8
Đô thị -
Thứ Tư 4-1-2023
TP.HCMtriển khai nhiều hoạt động
đón khách du lịch đến TP dịp tết
Dương lịch 2023. Ảnh: T.TRINH
TP.HCM
đóngần35.000
lượt khách
quốc tế dịp tết
Dương lịch2023
Sở Du lịch TP.HCM vừa có báo
cáo liên quan kết quả thu hút khách
du lịch đến TP.HCM trong dịp tết
Dương lịch 2023 và các hoạt động
trong tết Nguyên đán Quý Mão.
Tiếp nối chuỗi sự kiện Tuần lễ Du
lịch TP, ngành du lịch TP tiếp tục
triển khai các hoạt động, sự kiện đón
chào khách du lịch đến với TP.HCM
trong dịp tết Dương lịch 2023.
Điểm nhấn nổi bật trong dịp tết
Dương lịch năm nay là sự kiện đón
đoàn khách du lịch đầu tiên đến
TP.HCM tại sân bay quốc tế Tân Sơn
Nhất. Mặc dù là sự kiện thường niên
nhưng mỗi năm sẽ có những thông
điệp truyền tải và ý nghĩa khác nhau
nên đã tạo sự hấp dẫn đối với du
khách.
Theo thông tin từ các doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch
trên địa bàn TP, trong dịp tết Dương
lịch, TP đã đón khoảng 35.000 lượt
khách quốc tế, 1.600.000 lượt khách
đến tham quan tại các khu, điểm du
lịch, 215.000 lượt khách tại các cơ sở
lưu trú. Công suất phòng ước tính đạt
85%, doanh thu ước tính đạt 5.943 tỉ
đồng.
Nhằm chuẩn bị cho các chương
trình du lịch đặc biệt chào đón tết
Quý Mão, các doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ lữ hành trên địa bàn
TP đã chuẩn bị sẵn sàng các chương
trình du lịch cụ thể, phù hợp với nhu
cầu của từng du khách.
Ngoài các chương trình du lịch
liên kết với các vùng ĐBSCL, Đông
Nam Bộ, năm nay TP triển khai
chương trình mỗi quận/huyện một
sản phẩm. Các doanh nghiệp lữ hành
TP cũng sẽ chú trọng triển khai các
chương trình trải nghiệm một ngày
tại TP.HCM dành cho du khách. TP
sẽ có 58 chương trình tham quan cho
du khách lựa chọn du lịch từ nửa
ngày, một ngày cho đến hai ngày để
trải nghiệm.
Một số chương trình cụ thể được
TP chú trọng triển khai như: Theo
dấu chân Biệt động Sài Gòn; Theo
dòng lịch sử những dấu chân thầm
lặng “Biệt động Sài Gòn”; Ký ức
Biệt động Sài Gòn; Về lại chiến
trường xưa theo dấu chân Biệt động
Sài Gòn - dinh Độc Lập; Hành trình
theo dấu chân Bác; Biệt động Sài
Gòn - Đặc công rừng Sác (Cần Giờ);
Tân Phú - Đi là nhớ; Sắc màu
Bình Tân...
THU TRINH
VŨ LONG
Ô
ng Nguyễn Hoàng Hiệp, Thứ
trưởng Bộ NN&PTNT, vừa
có cuộc trao đổi với
Pháp
Luật TP.HCM
về quan điểm chỉ
đạo của bộ liên quan đến tiểu
dự án tưới tiêu cho cây cà phê
ở thôn Tiến Cường, xã Quảng
Tiến, huyện Cư M’gar. Dự án
do Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Lắk
làm chủ đầu tư.
Đã có nhiều văn bản
phê bình
Theo ông Hiệp, thời gian qua
bộ đã nhiều lần có văn bản đôn
đốc cũng như cử chuyên gia để
cùng Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Lắk
khắc phục sự cố vỡ, rò rỉ đường
ống tại tiểu dự án. “Tinh thần
vào cuộc của sở (Sở NN&PTNT
tỉnh Đắk Lắk - PV) là rất chậm.
Bộ đã có nhiều văn bản phê bình
rồi” - ông Hiệp cho hay.
Trước thông tin chủ đầu tư có
văn bản trình xin điều chỉnh vốn
tại tiểu dự án, ông Hiệp cho rằng
việc này tỉnh phải tự bỏ vốn đối
ứng hoặc nhà thầu tự bỏ kinh phí.
“Hiện nay, tỉnh Đắk Lắk chưa
trình ra bộ việc xin kéo dài thời
gian thực hiện dự án. Nếu có
trình ra thì bộ cũng không đồng
ý. Đồng thời, quan điểm của Bộ
NN&PTNT là không đồng ý trình
lên Thủ tướng (xin điều chỉnh vốn
cho dự án - PV) vì dự án này đã
kết thúc. Khi vận hành, nếu phát
sinh thêm vấn đề thì địa phương
phải tự xử lý; hoặc nhà thầu phải
tự bỏ tiền để khắc phục” - ông
Nguyễn Hoàng Hiệp khẳng định.
Đã có đầy đủ giải pháp
Trước câu hỏi của PV nếu tiểu
dự án tưới tiêu vẫn tiếp tục bị vỡ
và không đưa vào vận hành được,
quan điểm của Bộ NN&PTNT xử
lý như thế nào, ông Hiệp không
trả lời. Tuy nhiên, ông cho rằng
Các phươngánđể đảmbảoan toàngiao thôngởTP.HCM
Sở GTVT TP.HCM vừa cho biết
trong năm 2023 sở sẽ ban hành và
triển khai thực hiện kế hoạch đảm
bảo trật tự, an toàn giao thông, với
nhiều nhiệm vụ trọng tâm.
Trong đó, sở tiếp tục tập trung
công tác quản lý, khai thác đảm
bảo an toàn, hiệu quả hệ thống hạ
tầng giao thông đường bộ, đường
thủy hiện hữu. Đồng thời, xây
dựng kế hoạch nâng cao năng lực
phản ứng nhanh với sự cố giao
thông, khả năng ứng phó với biến
đổi khí hậu của hệ thống hạ tầng
giao thông.
Bên cạnh đó, TP.HCM cũng đẩy
mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật, công nghệ thông tin để
tiếp tục khai thác hiệu quả trung
tâm giám sát và điều khiển giao
thông.
Đồng thời, hạn chế tối đa xảy ra
ùn tắc giao thông trên địa bàn TP,
đặc biệt là khu vực cửa ngõ TP,
khu vực sân bay Tân Sơn Nhất và
cảng Cát Lái.
Sở GTVT TP cũng sẽ thường
xuyên rà soát, điều chỉnh tổ chức
giao thông nhằm kéo giảm tai nạn
và ùn tắc giao thông; tập trung
xử lý các điểm có nguy cơ ùn tắc
giao thông, điểm đen tai nạn giao
thông, hạn chế tối đa việc phát
sinh điểm đen mới.
Sở sẽ nghiên cứu, tổ chức phân
luồng khu vực trung tâm TP theo
hướng: Hạn chế xe tải lưu thông,
cấm xe khách lưu thông vào một
số tuyến đường; cấm xe container
lưu thông vào một số tuyến đường
có mặt cắt ngang nhỏ.
Sở GTVT cũng phối hợp với
các sở, ngành, lực lượng CSGT để
thực hiện đồng bộ, khoa học các
giải pháp đảm bảo an toàn giao
thông, giảm ùn tắc giao thông,
giảm tai nạn giao thông trên địa
bàn TP.
Đ.TRANG
Ngổn ngang tiểu dự án tưới tiêu ở thôn Tiến Cường. Ảnh: VŨ LONG
Lãnh đạo Bộ
NN&PTNT cho rằng
nếu tỉnh Đắk Lắk làm
theo khuyến cáo của
đoàn chuyên gia của bộ,
chắc chắn dự án này sẽ
vận hành được.
Tháng 4-2022, Đoàn kiểm tra số 3465 của UBND tỉnh Đắk Lắk đã có
kết luận về tiểu dự án này, trong đó xác định nguyên nhân dẫn đến vỡ
đường ống và rò rỉ nước tại khớp nối của tiểu dự án (giai đoạn vận hành
thử và thử áp) là do những tính toán, thiếu sót của thiết kế, cộng thêm
việc triển khai thi công không đúng theo hồ sơ thiết kế.
Sau đó, UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu chủ đầu tư phải đưa dự án vào vận
hành trước ngày 30-6-2022. Nếu quá thời hạn nêu trênmà vẫn chưa thực
hiện khắc phục thì UBND tỉnh sẽ giao công an tỉnh chỉ đạo Cơ quan CSĐT
tiến hànhđiều tra, xử lý theođúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật.
Ngày 27-6-2022, Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Lắk có văn bản đề nghị UBND
tỉnh cho phép chủ đầu tư thi công khắc phục (các khiếm khuyết của dự
án) được hoàn thành trước ngày 30-11-2022; trong tháng 12-2022 sẽ tập
trung vận hành thử, kiểm tra để đưa công trình vào vận hành chính thức
trước ngày 31-12-2022.
Bộ Nông nghiệp nói về
dự án ở Đắk Lắk
13 lần vỡ ống
Thứ trưởng Bộ NN&PTNTNguyễnHoàng Hiệp đánh giá tinh thần vào cuộc
của chủ đầu tư là rất chậmvà bộ đã nhiều lần có văn bản phê bình.
nếu tỉnh Đắk Lắk làm theo khuyến
cáo của đoàn chuyên gia của bộ,
chắc chắn dự án này sẽ vận hành
được, vấn đề là có làm đúng hay
không.
“Bộ đã có đầy đủ các giải pháp.
Nếu lỗi của nhà thầu hay của chủ
đầu tư thì phải tự bỏ vốn đối ứng
hoặc tiền cá nhân ra mà làm chứ
không còn cách nào khác” - ông
Hiệp cho hay.
Tiểu dự án tưới tiêu ở thôn Tiến
Cường có tổng mức đầu tư hơn
72 tỉ đồng (sau điều chỉnh), chủ
yếu bằng nguồn vốn vay từ Ngân
hàng Phát triển châu Á (ADB) và
một phần vốn đối ứng ngân sách
địa phương. Sau khi hoàn thành,
công trình này chủ yếu sẽ tưới tiêu
cho 350 ha cây cà phê của người
dân tại thôn Tiến Cường. Dự kiến
dự án sẽ đưa vào vận hành ngày
30-6-2020.
Tuy nhiên, khi làm xong dự án,
đưa vào vận hành chạy thử đã có
tới 13 lần vỡ, rò rỉ đường ống. Vì
vậy, đến nay công trình vẫn chưa
thể bàn giao đưa vào sử dụng.
Theo ghi nhận của PV, khoảng đầu
tháng 12-2022, Sở NN&PTNT bắt
đầu cho nhà thầu đào tuyến đường
ống uPVC (dài gần 5 km) để thử áp
từng đoạn. Việc làm này để khắc
phục triệt để sự cố vỡ đường ống
và đưa dự án vào vận hành. Đến
nay, dự án vẫn còn ngổn ngang.
Trao đổi với PV qua điện thoại,
ông Vũ Đức Công, Phó Giám đốc
Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Lắk, cho
biết sở đang làm báo cáo về vụ
việc trên.•