007-2023 - page 3

3
Thời sự -
ThứHai9-1-2023
(Tiếp theo trang 1)
Mong có chính sách
đãi ngộ nhân tài tốt hơn
Đến nước Pháp từ năm 1977, sau đó kết hôn và sinh con
nhưng bà Nguyễn Thị Thu Thủy (65 tuổi, kiều bào Pháp)
luôn đau đáu về nguồn cội. Những ngày tết, bà tranh thủ về
nước thăm gia đình.
“Dù hiện tại đã định cư tại Pháp nhưng tôi vẫn khuyến
khích các con tôi trở về Việt Nam để làm việc, cống hiến cho
quê hương” - bà Thủy nói.
Điều khiến bà Thủy trăn trở là điều kiện làm việc, chính
sách đãi ngộ cho những người giỏi, có tài tại Việt Nam chưa
thật sự thu hút. Bà cho hay là gặp nhiều bạn trẻ đi du học,
nhận học bổng và luôn được thứ hạng cao ở trường nhưng
không lựa chọn về Việt Nam làm việc hoặc một số bạn trẻ về
nước làm việc nhưng một thời gian sau thì quay lại Pháp.
Trong tương lai, bà mong TP.HCM và cả nước có những
chính sách, ưu đãi tốt hơn với người tài để họ cống hiến,
tránh tình trạng “chảy máy chất xám”.
Cần quy định thông thoáng về quốc tịch
Năm 20 tuổi, bà Trần Thị Tuyết đã kết hôn với chồng là một
người Nhật Bản. Nay đã 64 tuổi và bà mong muốn trở về Việt
Nam định cư, đoàn tụ cùng gia đình.
Nhưng đến nay chồng bà vẫn chưa thể hoàn tất thủ tục do
gặp khó về các quy định. Bà Tuyết mong chính quyền có sự
hỗ trợ thủ tục, giấy tờ định cư và nhập tịch với kiều bào, người
nước ngoài, người thân của kiều bào.
Chủ tịch Hội Doanh nhân
người Việt tại Úc Trần Bá
Phúc, sống 43 năm ở nước
ngoài, cho hay ông luôn
dùng quốc tịch Việt Nam
khi ra khỏi Úc.
Ông nói cộng đồng người
Việt Nam ai cũng muốn có
quốc tịch Việt Nam để trở
về quê hương. Có người
nộp hồ sơ, chờ đợi một vài
năm nhưng nhận câu trả lời
là “đang kiểm tra”, không
biết khi nào mới xong.
TS Nguyễn Trí Dũng, kiều bào Nhật Bản, cũng nói ông
gặp khó trong thủ tục liên quan đến quốc tịch của thân nhân
và mong muốn TP.HCM có kiến nghị để thông thoáng hơn
trong việc cấp quốc tịch cho người Việt ở nước ngoài.
Tương tác nhiều hơn với kiều bào
Ông Trần Hải Linh, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân và Đầu
tư Việt Nam - Hàn Quốc, mong muốn TP tăng cường tương
tác với kiều bào nhiều hơn nữa trong giai đoạn tới và sự
tương tác đó không chỉ thông qua buổi họp mặt cuối năm.
Sự tương tác thông qua các buổi tiếp xúc trực tiếp với kiều
bào, người thân của các kiều bào đang sinh sống tại nước
ngoài. TS Nguyễn Trí Dũng đề nghị TP tổ chức gặp mặt Việt
kiều theo từng tháng. Mỗi tháng đều có những chủ đề cụ thể
về kinh tế, công nghệ, khoa học… để chung tay cho sự phát
triển chung của TP.
phát triển
làm việc và cống hiến cho quê hương thứ hai của họ.
