003-2023 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Tư 4-1-2023
Tiêu điểm
YẾNCHÂU
N
gày 3-1, VKSND TP.HCM tổ chức
hội nghị triển khai công tác kiểm
sát năm 2023 với sự tham gia của
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn
Nên, Viện trưởng VKSND Tối cao Lê
Minh Trí.
Mở đầu hội nghị, VKSND TP.HCM
đã có báo cáo về các kết quả đạt được
trong năm 2022.
Kiểm sát giải quyết 100%
nguồn tin về tội phạm
Theo báo cáo, năm 2022 VKSND
TP.HCM đã kiểm sát giải quyết 13.789
nguồn tin về tội phạm (đạt 100%); tỉ lệ
ban hành văn bản yêu cầu kiểm tra, xác
minh đạt 101,1% (vượt 1,1% chỉ tiêu
ngành); không có tin quá hạn giải quyết...
Về tỉ lệ bắt, tạm giữ chuyển khởi tố
hình sự đạt 99,4%. Kiểm sát viên tham
gia hoặc trực tiếp lấy lời khai, gặp hỏi
người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp
trước khi xét phê chuẩn đạt 99,65%...
VKSND TP.HCM đã thụ lý kiểm sát
điều tra 12.712 vụ/12.663 bị can (đạt
100%); ban hành 8.593 bản yêu cầu
điều tra; phối hợp xác định 683 vụ án
trọng điểm; kiểm sát viên trực tiếp hoặc
tham gia hỏi cung 8.298 lượt bị can, đạt
98,8%... Đặc biệt, theoVKSNDTP.HCM,
không có bị can nào sau khi khởi tố phải
đình chỉ do không phạm tội.
Về công tác kiểm sát hoạt động tư
pháp trong giai đoạn truy tố đạt 100%.
Viện ban hành quyết định truy tố 4.340
vụ/8.131 bị can (truy tố đúng hạn đạt tỉ lệ
100% theo yêu cầu ngành). Đáng chú ý,
không có bị can nào VKS truy tố không
đúng người, không đúng tội.
Đối với công tác kiểm sát xét xử sơ
thẩm đạt 100%, không phát sinh trường
hợp VKS rút một phần hoặc toàn bộ
quyết định truy tố, không có bị can nào
VKS truy tố mà tòa tuyên bị cáo không
phạm tội...
Cần quan tâm thêm về
chính sách với cán bộ
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn
Văn Nên (Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư
Thành ủy TP.HCM) cho biết rất phấn
khởi khi được tham dự hội nghị. Qua
nghiên cứu báo cáo cũng như kế hoạch
của VKSND TP.HCM, ông Nên hình
dung được các công việc của VKSND
TP.HCM là rất lớn. Trong năm 2022,
VKSND TP.HCM đã nỗ lực thực hiện
và đạt được nhiều thành tựu, trong đó
có nhiều điểm sáng.
Ông Nên thay mặt lãnh đạo TP trân
trọng ghi nhận, đánh giá rất cao và
nhiệt liệt biểu dương những kết quả mà
VKSNDTP.HCMđã đạt được trong năm
BộTN&MTcôngbố
dự thảoLuậtĐất đai
(sửađổi) để lấy ý kiến
nhândân
Thực hiện Nghị quyết 671 ngày 23-12-2022 của
Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã ban hành
Nghị quyết 170 về kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân
dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Theo đó, từ ngày 3-1 đến 15-3 sẽ tổ chức lấy
ý kiến đối với toàn bộ dự thảo Luật Đất đai (sửa
đổi) và các nội dung trọng tâm theo từng nhóm đối
tượng.
Người dân có thể góp ý trực tiếp thông qua
website của Bộ TN&MT tại địa chỉ: luatdatdai.
monre.gov.vn.
Các nội dung trọng tâm lấy ý kiến theo từng
nhóm đối tượng như sau:
(1) Các tầng lớp nhân dân ở trong nước và người
Việt Nam định cư ở nước ngoài: Các trường hợp
thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích
quốc gia, công cộng; trình tự, thủ tục thu hồi đất,
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ),
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; về mở
rộng hạn mức nhận chuyển nhượng QSDĐ nông
nghiệp của hộ gia đình, cá nhân; về mở rộng đối
tượng nhận chuyển nhượng QSDĐ trồng lúa; thẩm
quyền giải quyết tranh chấp đất đai; chính sách đất
đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
(2) Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và
các tổ chức kinh tế khác: Các trường hợp được Nhà
nước cho thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian
thuê và cho thuê đất trả tiền thuê đất hằng năm; quy
định về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi
đất; các trường hợp đấu giá QSDĐ, đấu thầu dự án
có SDĐ; việc SDĐ để thực hiện dự án đầu tư thông
qua thỏa thuận về QSDĐ; việc cho phép chuyển
nhượng, thế chấp quyền thuê trong hợp đồng thuê
đất trả tiền hằng năm; nguyên tắc xác định giá đất,
bảng giá đất, giá đất cụ thể; các trường hợp được
miễn, giảm tiền SDĐ, tiền thuê đất; chế độ SDĐ
trong các khu công nghiệp.
