12
Đời sống xã hội -
Thứ Tư 4-1-2023
HUỲNHDU
T
hời điểm này nhiều cánh
đồng lúa ở tỉnh LongAn
đã thu hoạch xong, cùng
lúc xuất hiện hàng ngàn con
vịt ở khắp nơi được lùa về
chăn thả.
Lang thang với
cuộc sống mưu sinh
AnhTrầnQuốc Phong (ngụ
xã Tân Bình, thị xã Cai Lậy,
Tiền Giang) có 10 năm theo
nghề nuôi vịt chạy đồng cho
biết cứ đến mùa là anh phải
mướn thêm hai người mới
đủ công chăn thả. Mỗi lần
di chuyển từ đồng này sang
đồng khác, tùy từng vùng, anh
thường mướn xe hoặc mướn
ghe của những người làm
nghề dời đàn chuyên nghiệp.
“Làm nghề này phải chấp
nhận sống rày đây mai đó, ăn
bờ ngủ bụi, sống xa nhà thời
gian dài, kể cả rủi ro. Biết chỗ
nào vừa thu hoạch là sắp xếp
thời gian lên đường, dựng căn
lều tạm ăn ở, sinh hoạt tại đó.
Nghề này vất vả, bấp bênh,
bầy vịt là tài sản giá trị nhất…
nhưng cứ thế mà theo riết rồi
quen” - anh Phong tâm sự.
Ông Nguyễn Văn Dạc (58
tuổi, ngụ xã Mỹ Phước Tây,
thị xã Cai Lậy, Tiền Giang)
có 20 năm theo nghề chăn
vịt thuê đã đi khắp nơi, giữ
nhiều bầy vịt, có bầy lên đến
cả 10.000 con.
ÔngDạc chia sẻ người chăn
vịt phải luôn để mắt đến đàn
vịt bất kể trời mưa to, gió lớn
hay dông sét, nếu không vịt sẽ
bị lạc, nhập vào đàn vịt khác,
tốn thời gian tìm lại. “Sợ nhất
là những đêm trời mưa to, sét
đánh, tôi phải kiếm nhà dân
gần đó tá túc, rất may trong
nhóm chăn vịt của chúng
tôi không có người nào bị
sét đánh trúng. Có những
lúc tránh mưa không kịp thì
ướt mem hoặc cảm do dầm
ngàn con. Để có đàn vịt chạy
đồng, anh chọn mua vịt con
về nuôi nhốt cho cứng cáp.
Vịt sau khi hết thời gian sinh
sản thì đem bán vịt thịt.
Anh Phong cho biết nghề
nuôi vịt chạy đồng tốn nhiều
loại chi phí như vận chuyển
vịt, phòng bệnh, thức ăn, tiền
mua đồng (ruộng sau khi
gặt). May mắn, chủ ruộng
thấy khổ thì cho không, còn
lại phải mua 40.000-60.000
đồng/công hoặc trả bằng trứng
khi vịt đẻ.
Đôi lúc người nuôi vịt chạy
đồng còn gặp phải bọn “đầu
gấu” đến làm tiền, xin đủ thứ,
nếu không cho thì bị đầu độc
vịt. Thỉnh thoảng người nuôi
vịt chạy đồng còn gặp nạn “cò
đồng” (người môi giới mua
đồng cho chủ vịt) lừa gạt.
“Có lần mấy anh em chúng
tôi bị mất gần 50 triệu đồng
cho “cò đồng” mà vịt không
có đồng để ăn. Cũng có những
đồngmìnhmới mua thì họ cải
tạo đất ruộng, kết quả là vịt
không có lúa ăn, phải bỏ đi
đồng khác” - anh Phong kể.
Bên cạnh đó, người nuôi
vịt còn thường lo đến mất
ăn mất ngủ khi có vịt mắc
cúm, nguy cơ tiêu hủy cả đàn.
“Trước đây tôi nuôi gà và từng
tiêu hủy cả đàn do dịch cúm
H5N1, phải mượn nợ em trai
gần 200 triệu đồng. Thấy vịt
chạy đồng dễ nuôi,mượn công
làm lời hơn so với gà nên tôi
gầy dựng lại. Quen với cách
chăm sóc phòng bệnh nên tôi
nuôi ngày càng nhiều” - anh
Phong nhớ lại.
Theo anh Phong, nuôi vịt
cực nhọc là thế nhưng thu
nhập thì bấp bênh, cứ thấp
thỏm trông chờ vào giá trứng.
Dù vậy, theo anh Phong, nghề
nào cũng vất vả và có đặc thù
riêng nên phải bám lấy nó, yêu
nó mới có cái ăn. Nhờ theo
nghề nuôi vịt chạy đồng mà
cuộc sống của gia đình anh
có phần khấm khá hơn trước,
lo cho con ăn học đầy đủ.•
Vất vả nghề nuôi vịt
chạy đồng
Nghề nuôi
vịt chạy đồng
nay đâymai
đó, suốt ngày
ăn bờ ngủ bụi
với đàn vịt,
tai họa rình
rập nhưng đi
riết thành...
ghiền.
Đàn vịt của tôi hiện có 4.500
con,haingàythuhoạchkhoảng
6.000 trứng. Giá trứng vịt hiện
nay2.000-2.500đồng/trứng, có
lời hơn so với mọi năm. “Năm
nay nếu ai nuôi số lượng lớn
5.000-10.000 con, trừ chi phí
thì lãi có khi được hơn200 triệu
đồng/bầy vịt, còn nuôi ít như
tôi thì ngoài 100 triệu đồng,
chưa kể nếu vịt hết khả năng
sinh sản thì đem bán lấy thịt
được 125.000 đồng/con.