Lấy ví dụ, có thể đặt hàng các nhà khoa học gốc Việt ở các
nước nghiên cứu, tư vấn để giải quyết một số bài toán cấp bách
về kinh tế - xã hội; kêu gọi kiều bào tâm huyết mở các khóa học,
trường học trực tuyến ở các nước dành cho học sinh, sinh viên
tại VN; hoặc mời chuyên gia, giáo sư, nhà nghiên cứu đang làm
việc ở các nước tham gia các chương trình dạy học trực tuyến
cho các trường ĐH ở VN, giúp từng bước dịch chuyển lượng tri
thức dồi dào, cấp tiến ở các nước về VN. Chúng ta cũng có thể
tạo ra các diễn đàn kết nối doanh nghiệp VN với kiều bào, qua
đó tiếp cận các đối tác công nghệ, đổi mới - sáng tạo, nhà đầu tư
ở các nước.
Mỗi khi tết về, chúng ta lại mong mỏi dòng kiều hối nhiều hơn.
Nhưng trong suốt một năm, chúng ta cần có giải pháp để thúc
đẩy những nguồn lực to lớn, đúng hơn là khổng lồ, từ hàng triệu
đồng bào ở khắp nơi trên thế giới.
ĐỖ THIỆN
THÙY LINH
N
gân hàng Nhà nước (NHNN) dự báo dịp cuối năm,
trước và sau tết Nguyên đán này lượng kiều hối
chuyển về Việt Nam sẽ tăng lên.
TP.HCM dẫn đầu lượng kiều hối chảy về
Theo số liệu của NHNN Chi nhánh TP.HCM, lượng kiều
hối đổ về TP.HCM năm 2022 ước đạt khoảng 6,8 tỉ USD,
giảm khoảng 0,3 tỉ USD so với năm 2021.
TP.HCM luôn là địa phương dẫn đầu cả nước về lượng
kiều hối chuyển về và thường chiếm 40%-50% lượng
kiều hối của cả nước. Ví dụ năm 2021, lượng kiều hối
về TP.HCM đạt khoảng 6,5-6,6 tỉ USD, trong khi lượng
kiều hối cả nước đạt khoảng 12,5 tỉ USD.
Ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc
NHNNChi nhánh TP.HCM, cho biết: Trong
bối cảnh kinh tế của một số quốc gia và khu
vực trên thế giới gặp nhiều khó khăn, do
lạm phát, đồng tiền mất giá, suy giảm kinh
tế... khiến thu nhập của người dân, người
lao động tại các quốc gia này bị ảnh hưởng.
Vì vậy việc kiều hối chuyển về trong năm
2022 đạt mức như trên có vai trò quan trọng
đối với phát triển kinh tế - xã hội đất nước
nói chung và TP nói riêng.
Kiều hối là nguồn thu ngoại tệ từ kiều bào, từ người
lao động gửi về. Vì vậy, trước hết kiều hối phục vụ cho
nhu cầu của người nhận kiều hối, có thể là tiết kiệm, tiêu
dùng cá nhân hay xây dựng, sửa sang nhà cửa hay mở
rộng các hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc nâng cao
chất lượng cuộc sống... Tất cả đều mang lại ý nghĩa cho
“Giá trị mang lại
từ nguồn kiều hối
là rất lớn, trở thành
nguồn lực vàng cần
được tiếp tục khuyến
khích, thu hút và
phát huy hiệu quả.”
Các ngân hàng cần đơn giản hóa quy trình giao dịch hoặc giảmphí
chuyển tiền để dòng kiều hối về Việt Namnhiều hơn.
Tiếp tục khơi thông
“nguồn lực vàng” kiềuhối
Kiều hối về nhiều, giá USD
giảm xuống
Ngân hàngThế giới (WB) dự báo trong bối cảnh đại dịch
COVID-19 ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế toàn cầu trong
hơnhai nămvừa qua, cộng với lạmphát leo thang tại nhiều
quốc gia… nhưng dòng kiều hối về Việt Nam vẫn khá ổn
định so với các năm trước. Theo đó, tổng lượng kiều hối về
Việt Nam dự báo có thể tăng 4,4% trong năm 2022, trong
khi mức tăng của năm 2021 là 5%.
Cụ thể, có khoảng gần 19 tỉ USD kiều hối đổ vềViệt Nam
trong năm2022, cao hơn khoảng 1 tỉ USD so với nămtrước
đó. Việt Nam nằm trong top 3 các nước nhận tiền kiều
hối châu Á-Thái Bình Dương và top 10 nước trên thế giới.
Theonhậnđịnhcủagiớichuyêngia,lượngkiềuhốichuyển
vềViệt Namngày càng nhiều giúp ngành ngân hàng tăng
dự trữ ngoại hối, tỉ giá bớt căng thẳng nên những ngày
gần đây giá USD liên tục đi xuống và duy trì ở mức thấp.
sự tăng trưởng và phát triển trên các lĩnh vực của đời sống
kinh tế - xã hội.
“Với ý nghĩa này, nếu so với nguồn thu ngân sách
TP dự ước năm 2022 đạt trên 434.000 tỉ đồng, nguồn
kiều hối chuyển về trong năm 6,8 tỉ USD (tương đương
khoảng 166.000 tỉ đồng - PV) là nguồn thu không nhỏ,
mang lại hiệu ứng tích cực. Nếu so với quy mô tiền gửi
bằng ngoại tệ tại các tổ chức tín dụng hiện nay trên địa
bàn thì nguồn kiều hối chuyển về trong năm 2022 chiếm
48%. Đây cũng là con số ý nghĩa và là nguồn vốn không
nhỏ” - ông Lệnh nói.
Đại diện NHNN Chi nhánh TP.HCM cũng cho rằng với
bản chất là nguồn ngoại tệ từ thu nhập, tích lũy của kiều
bào, của người lao động ở nước ngoài chuyển về có vai trò
đặc biệt quan trọng, là nguồn lực bổ sung,
hỗ trợ không chỉ góp phần phát triển kinh
tế - xã hội mà còn đối với hiệu quả chính
sách, điều hành chính sách tiền tệ của ngân
hàng trung ương. Nếu xem đây là nguồn
vốn cho phát triển kinh tế - xã hội thì kiều
hối có đặc điểm khác với các nguồn vốn
khác đó là không phải hoàn trả; không phải
trả chi phí sử dụng vốn, chi phí lãi vay.
Đồng thời, đây là nguồn thu bằng ngoại
tệ, vì vậy giá trị mang lại từ nguồn kiều
hối là rất lớn, trở thành nguồn lực vàng cần được tiếp tục
khuyến khích, thu hút và phát huy hiệu quả.
Cần thông thoáng cho các dòng kiều hối
Ông Dương Anh Vũ, chuyên gia tài chính, khẳng định
kiều hối ngày càng đóng vai trò quan trọng cho nền kinh
tế Việt Nam. Đây là nguồn vốn giúp cân bằng cán cân
thương mại, tăng cường dự trữ ngoại hối và cải thiện đời
sống người dân. Bên cạnh đó, kiều hối là nguồn vốn giúp
ổn định thanh khoản vào dịp cuối năm mà ngân hàng
không phải tốn chi phí.
Trong năm qua, dự trữ ngoại hối Việt Nam ở mức cao
kỷ lục là bước đệm để NHNN có nhiều dư địa và đề ra
hướng giải quyết khi cần ổn định tỉ giá, qua đó gia tăng
niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài cũng như người dân.
Tuy nhiên, không phải 100% nguồn kiều hối đều “chảy”
qua hệ thống ngân hàng mà còn có dòng kiều hối gửi qua
các con đường phi chính thức. Điều này có thể gây khó
cho các cơ quan quản lý nhưng đồng thời cũng cho thấy
các ngân hàng thương mại cần phải nâng cao chất lượng
dịch vụ để tạo sức hút đối với dòng kiều hối phi chính thức.
“Những giải pháp mà các ngân hàng có thể triển khai là
đơn giản hóa quy trình giao dịch, tăng cường tương tác với
khách hàng tiềm năng hoặc giảm phí chuyển tiền nhân dịp
lễ lớn, dịp cận tết…” - chuyên gia Dương Anh Vũ nói.•
Dự báo dịp
cuối năm,
trước và sau
tết Nguyên
đán này
lượng kiều hối
chuyển về
Việt Namsẽ
tăng lên. Ảnh:
HOÀNG
GIANG
Chủ tịchHội Doanh nhân người
Việt tại Úc Trần Bá Phúc. Ảnh:
T.TUYỀN
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook