo, sát hạch cho phi công, lái tàu.
“Thực tếmỗi học viên được thực hành 3 giờ trên cabin nhưng
học viên được tập luyện kỹ năng và tập phản xạ trong điều kiện
các yếu tố về địa hình, cung đường, thời tiết, tình trạng giao
thông và các tình huống giao thông khác nhau nhằmnâng cao
kỹ năng đảm bảo an toàn giao thông…” - ông Thống cho biết.
Một số trung tâm
đào tạo vẫn đang
gặp một số khó khăn
nhưng khẳng định
sẽ thực hiện đúng
thời gian quy định.
Lýdo các trạmBOTQuốc lộ51 chưa lắpđặt thuphí khôngdừng
Các trạmthu phí BOT trênQuốc lộ 51 hiện vẫn chưa lắp đặt thu phí
không dừng theo quy định. Ảnh: VH
tiền 2,5 tỉ đồng, đây là mức
đầu tư lớn trong bối cảnh trung
tâm đang phục hồi sau dịch
COVID-19 nên đang thương
thảo với công ty cung cấp để
có mức giá phù hợp…” - ông
Hải cho hay.
Về thời điểm áp dụng lắp
đặt thiết bị, ông Hải cho rằng
quy định đã có nên trung tâm
sẽ chấp hành nghiêmđể không
làm gián đoạn quá trình đào
tạo. Tuy nhiên, ông thừa nhận
khó tránh nguy cơ tăng chi phí
đào tạo lái xe trong thời gian
tới, vì chi phí bảo dưỡng thiết
bị, chi phí điện…cũng gây áp
lực lên các trung tâm.
“Khi đầu tư trang thiết bị, các
trung tâm phải phân bổ chi phí
khấu hao vào giá thành đào tạo.
Nếu phân bổ ởmức phù hợp thì
người học sẽ chấpnhận, nếucao
quá sẽ ít học viên nhưng đối với
chúng tôi, trướcmắt sẽ tiết giảm
các chi phí khác để có mức giá
đào tạo phù hợp…” - ông Hải
cho hay.
Một trung tâm đào tạo lái xe
khác ởHàNội cũng cho biết đã
đầu tư 20 thiết bị mô phỏng lái
xe với giá trên 8 tỉ đồng, đây là
chi phí rất lớn đối với trung tâm.
“Thiết bị mô phỏng lái xe bao
gồm phần cứng và phần mềm,
trong khi phần cứng dễ định
giá, còn phầnmềm thì gần như
khôngai biết đượcgiábaonhiêu
nên khi mua chúng tôi cũng rất
phân vân về việc kiểm soát giá
thiết bị cabin điện tử…” - đại
diện trung tâm này phân vân.
Quy định đã có,
các trung tâm phải
thực hiện
Theo tìm hiểu của PV, hiện
một số trung tâm đào tạo vẫn
chưa mua thiết bị mô phỏng
lái xe. Nguyên nhân do quy
định hiện hành về đấu thầu
và lựa chọn nhà thầu, việc sử
dụng vốn ngân sách nhà nước
để mua sắm của các đơn vị
sự nghiệp công lập phải thực
hiện quy trình với thời gian
nhanh nhất là 62 ngày.
Tuy nhiên, các đơn vị cung
cấp dịch vụ gửi giấy chứng
nhận công bố hợp quy và báo
giá sản phẩm chậm. Cụ thể,
Ecotek có giấy chứng nhận
hợp quy vào ngày 31-11-2022,
Viettel có giấy chứng nhận
hợp quy vào ngày 5-12-2022.
Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
, ông Lương Duyên
Thống, Trưởng phòng Quản
lý vận tải phương tiện và
người lái, Cục Đường bộ Việt
Nam, cho rằng trước đây do
gặp khó khăn trong việc cấp
giấy chứng nhận cho đơn vị
đủ điều kiện cung cấp thiết bị
nên Cục Đường bộ đề xuất Bộ
GTVT tiếp tục gia hạn thời
gian áp dụng quy định trên.
Tuy nhiên, Bộ GTVT yêu cầu
không gia hạn và thông báo
sẽ lựa chọn đơn vị cung cấp
đủ điều kiện.
“Trên cơ sở đó, chúng tôi
đã có văn bản gửi các tỉnh,
thành và trung tâm đào tạo lái
xe lập kế hoạch đầu tư mua
sắm thiết bị. Như vậy, công
tác chuẩn bị được tiến hành
trong thời gian 2-3 tháng nên
các trung tâm đủ thời gian
chuẩn bị hồ sơ mời thầu…”
- ông Thống cho hay.
Về giá các thiết bị, trưởng
Phòng Quản lý vận tải phương
tiện và người lái khẳng định
không quản lý về giá thiết bị
cabin điện tử mà do thị trường
quyết định, bởi đây không
phải là mặt hàng thiết yếu.
Thiết bị cabin điện tử cũng
do Bộ KH&CN chứng nhận
đủ điều kiện. Nhà cung cấp
thiết bị tự chịu trách nhiệm
về tính hợp quy của sản phẩm
và chất lượng hàng hóa do họ
sản xuất, kinh doanh. “Trong
quá trình sử dụng, Sở GTVT
sẽ chịu trách nhiệm kiểm
tra chất lượng sản phẩm có
đảm bảo theo quy chuẩn hay
không” - ông Thống nói.
Ông Thống cho biết hiện
nay nhiều trung tâm đã lắp
đặt xong cabin điện tử, một số
đang trong quá trình thương
thảo để lắp đặt trước ngày
31-12-2022. “Sau ngày 1-1,
chúng tôi sẽ có văn bản yêu
cầu các sở GTVT báo cáo,
cơ sở nào không thực hiện
thì chiếu theo quy định để xử
lý” - ông Thống nói.•