(3) Các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa
phương; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã
hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức
xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp: Thẩm quyền
giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích
QSDĐ; về người SDĐ, hộ gia đình SDĐ; căn cứ,
thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, điều chỉnh quy
hoạch, kế hoạch SDĐ; chính sách đất đai đối với
đồng bào dân tộc thiểu số; các trường hợp thu hồi
đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia,
công cộng; quy định về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà
nước thu hồi đất; việc SDĐ để thực hiện dự án đầu
tư thông qua việc thỏa thuận về QSDĐ; việc cho
phép chuyển nhượng, thế chấp quyền thuê trong
hợp đồng thuê đất trả tiền hằng năm; nguyên tắc
xác định giá đất, bảng giá đất, giá đất cụ thể; thẩm
quyền giải quyết tranh chấp đất đai.
(4) Các chuyên gia, nhà khoa học: Phạm vi điều
chỉnh; giải thích từ ngữ; nội dung quy hoạch, kế
hoạch SDĐ; việc cho phép chuyển nhượng, thế
chấp quyền thuê trong hợp đồng thuê đất trả tiền
hằng năm; chế độ SDĐ đa mục đích, đất xây dựng
công trình ngầm, trên không; nguyên tắc xác định
giá đất, bảng giá đất, giá đất cụ thể.
QUỲNH LINH
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được lấy ý kiến
từ ngày 3-1 đến 15-3. Ảnh: NGUYỆTNHI
VKSND TP.HCM đạt danh hiệu tập thể lao động
xuất sắc
Về phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm
năm 2023, VKSND TP.HCM tập trung xây
dựng đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên, nhất
là người đứng đầuVKSNDhai cấpphải thật
sự liêm chính, công tâm, chuyên nghiệp,
có bản lĩnh chính trị, giỏi nghiệp vụ, tinh
thông pháp luật...
Đồng thời, tiếp tục tăng cường trách
nhiệmcông tố, chất lượng hoạt động điều
tra, truy tố; tăng cường ứng dụng công
nghệ thông tin...
Năm 2022, VKSND
TP.HCM ban hành quyết
định truy tố 4.340 vụ/8.131
bị can (truy tố đúng hạn
đạt tỉ lệ 100% theo yêu cầu
ngành), trong đó không có bị
can nào VKS truy tố không
đúng người, không đúng tội.
VKSND TP.HCM:
Không bị can nào
bị truy tố oan sai
Năm2022, theo VKSNDTP.HCM, không có bị can nào sau khởi tố
phải đình chỉ do không phạm tội; không có bị can nào VKS truy tố
không đúng người, không đúng tội.
Năm2022,VKSNDTP.HCM
được VKSND Tối cao công
nhận danh hiệu tập thể
lao động xuất sắc, được đề
nghịcấpcóthẩmquyềnxét
tặng danh hiệu cờ thi đua
Chính phủ.
Ngoàira,VKSNDhaicấpTP
có 11 đơn vị đạt danh hiệu
tập thể lao động xuất sắc;
bằng khen của Thủ tướng
Chính phủ cho hai tập thể
cóthànhtíchxuấtsắctrong
công tác; 20 tập thể, 197 cá
nhânđượctặngbằngkhen
của Viện trưởngVKSNDTối
cao trong thực hiện các
phongtràothiđuavàthành
tíchxuất sắcđột xuất trong
côngtácgiảiquyếttộiphạm
xâmphạmanninhquốcgia.
2022. Bên cạnh những kết quả đạt được,
VKSND TP.HCM cũng đã tự thấy còn
những hạn chế, những thiếu sót mà năm
2023 phải ra sức khắc phục.
Bí thư Thành ủy TP.HCM đề nghị
VKSND TP.HCM quan tâm thêm về
công tác chính trị tư tưởng, chính sách
đối với các cán bộ, việc phối hợp với cơ
quan điều tra về kiểm sát, giám sát tin
báo, tin tố giác tội phạm...
Cũng tại hội nghị, ông Lê Minh Trí
(Ủy viên Ban chấp hành Trung ương
Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Viện
trưởngVKSNDTối cao) đề nghịVKSND
TP.HCM tiếp thu những ý kiến của Bí
thư Thành ủy TP.HCM.
Theo ôngTrí, với đặc thù của TP.HCM,
ông đề nghị VKSND TP.HCM cần chú
ý coi địa bàn TP.HCM là khu vực có số
tội phạm lớn nhất cả nước, với tính chất,
hành vi cũng nguy hiểm nhất. Theo ông
Trí, cần tập trung vào các lĩnh vực đặc
thù của TP như không được coi nhẹ tội
phạm ma túy, loại tội phạm này nguy
hiểm và tiềm ẩn những tội phạm đặc
biệt nguy hiểm khác; lưu ý đến tội phạm
xuyên quốc gia.
Cũng theo ông Trí, năm 2023 kinh
tế - xã hội sẽ khó khăn hơn, đi liền đó
cũng sẽ phát sinh nhiều tranh chấp nên
cần phải chú ý. Ông Trí cũng đề nghị
VKSND TP.HCM lưu ý đến công tác
phối hợp; đối với án tham nhũng, kinh
tế nên chú trọng đến công tác giám định;
việc thu hồi tài sản...
Đáp lời, ông Đỗ Mạnh Bổng (Viện
trưởng VKSND TP.HCM) cám ơn và
xin tiếp thu, sau đó sẽ cụ thể bằng các
nội dung, biện pháp, kế hoạch... trong
năm 2023.•
Bí thư Thành ủy TP.HCMNguyễn VănNên
(bên trái)
và Viện trưởng VKSNDTối cao LêMinh Trí phát biểu tại hội nghị. Ảnh: HỮUĐĂNG
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook