13
Bản làng người Thái gượng dậy
sau trận lũ lịch sử
ĐẶNG TRUNG
N
hững ngày cuối năm
2022, chúng tôi trở
lại bản Poọng, xã Tam
Chung, nơi bị hứng chịu
nặng nhất sau trận lũ lịch sử
ở huyện Mường Lát (Thanh
Hóa) xảy ra vào năm 2018.
Trận lũ dữ quét qua đã khiến
34 nhà dân bị sập hoàn toàn,
47 gia đình bị cuốn trôi tài
sản, chỉ còn lại 10 căn nhà
không còn nguyên vẹn.
Ký ức về trận lũ
còn nguyên
Ngồi bên căn nhà sàn khang
trang được dựng lại sau cơn
lũ lịch sử, trưởng bản Poọng,
ông Vi Văn Thuận, kể rằng
cuộc sống của người dân bản
làng người Thái đã khá hơn
trước đây rất nhiều, không
còn phải nơmnớp lo, sẵn sàng
tháo chạy mỗi khi mưa đến
như những năm trước đây.
Nhưng theo ông Thuận, ký
ức về trận lũ lịch sử ngày ấy
thì mãi không thể nào phai
mờ trong tâm trí người dân.
“Hôm đó, trưa 30-8-2018,
người dân nghe những âm
thanh rợn người từ đỉnh núi
rồi những ngôi nhà sàn bắt
đầu rung lắc. Mọi người hô
hoán, bồng bế con trẻ tháo
chạy. Chưa đầy vài phút sau,
lũ đã đổ xuống như thác kéo
theo đất vùi lấp, cuốn trôi tất
cả” - ôngViVănThuậnnhớ lại.
Chỉ ít ngày sau trận lũ lịch
sử, Trưởng banTổ chứcTrung
ương PhạmMinh Chính (nay
là Thủ tướng) đã đi bộ vượt
núi vào các điểm sạt lở mới
đến được tâm lũ Mường Lát.
Tại đây, ôngPhạmMinhChính
đã thăm hỏi, động viên, chia
sẻ những khó khăn của bà
con nhân dân bản Poọng, xã
Tam Chung khi đang sơ tán
tại một ngôi trường tiểu học
cũ. Đồng thời, ông cũng trao
quà ủng hộ của Ban Tổ chức
Trung ương cho các gia đình
bị thiệt hại do cơn lũ gây ra.
Ông Phạm Minh Chính
cùng đoàn công tác khảo sát
thiệt hại tại bản Poọng, xã
Tam Chung và đề nghị chính
quyền địa phương sớm ổn
định cuộc sống cho các hộ gia
đình bị mất nhà. Theo ông,
đây là mục tiêu quan trọng
nhất, vì người dân không
chỉ mất nhà, mất đồ đạc mà
còn mất ruộng nương. Đồng
thời, ông cũng yêu cầu các
cấp chính quyền địa phương
cần quan tâm giải quyết vấn
đề gạo, nước cho nhân dân;
vấn đề đi học cho trẻ em và
vệ sinh môi trường, an toàn
thực phẩm cho người dân...
Đối với cácgiađìnhcónhàbị
cuốn trôi, Trưởng banTổ chức
Trung ương yêu cầu lập dự án
khôi phục nhà cửa, khắc phục
để ổn định lâu dài cho bà con.
Gượng dậy sau lũ
lịch sử
BàLySa,PhóChủtịchUBND
xã Tam Chung, nhớ lại: “Sau
lũ khoảng một tuần, một cuộc
khảo sát tìm nơi ở mới cho 63
hộ dân bị mất nhà cửa nhanh
chóng được triển khai.
Thế nhưng giữa núi rừng
Bản Poọng đang từng bước thoát nghèo
Bí thư Huyện ủy Mường Lát - ông Hà Văn Ca khẳng định
nhờ sự hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, sự quan tâm của lãnh đạo
tỉnh Thanh Hóa, đến nay người dân nhiều bản tái định cư ở
các xã của huyện Mường Lát đã có cuộc sống mới tốt hơn.
“Riêng bản Poọng đang từng bước vươn lên thoát nghèo,
làm giàu nơi vùng đất biên thùy từng hứng chịu hai trận lũ
lịch sử 2018-2019” - ông Hà Văn Ca phấn khởi nói.
Nhưng dù sườn núi
có cao bao nhiêu thì
lòng người, khát
vọng an cư vẫn san
phẳng được.
Đời sống xã hội -
ThứHai 9-1-2023
Bản làng ngườiThái ở xã TamChung, huyệnMường Lát (ThanhHóa) từng bị xóa sổ hoàn toàn
sau trận lũ lịch sử vào tháng 9-2018.
trùng điệp, việc tìm ra một nơi
trú thân an toàn, phù hợp cho
ngườidânlạikhônghềđơngiản.
Với đặc tínhvùngđất cóđộdốc
cao này, mối
nguylũquétvẫn
cònđó.Nhưng
dù sườn núi có
cao bao nhiêu
thì lòngngười,
khátvọngancư
vẫn san phẳng được”.
Cuối cùng, chính quyền địa
phương đã tìm được một khu
đất tái định cư rộng 3 ha, cách
bản cũ hơn 1 km và tính toán
cấpkhoảng100m
2
đất chomỗi
hộ dân. Toàn bộ khu vực này
sẽ được đầu tư hạ tầng đầy đủ
theo tiêu chuẩn nông thônmới.
Trưởng bản Poọng Vi Văn
Thuận thông tin: Sau bốn năm
lũ đi qua thì bản đã có nhiều
Tiêu điểm
Tài sản gầy dựng phút chốc
đã tiêu tan. Những tiếng khóc,
tiếng kêu cứu khi người dân
tháo chạy khỏi tử thần ámảnh
khiến nhiều người dân không
dám trở lại sau lũ vì quá sợ hãi.
Ông
VI VĂN THUẬN
Theo thông tin từ Bộ Y tế, hệ thống giám sát bệnh
truyền nhiễm đã ghi nhận sự xuất hiện của biến thể phụ
XBB tại tỉnh Tây Ninh và TP.HCM. Trước đó, vào ngày
5-1, thông tin từ Sở Y tế TP.HCM cho biết ngày 4-1-
2023, Sở Y tế nhận được thông báo kết quả giải trình tự
gene từ Tổ chức OUCRU (Đơn vị nghiên cứu lâm sàng
ĐH Oxford). Theo đó, phát hiện 3/52 mẫu phết họng (từ
người bệnh đang điều trị tại BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM)
có biến thể XBB trong tháng 12-2022. Theo kết quả
này, chiếm ưu thế vẫn là biến thể BA.2.75. Tuy nhiên,
cả hệ thống giám sát tại bệnh viện và tại cộng đồng của
TP.HCM đều chưa phát hiện biến thể XBB.1.5.
Biến thể XBB là một biến thể thuộc chủng Omicron đã
lưu hành tại 35 quốc gia trên thế giới từ tháng 10-2022.
XBB thuộc biến thể Omicron xuất hiện từ việc tái tổ
hợp của các biến thể phụ BA.2.10.1 và BA.2.75.
Còn biến thể phụ XBB.1.5 gây đợt bùng phát dịch mới
ở Mỹ, ghi nhận tỉ lệ mắc biến thể này tăng từ 4% lên 41%.
PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế công cộng
ĐH Y Dược TP.HCM, cho rằng các nghiên cứu ban
đầu cho thấy biến thể phụ XBB không làm tăng độc lực
của virus nhưng có khả năng lẩn tránh miễn dịch một
phần. Vì vậy, các biến thể phụ này làm tăng nguy cơ
tái nhiễm COVID-19 ở người từng nhiễm với các biến
thể COVID-19 cũ (nhưng có lẽ không gia tăng nguy cơ
tái nhiễm ở người đã bị nhiễm các biến thể Omicron).
Các vaccine COVID-19 hiện có vẫn có bảo vệ không bị
chuyển nặng hay tử vong ở các bệnh nhân bị nhiễm biến
thể phụ XBB. Dù các biến thể phụ XBB có hiện tượng lẩn
tránh miễn dịch nhưng khả năng xâm nhập tế bào bị kém
hơn nên khả năng lây lan của biến thể phụ XBB bị giảm
hơn so với các biến thể Omicron khác.
Tuy nhiên, theo PGS Dũng, nếu biến thể XBB.1.5 vẫn
tiếp tục duy trì khả năng lây lan thì việc xâm nhập Việt
Nam chỉ là vấn đề thời gian mà thôi. Nếu Việt Nam xuất
hiện XBB.1.5 thì dự báo số ca mắc sẽ gia tăng. Tuy nhiên,
điều này không đáng sợ bởi số ca nhập viện, số ca tử vong
cũng không tăng nếu người dân tiêm ngừa vaccine đầy
đủ theo khuyến cáo của ngành y tế và thực hiện đầy đủ
các biện pháp chống dịch như: đeo khẩu trang nơi công
cộng, rửa tay thường xuyên, không tụ tập đông người
nếu không cần thiết; tiêm chủng vaccine COVID-19 theo
khuyến cáo của ngành y tế; theo dõi tự phát hiện và xét
nghiệm COVID-19, đặc biệt ở người có nguy cơ bệnh tiến
triển nặng, để có thể tự cách ly và được điều trị với thuốc
kháng virus.
“Một điều giúp chúng ta có thể yên tâm là dù biến thể
phụ này có khả năng lây lan nhanh hơn nhưng các vaccine
COVID-19 hiện có vẫn có bảo vệ không bị chuyển nặng
hay tử vong ở các bệnh nhân bị nhiễm biến thể XBB. Biến
thể XBB có hiện tượng trốn thoát miễn dịch nhưng có tin
tốt là các thuốc Molnupiravir, Remdesivir và Paxlovid vẫn
có hiệu quả tốt với biến thể này. Molnupiravir thậm chí
còn có hiệu lực tốt hơn đối với biến chủng này so với các
biến chủng cổ điển” - PGS Dũng nói.
Tương tự, BS Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Hội
Truyền nhiễm TP.HCM, cũng cho biết việc xuất hiện
biến thể phụ XBB là điều tất yếu và bình thường, người
dân không nên quá hoang mang lo lắng. Theo BS Khanh,
thực tế cho thấy biến chủng Ocmiro mặc dù lây lan
nhanh nhưng không gây bệnh nặng như chủng Delta và
không làm quá tải khối điều trị. Người dân nên xác định
tâm lý sống chung với dịch và nâng cao sức đề kháng
của bản thân, rửa tay, đeo khẩu trang để phòng không chỉ
bệnh COVID-19 mà còn các bệnh truyền nhiễm khác.
HOÀNG LAN
hộ dân thoát nghèo và vươn
lên làm giàu. Đáng chú ý,
ngoài việc gắn bó với trồng
lúa, nương rẫy và chăn nuôi
thì bản hiện có
37 lao động đi
làm ăn xa ở
TP. HCM, Hà
Nội,HảiDương
và nhiều tỉnh,
thành khác.
Đặc biệt, bản hiện có bốn lao
động đi xuất khẩu tại Nhật
Bản, Hàn Quốc.
Theo ôngThuận, bảnPoọng
có92hộdânvới412nhânkhẩu,
trong đó có nhiều trẻ được sinh
raởbản tái địnhcưmới.Từchỗ
hơn 50% là hộ nghèo thì đến
hết năm 2022, cả bản còn tám
hộ nghèo và đang hướng đến
mục tiêu năm2023 được công
nhận là bản nông thôn mới.•
Trưởng ban Tổ chức Trung ương PhạmMinh Chính đến bản Poọng thời điểmtháng 9-2018.
Ảnh: ĐẶNGTRUNG
Nụ cười của hai cụ bà ở bản Poọng những ngày giáp
tết Nguyên đán. Ảnh: ĐẶNGTRUNG
Thuốc khángvirus cóhiệuquảvới biến chủngphụXBB