12
Những bà nội trợ đammê
hiến máu cứu người
THẢOPHƯƠNG
T
ại TP.HCM, có những bà
nội trợ luôn giữ lửa đam
mê tình nguyện hiến máu
để cứu sống nhiều người bệnh.
Có người hiến máu từ khi còn
trẻ, đến nay đã được 31 lần.
Cũng có người nay đã gần
60 tuổi nhưng vẫn luôn miệt
mài hiến máu với thành tích
“đáng gờm” - 74 lần hiến.
Không có điều kiện…
nhưngmuốngiúpngười
Có mặt tại hội nghị tổng
kết công tác hiến máu tình
nguyện năm 2022, sáng 4-1,
bà Trần Thị Hồng Nhung (58
tuổi, ngụ quận Phú Nhuận)
là một trong 17 người được
tuyên dương hiến máu tình
nguyện trên 70 lần.
Bà Nhung làm công việc
nội trợ, tham gia hiến máu
tình nguyện từ năm 30 tuổi.
Nhớ về những lần đầu hiến
máu, bà kể một ngày nọ khi
đang đi trên đường, tình cờ
thấy nhiều người tập trung
hiến máu nên cũng tò mò
vào hiến chung. Sau này tại
phường bà Nhung sống có
những phong trào vận động
người dân hiến máu, bà nhiệt
tình tham gia từ đó.
“Trước kia còn trẻ tôi hiến
mỗi nămnăm lần, giờ lớn tuổi
rồi nên chỉ hiến ba lần/năm.
Tôi ăn chay trường, cảm thấy
hiếnmáu giúpmình khỏe hơn.
Từ xưa tôi luônmuốn giúp đỡ
người khác nhưng vì không
có điều kiện nên tôi chọn cách
hiến máu, cũng là cứu người,
giúp người.
Không ngờ đượcThủ tướng
Chính phủ tặng bằng khen, tôi
cảm thấy rất hạnh phúc. Tôi
chỉ mong các bệnh viện (BV)
sẽ có đủ máu để chữa trị cho
bệnhnhân,giúphọgiữlạimạng
sống” - bà Nhung trải lòng.
Cũng là một bà nội trợ, bà
Dương Thị Nhật (43 tuổi,
ngụ quận Bình Tân) vốn là
thành viên của Câu lạc bộ
Máu Hiếm (Trung tâm hiến
máu nhân đạo - Hội Chữ thập
đỏ TP.HCM). Đều đặn hằng
năm bà đều tham gia hiến
máu tại trung tâm hoặc được
điều động trong trường hợp
bệnh nhân cấp cứu khẩn hoặc
tiếp máu cho những sản phụ
sinh con tại các BV phụ sản.
Bà Nhật hiến máu từ năm 27
tuổi, đến nay đã được 31 lần.
Kể về lần đầu hiến máu,
bà Nhật cho biết mình rất ấn
tượng với hai chữ “nhân đạo”
nhưng vì không có điều kiện
kinh tế mà rất muốn làm việc
thiện nên quyết định tham gia
hiến máu.
Khi nghe bác sĩ nói máu
không thể sản xuất được mà
người bệnh chỉ có thể nhận
từ nguồn máu hiến tặng, bà
Nhật càng nhiệt tình tham
gia. Biết mình mang nhóm
máu B-, là nhóm máu cực
hiếm, bà càng sẵn sàng có
mặt khi được điều động.
“Dù không biết người được
nhận máu là ai nhưng tôi luôn
hạnh phúc, vui vẻ vì những
giọtmáu củamình đang đi cứu
sống những người bệnh khắp
mọi nơi” - bà Nhật bày tỏ và
bật mí vẫn tiếp tục tham gia
cho đến khi hết tuổi hiếnmáu.
Sáng tạo trongmôhình
vận động hiến máu
Tại hội nghị, bàLêThịVịnh,
Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ
quận Gò Vấp, chia sẻ những
phương pháp vận động hiến
máu nhân đạo tại địa phương.
“Ban chỉ đạo hiến máu tình
nguyện quận chúng tôi luôn
xác định phương pháp tuyên
truyền, vận động hiến máu có
tác động rất lớn đến “Nghe -
thấy - hiểu - hành động” của
mỗi người dân. Vì vậy, trước
mỗi lượt tổ chức hiến máu
ít nhất hai tuần, UBND các
Không ngờ được
Thủ tướng Chính
phủ tặng bằng
khen, tôi cảm thấy
rất hạnh phúc. Tôi
chỉ mong các BV
sẽ có đủ máu để
chữa trị cho bệnh
nhân, giúp họ giữ
lại mạng sống” - bà
Nhung trải lòng.
Đời sống xã hội -
ThứNăm5-1-2023
phường luôn treo, đặt băng rôn
ở vị trí thuận lợi, dễ quan sát.
Đặc biệt, hội đã thành lập
trang Zalo “Hội Chữ thập
đỏ quận Gò Vấp” để giới
thiệu, hướng dẫn sử dụng app
giotmauvang.org.vn thuận lợi,
tiết kiệm thời gian khi chọn
điểm hiến máu tình nguyện.
Trang Zalo này cũng đăng tải
lịch hiến máu nhân đạo trên
địa bàn quận, thông báo cho
nhiều người cùng biết.
Cạnh đó, Hội Chữ thập đỏ
quận cũng thành lập điểmhiến
máu cố định tại Trung tâmYtế
quận Gò Vấp, tiếp nhận hiến
máumột lượt/tháng, trungbình
120-150 ca hiến/lượt.
Cũng tại lễ tổng kết, đại diện
Trường ĐH Tôn Đức Thắng
chia sẻ công tác tổ chức hoạt
động hiến máu tình nguyện
tại trường khi tiếp nhận lượng
lớn sinh viên, giảng viên cùng
lúc. “Sinh viên của trường
tham gia hiến máu chỉ mất
30-45 phút cho quy trình gồm
kiểm tra huyết áp, thăm khám
chuyên sâu từ bác sĩ, cho máu
và nghỉ ngơi trước khi ra về
mà không cần phải chen lấn
và chờ đợi quá lâu cho từng
khâu” - vị đại diện cho biết.
Nhờ đó, sau năm năm tổ
chức, Trường ĐH Tôn Đức
Thắng đã vận động hơn
22.000 lượt sinh viên, giảng
viên tham gia và nhận về hơn
26.000 đơn vị máu.•
Nhiều người
dân hăng hái
hiến những
giọt máu quý
giá củamình,
góp phần
quan trọng
giúp ngành y
tế cứu sống
nhiều người
bệnh.
Tiêu điểm
Thời gian qua, công tác hiến
máu tình nguyện trên địa bàn
TP ngày càng phát triển. Tỉ lệ
người dân hiến máu của năm
sau luôn cao hơn nhiều so với
năm trước.
Để công tác hiến máu tiếp
tục phát triển mạnh, các sở,
ban ngành TP tiếp tục tăng
cường phối hợp với BV trong
công tác tổ chức hiếnmáu; xây
dựng kế hoạch truyền thông,
tuyên truyền hiệu quả, khắc
phục những hạn chế không
đáng có; tôn vinh người hiến
máu có thành tích đặc sắc; chú
trọng tiếpnhậnvàquản lýmáu
đúng kỹ thuật.
Ông
DƯƠNG ANH ĐỨC
,
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM,
Trưởng Ban chỉ đạo vận động
hiến máu tình nguyện
Cũng trong sáng 4-1, chiến dịch hiến
máu dịp tết Nguyên đán “Lễ hội xuân
hồng” 2023 được phát động. Chiến dịch
góp phần quan trọng vào việc thay đổi
quan niệm, tạo dựng thói quen tích cực
của người dân về việc hiến máu đầu xuân.
Đồng thời giúp cung cấp lượng máu lớn,
an toàn, phục vụ kịp thời công tác cấp cứu
và điều trị, khắc phục được tình trạng khan
hiếm máu trong dịp tết.
Trải qua 15 năm,“Lễ hội xuân hồng”đã thu
hút hàng trăm ngàn người tham dự và tiếp
nhậngần100.000đơnvịmáu.Chiếndịchđược
thực hiện từ ngày 15-12-2022 đến 28-2-2023.
Chỉ tiêu phấn đấu là 44.000 túi máu (hoặc
theo nhu cầu máu thực tế của TP).
Phát động chiến dịch hiến máu “Lễ hội xuân hồng”
10nhiệmvụ trọng tâmcủangànhgiáodục trongnăm2023
Chiều 4-1, Bộ GD&ĐT tổ chức hội nghị tổng kết công
tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023. Theo đó,
hội nghị đã xác định 10 nhiệm vụ trọng tâm năm 2023.
Thứ nhất: Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 29/
NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT.
Thứ hai: Tiếp tục thể chế hóa các quan điểm, chủ trương
của Đảng và Nhà nước về phát triển GD&ĐT. Rà soát,
hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật theo chức
năng quản lý nhà nước của bộ.
Thứ ba: Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các kết luận của
Ủy ban Kiểm tra Trung ương và Thanh tra Chính phủ,
Kiểm toán Nhà nước.
Thứ tư: Đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với tăng
cường chuyển đổi số và thực hiện các dịch vụ công trực
tuyến trong GD&ĐT. Tiếp tục xây dựng hạ tầng học tập
quốc gia về học tập, kho học liệu số chia sẻ dùng chung
toàn ngành. Hoàn thiện cơ sở dữ liệu toàn ngành, kết nối
liên thông với các cơ sở dữ liệu quốc gia.
Thứ năm: Ban hành và triển khai thực hiện chương trình
giáo dục mầm non mới. Triển khai chương trình giáo dục
phổ thông 2018 đối với lớp 4, lớp 8, lớp 11 bảo đảm hiệu
quả; nâng cao chất lượng biên soạn, thẩm định sách giáo
khoa đối với lớp 5, lớp 9, lớp 12. Thẩm định, biên soạn
sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc
thiểu số lớp 3, lớp 4 đối với tám thứ tiếng...
Ban hành và triển khai thực hiện Quy hoạch mạng lưới
các trường chuyên biệt. Chỉ đạo, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp
THPT năm 2023 an toàn, nghiêm túc, hiệu quả và xây dựng
phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, phù hợp với
lộ trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Thứ sáu: Chỉ đạo các địa phương chủ động xây dựng kế
hoạch tuyển dụng, quản lý, sử dụng hiệu quả chỉ tiêu biên
chế giáo viên được giao tại Quyết định 72-QĐ/TW của Bộ
Chính trị, khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ
và thiếu giáo viên tại các cấp học…
Thứ bảy: Trình ban hành và triển khai thực hiện Khung
chiến lược phát triển giáo dục đại học; Quy hoạch mạng
lưới các cơ sở giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm thời kỳ
2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tăng cường chỉ đạo,
hướng dẫn các cơ sở giáo dục đại học trong việc thực hiện tự
chủ đại học, triển khai Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Thứ tám: Đẩy mạnh công tác giáo dục lý tưởng cách
mạng, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống,
kỹ năng nghề nghiệp, việc làm và công tác xã hội, tư vấn
tâm lý học đường cho học sinh, sinh viên...
Triển khai hiệu quả công tác giáo dục thể chất, y tế trường
học và sức khỏe học đường, bảo đảm an toàn trường học,
phòng chống và ứng phó hiệu quả với thiên tai, dịch bệnh.
Thứ chín: Tổ chức thực hiện hiệu quả các đề án, dự án
tăng cường cơ sở vật chất, nhất là nhiệm vụ được giao trong
các chương trình mục tiêu quốc gia. Đẩy nhanh tiến độ
giải ngân các nguồn vốn, nhất là vốn đầu tư công bảo đảm
hiệu quả, đúng quy định. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất,
trang thiết bị dạy học, tập trung triển khai thực hiện chương
trình kiên cố hóa trường lớp tại những vùng có nhu cầu.
Thứ 10: Sắp xếp, nâng cao chất lượng hoạt động của các đơn
vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ GD&ĐT.
PHI HÙNG
Bà Trần Thị HồngNhung
(thứ hai từ phải sang)
nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì có
thành tích trong phong trào hiếnmáu tình nguyện. Ảnh: THẢOPHƯƠNG
Sinh viên
hăng hái
thamgia
hiếnmáu tại
lễ phát động
chiến dịch
hiếnmáu
“Lễ hội xuân
hồng” 2023.
Ảnh:
THẢO
PHƯƠNG