Anh
TRẦN QUỐC PHONG
Tiêu điểm
Ra đồng thấy bình yên
Theo nghề chăn vịt thuê đã lâu, ông Nguyễn Văn Thặc
(44 tuổi, ngụ thị xã Tân Châu, An Giang) chia sẻ năm15 tuổi
ông làm nghề gạch bị tai nạn nên mất một tay, không làm
gì được nên theo nghề chăn vịt thuê. “Đi chăn vịt quen rồi
về nhà lại thấy buồn. Được ra đồng tôi thấy bình yên, quen
nghe tiếng vịt kêu. Thích nhất là cảnh dậy sớm lượm trứng
vịt. Khi vịt còn tơ có hơi cực nhưng thấy vịt đẻ rất nhiều thì
mê lắm” - ông Thặc nói.
Người nuôi vịt thích nhất là khi thu hoạchmỗi ngày hàng ngàn trứng. Ảnh: HUỲNHDU
mưa liên tục nhưng đi riết rồi
quen, lúc nào cũng có thuốc
đem theo phòng hờ.
Tối đến, người chăn vịt phải
nằm ngủ dưới đất, mùa nắng
còn đỡ, mùa mưa đất ẩm ướt
rất lạnh. Chỉ có sướng nhất
là lúc thời tiết đẹp, vừa giăng
võng ở gốc cây cho mát vừa
nằm canh vịt” - ông Dạc kể.
Lấy công làm lời
Nuôi vịt chạy đồng lấy công
làm lời, tận dụng những ruộng
lúa vừa gặt xong còn sót lại
thóc, ngọn lúa chét, sâu bọ,
ếch nhái, đặc biệt là trứng và
Người nuôi vịt còn
thường lo đến mất
ăn mất ngủ khi có
vịt mắc cúm, nguy
cơ tiêu hủy cả đàn.
ốc bươu vàng còn đầy rẫy. Với
những món ăn này, vịt sẽ đẻ
trứng vừa sai vừa to đều, lòng
đỏ thật đậm, thật bùi.
Anh Phong kể: “Trước đây
tôi làm thợ hồ, vất vả quá nên
kiếm nghề khác sinh nhai.
Thấy người quen làm nghề
chănvịt khôngdùng sức nhiều,
chỉ bỏ công đi canh giữ nên
tôi bắt đầu theo nghề. Ban
đầu nuôi ít, dần dần quen rồi
nuôi nhiều”.
Theo anhPhong, người nuôi
vịt chuyên nghiệp thường
nuôi quanh năm, mỗi năm có
ba lứa, mỗi lứa lên tới hàng
Cháunội anhhùngTrầnVănLai tựhàokể về di vật XuânMậuThân
Ngày 3-1, Quận ủy, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam
quận 1, TP.HCM đã tổ chức buổi họp mặt kỷ niệm 55 năm
cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
Tại buổi họp mặt, bà Tô Thị Bích Châu, Bí thư Quận
ủy quận 1, đã phát biểu ôn lại chiến thắng hào hùng của
dân tộc ta trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu
Thân 1968.
Bà Châu xúc động nói: “Hôm nay, trong buổi họp mặt
này có những đồng chí đã từng trực tiếp tham gia cuộc
tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, đại diện
gia đình của các liệt sĩ đã nằm xuống với đất mẹ, những
đồng chí đã phải để lại một phần cơ thể nơi chiến trường
khốc liệt. Đảng bộ, chính quyền quận 1 xin bày tỏ lòng
biết ơn vô hạn với những đóng góp công sức và cả máu
xương để cùng viết nên thiên anh hùng ca Xuân Mậu
Thân 1968 đầy tự hào... Thế hệ hôm nay sẽ tiếp bước cha
anh gánh vác sứ mệnh lịch sử trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ đất nước trong tình hình mới”.
Tại buổi họp mặt, đại diện thế hệ trẻ quận 1, em Trần
Trọng Nhân (14 tuổi), cháu nội của Anh hùng lực lượng
vũ trang nhân dân (LLVTND) Trần Văn Lai, chia sẻ
cách đây năm năm, em vinh dự được hướng dẫn, giới
thiệu cho khách tham quan du lịch về ý nghĩa lịch sử của
những kỷ vật thời ông nội hoạt động trong lòng địch để
lại ở căn nhà 113A Đặng Dung, phường Tân Định, quận
1, TP.HCM - nơi đặt hộp thư bí mật và hầm nổi của lực
lượng Biệt động Sài Gòn.
“Khi thuyết minh ý nghĩa về những kỷ vật của ông nội
và các cô chú Biệt động Sài Gòn, đặc biệt là trong cuộc
nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, em cảm thấy rất tự hào.
Em luôn tự nhủ với lòng sẽ cố gắng đền đáp công lao của
các chiến sĩ, anh hùng đã hy sinh để giành độc lập hôm
nay” - em Trọng Nhân bày tỏ.
NGUYỄN HIỀN
Nghề nuôi vịt chạy đồng nay đâymai đó, phải di chuyển đến
nhiều nơi để chăn thả. Ảnh: HUỲNHDU
Anh hùng LLVTND Trần Văn Lai (hay còn gọi là Mai Hồng
Quế, bí danh Năm U.Som) là cán bộ cách mạng thời kháng
chiến chốngMỹ, được giao nhiệmvụ hoạt động trong lòng
địch, tại cơ quan đầu não như dinhĐộc Lập (phủĐầu Rồng).
Đóng vai nhà thầu khoán trong dinhĐộc Lập, dùng tên giao
dịch là Mai Hồng Quế, tại đây Anh hùng LLVTND Trần Văn
Lai đã thu thập được bản đồ, họa tiết thiết kế xây dựng các
công trình cơ quan đầu não của chính quyền Sài Gòn phục
vụ yêu cầu hoạt động của Biệt động Sài Gòn.