2
Phát biểu tại phiên thảo luận hội nghị trực tuyến của
Chính phủ với địa phương chiều 3-1, Chủ tịch UBND
TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết năm 2022 Chính phủ
đã rất quyết liệt, chủ động, kịp thời trong phản ứng chính
sách, điều hành, tháo gỡ những khó khăn; nhất là những
dự án lớn, vụ việc kéo dài của TP.
Nhờ sự quyết liệt này, các dự án lớn của TP như cao tốc
Bắc - Nam, nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất, đường vành
đai 3 đã bắt đầu triển khai thực hiện. “Đây là yếu tố có ý
nghĩa quan trọng, giúp TP đạt được những kết quả kinh tế
- xã hội đáng mừng. Trong năm 2022, GRDP của TP đạt
9,03%, thu ngân sách 26,5% trong tổng thu ngân sách của
cả nước” - ông Mãi nói.
Để đạt được kết quả này, theo ông Mãi, TP đã tập trung
quyết liệt giải quyết những dự án đầu tư, dự án sản xuất bị
vướng mắc, kéo dài nhiều năm; khơi thông nguồn vốn, tạo
niềm tin lớn cho thị trường, xã hội.
Trong đầu tư chuyển đổi số, TP có đầu tư tập trung,
có tính chất nền tảng để thúc đẩy chuyển đổi số; nhất là
trong hoạt động hành chính, hướng tới xây dựng chính
quyền số, phát triển kinh tế số. Năm 2022, kinh tế số của
TP.HCM đóng góp 15,3% vào GRDP của TP.
Các hoạt động văn hóa, xã hội, đối ngoại cũng phục hồi
tốt, góp phần chăm lo đời sống vật chất của người dân;
vừa tạo niềm tin lớn, niềm tin tích cực trong xã hội về khả
năng phục hồi mạnh mẽ của TP sau đại dịch COVID-19.
Từ thực tiễn của TP, ông Mãi cho rằng việc thực hiện
các giải pháp để ổn định thị trường tài chính, bất động sản
là cần thiết. Tuy nhiên, làm như thế nào để xây dựng được
niềm tin thị trường bằng những giải pháp cụ thể cũng như
thông qua hoạt động truyền thông để đảm bảo thị trường
có sự tin tưởng.
Trong điều hành lãi suất làm sao giúp doanh nghiệp tiếp
cận vốn tốt hơn. Hiện doanh nghiệp cho rằng lãi suất rất
cao khiến họ khó tiếp cận vốn để duy trì sản xuất, khả năng
mở rộng đầu tư; làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp trong nước. “So với FDI thì phần tiếp cận vốn, lãi
suất chi phí vốn có bất lợi hơn so với doanh nghiệp nước
ngoài” - Chủ tịch UBND TP.HCM nêu ý kiến.
Về kế hoạch năm 2023, Chủ tịch UBND TP cho biết
ngay trong tháng 1 sẽ tổ chức hội nghị quán triệt Nghị
quyết 31 vừa được ban hành, triển khai chương trình hành
động Nghị quyết 31 này với chương trình hành động thực
hiện Nghị quyết 24 về phát triển vùng Đông Nam Bộ. TP sẽ
tích cực cùng Bộ KH&ĐT cùng các bộ, ngành khác chuẩn
bị dự thảo nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 54, trình
Quốc hội trong kỳ họp tới về cơ chế phát triển TP.
Chủ tịch UBND TP.HCM kiến nghị Chính phủ quan
tâm, tháo gỡ vướng mắc cho các dự án đầu tư, dự án kinh
doanh để khơi thông nguồn vốn, trong đó có cả những tồn
đọng của TP.HCM đã được báo cáo lên Chính phủ; tăng
niềm tin thị trường, xã hội. Quan tâm chỉ đạo để TP cùng
các bộ, ngành hoàn thành hồ sơ trình Quốc hội thông qua
nghị quyết thay thế Nghị quyết 54…
“TP.HCM cũng mong Chính phủ có quan tâm, chỉ đạo
TP thực hiện thắng lợi Nghị quyết 24 và Nghị quyết 31
vừa ban hành” - ông Mãi nói.
THANH TUYỀN
Sáu quan điểm, trọng tâm chỉ đạo,
điều hành năm 2023
Chính phủ xác định chủ đề điều hành của năm 2023 là
“Đoàn kết kỷ cương, bản lĩnh linh hoạt, đổi mới sáng tạo,
kịp thời hiệu quả”, với sáu quan điểm, trọng tâm chỉ đạo,
điều hành.
Cụ thể: Bámsát các nghị quyết; tuyệt đối không chủquan,
lơ là, mất cảnh giác, luôn bình tĩnh, tự tin, chủ động, linh
hoạt, không điều hành “giật cục”; nâng cao năng lực phân
tích dự báo, chủ động xây dựng kịch bản ứng phó hiệu quả;
đồng bộ thống nhất trong chỉ đạo, điều hành, hoàn thiện
thể chế; phát triển văn hóa ngang tầm kinh tế, chính trị, xã
hội; củng cố, giữ vững quốc phòng, an ninh…
Thời sự -
Thứ Tư 4-1-2023
THANHTUYỀN
N
gày 3-1, Chính phủ tổ
chức hội nghị trực tuyến
của Chính phủ với địa
phương tổng kết công tác năm
2022 và triển khai kết luận
của trung ương, Nghị quyết
của Quốc hội khóa XV về kế
hoạch phát triển kinh tế - xã
hội năm 2023.
Làm đến đâu
chắc đến đó
Phát biểu kết luận hội nghị,
Thủ tướng PhạmMinh Chính
đánh giá năm 2022 thế giới
có nhiều biến động nhanh,
phức tạp; trong nước khó
khăn, thách thức nhiều hơn
thời cơ, thuận lợi. Có thể nói
năm2022 nền kinh tế chịu tác
động tiêu cực kép cả từ bên
ngoài và bên trong đến cùng
thời điểm.
Trướctìnhhìnhđó,Thủtướng
đềnghịthờigiantới cáccơquan
cần tập trung giải quyết những
khó khăn trước mắt theo cách
“chọn từng bước, làm chắc
chắn... các vấn đề tồn đọng
thì chọn dễ làm trước, khó làm
sau, từđó rút kinhnghiệm.Làm
có trọng tâm, trọng điểm, có
kế hoạch bài bản dựa trên cơ
sở thực tiễn” - Thủ tướng nói
và định hướng các bộ, ngành,
địa phương cần nắm chắc tình
hình, trên cơ sở đó đưa ra các
chính sách kịp thời, phù hợp
với thực tiễn.
Thủ tướng cũng nhận định
năm 2022 phát sinh nhiều sự
trình mục tiêu, chương trình
phục hồi để thực hiện hiệu
quả hơn; các tổ công tác của
Chính phủ phối hợp với các
địa phương, bộ, ngành có liên
quan giải quyết những vấn đề
về thị trường chứng khoán,
trái phiếu doanh nghiệp, bất
động sản…
Thủ tướng cũng nhận định
sản xuất, kinh doanh trong
một số ngành còn khó khăn,
nhất là tiêu chuẩn việc làm,
thu nhập, đời sống của một
bộ phận người dân. Các bộ,
ngành, địa phương có liên
quan cần nắm bắt tình hình,
cơ cấu lại đội ngũ lao động,
đa dạng hóa sản phẩm, đa
dạng hóa chuỗi cung ứng;
sắp xếp lại, đổi mới đơn vị
sự nghiệp công lập…
hành động và quy hoạch của
sáu vùng này.
“Quyhoạchphảicótưduyđổi
mới, có tầm nhìn xa và không
thay đổi quy hoạch. Tránh tình
trạng quy hoạch xong lại phải
thay đổi, điều chỉnh, vừa mất
thời gian vừa mất nguồn lực”
- Thủ tướng chỉ đạo.
Thủ tướng yêu cầu phải
đảm bảo ổn định kinh tế vĩ
mô, kiểm soát lạm phát, thúc
đẩy tăng trưởng... “Việc điều
hành tiền tệ cầnphải chắc chắn,
linh hoạt” - Thủ tướng nói.
Về phát triển hạ tầng, ngoài
tích cực giải ngân vốn đầu tư
công, Thủ tướng cho rằng
phải huy động hợp tác công
tư; nghiên cứu các hạ tầng
khác như về y tế, giáo dục,
văn hóa; phát triển ngành
công nghiệp năng lượng tái
tạo để giảm giá thành…
Năng động, sáng tạo hơn
nữa ở các cấp, các ngành; hỗ
trợ doanh nghiệp; đặc biệt
phục hồi thị trường lao động;
thúc đẩy sản xuất, kinh doanh,
tạo việc làm để phục hồi thị
trường lao động…
Về công tác cán bộ, Thủ
tướng yêu cầu đẩy mạnh
việc chống suy thoái trong
tư tưởng cán bộ; chú trọng
nâng cao năng lực lãnh đạo,
xây dựng đội ngũ cán bộ có
uy tín, năng lực, đạo đức
ngang tầm với nhiệm vụ.
Cùng với đó, phải đẩy mạnh
phòng chống tham nhũng,
lãng phí, tiêu cực và bảo vệ
những người dám nghĩ, dám
làm, dám chịu trách nhiệm vì
lợi ích chung.•
Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng và các đồng chí lãnh đạoĐảng, Nhà nước dự hội nghị. Ảnh: VGP
việc ngoài mong muốn. Do
đó, Chính phủ đã có những
chỉ đạo để chấn chỉnh, lành
mạnh hóa các thị trường về
vốn, trái phiếu doanh nghiệp,
bất động sản… “Phải xử lý
những người không làmđúng
để bảo vệ người làm đúng,
bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của người dân, doanh
nghiệp, các chủ thể có liên
quan” - Thủ tướng nói.
Theo ông, vẫn còn nhiều
vấn đề phải khắc phục như
chỉ tiêu về tốc độ tăng năng
suất lao động chưa đạt, giải
ngân vốn đầu tư công còn
chậm… Thủ tướng yêu cầu
các bộ, ngành phân tích kỹ
lưỡng hơn, rõ vấn đề hơn
để cùng làm. Đồng thời,
cần phân tích lại ba chương
Ông cũng cho rằng phản
ứng chính sách là điểm yếu
của cả hệ thống, cần phải
quan tâm khắc phục. “Phản
ứng chính sách kịp thời, hiệu
quả thì sẽ hạn chế được hậu
quả” - Thủ tướng nói thêm.
Cần có tầm nhìn
trong quy hoạch
Từ những thực tiễn nêu trên,
Thủ tướng yêu cầu trong năm
2023, các cấp, các ngành cần
tập trung thực hiện, đảm bảo
chất lượng các tiến độ, đề án
quan trọng. Cùng đó là thực
hiện hiệu quả các nghị quyết
của Bộ Chính trị, của Quốc
hội và Chương trình hành
động của Chính phủ về phát
triển sáu vùng kinh tế - xã
hội; hoàn thành chương trình
Trước những diễn
biến phức tạp của
tình hình, cần bình
tĩnh, làm chắc chắn
từng bước, từng việc,
từng cái để vượt qua
khó khăn.
Thủ tướng: Tiếp tục ổn định
kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát
Thủ tướng yêu cầu năm2023 phải đảmbảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạmphát, thúc đẩy tăng trưởng;
việc điều hành tiền tệ cần phải chắc chắn, linh hoạt.
TP.HCMđề nghị Chínhphủ tháogỡ vướngmắc cho các dựánđầu tư
Chủ tịch
UBND
TP.HCM
Phan Văn
Mãi phát
biểu tại
đầu cầu
TP.HCM.
Ảnh:
THANH
TUYỀN