007-2023 - page 12

12
Về làng nón ngựa hơn
300 năm tuổi ở Bình Định
HUY TRƯỜNG
C
ách TP Quy Nhơn hơn
30 cây số, làng nón ngựa
Phú Gia (xã Cát Tường,
huyện Phù Cát, Bình Định)
đến nay vẫn còn hơn 100 hộ
giữ nghề.
Cách tân… nón ngựa
Tò mò về nón ngựa, chúng
tôi tìm đến làng Phú Gia một
ngày cuối năm. Trong khoảnh
sân rộng nhà ông Đỗ Văn
Lan (75 tuổi), nhiều người
miệt mài cắt lá, chằm vành
để làm nón ngựa.
Cụ Kéo năm nay đã hơn 80
tuổi đang khâu những mảnh
lá, cụ chia sẻ làm nghề này từ
thời còn con gái. “Ngày đó, cả
làng có đến hơn 400 hộ làm
nghề nón ngựa. Nhưng đến
bây giờ thì chỉ còn hơn 100
hộ, một số người đã chuyển
qua làm nghề khác. Bà vẫn
theo nghề và con cháu bà vẫn
giữ nghề cho đến tận bây giờ
đã mấy chục năm không nhớ
nữa” - cụ Kéo vừa nói tay vừa
xỏ kim vào những mảnh lá
nom như lá dừa.
Đưa cho chúng tôi xem
chiếc nón ngựa mới làm, cụ
Lan cho biết sở dĩ gọi nón
ngựa vì ngày trước một số
người có tiền, có chức sắc
thường cưỡi ngựa và đội nón
này đi làm nên tên hình thành
từ đó. Cụ cũng được nghe kể
lại, nón ngựa còn gắn liền với
đội quân Tây Sơn thần tốc.
Cụ Lan là người có “thâm
niên” nghề cao nhất làng, gần
60 năm gắn bó với nón ngựa.
13 tuổi, lúc học văn hóa cụ đã
được học nghề, đến 18 tuổi
thì thành thạo. Đến nay gia
đình cụ đã trải qua bốn đời
làm nghề, với hàng trăm sản
phẩm khác nhau được bán ra
thị trường.
“Muốn làm nón ngựa phải
có nguyên liệu chính là lá kè,
rễ dứa và cây giang. Những
nguyên liệu này dễ kiếm ở
vùng đất Bình Định. Tuy
vậy, để làm được một cái
nón ngựa phải trải qua mười
công đoạn, trong đó khó nhất
là thêu hoa văn và làm sườn.
Hai công đoạn này cần phải
có sự tỉ mỉ, mà không phải
ai cũng làm đẹp được” - ông
Lan nói.
Cũng theo ông Lan, việc
làm nón ngựa cần sự tỉ mỉ,
cẩn trọng trong từng đường
chỉ, từng động tác kết lá. Thời
trước, trên nón ngựa thường
có các chóp đồng hoặc chóp
bạc nhưng nay cũng được
cách tân đi ít nhiều. Hay trước
đây trên nón thường thêu tay
long, lân, quy, phụng và các
câu Hán tự thì nay cũng đã
chỉnh sửa đi nhiều.
Người mua nón ngựa chủ
yếu là khách du lịch hoặc
dùng trang trí, nên hoa văn
trên nón phải thay đổi để phù
hợp. Thay vì những câu Hán
tự, nay người làng nón Phú
Gia cải đổi theo sở thích của
khách đặt mua.
“Nhớ cách đây bốn năm,
một vị khách Ấn Độ đặt tôi
làm một cặp nón ngựa vì
thấy đẹp. Tôi phải suy nghĩ
làm sao để làm được chiếc
nón vừa đẹp vừa làm cho họ
thích. Kết quả, vị khách rất
ưng ý và gửi tặng tôi một
chiếc dĩa gốm đẹp mắt làm
kỷ niệm” - cụ Lan nhớ lại.
Không để làng nghề
thành… một thời
vang bóng
Cũng theo cụLan, nếu trước
đó nón ngựa là món xa xỉ đối
với người dùng, thì nay đa
phần đều có thể sở hữu cho
mình một chiếc nón đẹp với
giá vài trăm ngàn đồng. “Nón
ngựa không chỉ đơn thuần để
đội mà dùng trang trí, làmquà
lưu niệmnên đầu ra cũng sinh
động hơn. Tuy nhiên, yêu cầu
của khách hàng cũng khắt
khe hơn trước nhiều” - cụ
Lan tâm sự.
Và để hoàn thiện một
chiếc nón ngựa phải trải qua
nhiều công đoạn với thời
gian khoảng 4-7 ngày, do đó
Để làm được một
cái nón ngựa phải
trải qua mười công
đoạn, trong đó khó
nhất là thêu hoa
văn và làm sườn.
Đời sống xã hội -
ThứHai 9-1-2023
giá bán cũng phải tương ứng
300.000-700.000 đồng. “Vậy
nhưng hiện nay khách yêu cầu
nhiều hơn, ngoài phải đẹp về
hoa văn thì kiểu cách cũng
phải mới mẻ hơn. Thế nhưng
hiện không nhiều người khéo
tay để biến tấu nón ngựa đạt
theo yêu cầu của khách” - cụ
Lan nói.
Đến nay, cụ Lan đã truyền
nghề chohơn100người nhưng
phần lớn trong số đó đã không
theo nghề nón ngựa.Một phần
do thu nhập quá thấp, người
lao động chuyển sang làm
một nghề khác phù hợp hơn.
“Tôi đã lớn tuổi nên muốn
truyền nghề cho thế hệ sau với
mong muốn giữ lại làng nghề
nón ngựa PhúGia. Thế nhưng
hiện nay ngoài những gia đình
gắn với nghề lâu năm, các bạn
trẻ không hứng thú lắm vì thu
nhập thấp. Tôi mong cơ quan
ban ngành quan tâm thêm để
mai này làng nghề nón ngựa
không chỉ còn là một thời
vang bóng” - cụ Lan tâm sự.•
Nón ngựa
ngày xưa
dùng cho
các bậc vua
chúa có chức
sắc, ngày
nay cách tân
thành sản
phẩm du lịch
độc đáo của
người dân
đất Võ.
Tiêu điểm
Một chiếc nón ngựa ít nhất
phảibốn,nămngườilàmròngrã
một ngàymới xong, mà bán có
400.000 đồng. Mỗi người chưa
tới 100.000 đồng/ngày. Đó là
chưakể thời điểmgiágiảm,mỗi
ngày một người lao động chỉ
kiếmđược chừng30.000đồng.
Cụ
ĐỖVĂN LAN
Quảng cáo
THÔNG BÁO
TÌM NGƯỜI THÂN
Con gái tôi tên là Trần
Thị Tú Nguyên, sinh năm
1986, quê quán: Vị Thanh
- Hậu Giang. Con đã rời
khỏi nhà từnăm2017đến
nay. Hiện con đang ở đâu
về nhà có việc gấp. Ai gặp
con tôi hoặc biết thông
tin liên quan xin báo về
sốđiện thoại 0769584333
(mẹ NguyễnThị ThuVân).
Cụ Kéo đang thực hiệnmột công đoạn trong làmnón ngựa. Ảnh: QN
Mới đây, Hội đồng xét tặngdanhhiệuNghệ
nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú (NNƯT)
trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ đã
tổ chức họp xét danh hiệu NNƯT trong lĩnh
vực nghề thủ công mỹ nghệ đối với cụ ông
ĐỗVăn Lan, người chuyên làmnón ngựa Phú
Gia. Kết quả 100%đồng ý xét tặng danh hiệu
NNƯT trong lĩnh vực nghề thủ côngmỹ nghệ
đối với cụ ông Đỗ Văn Lan.
Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân
nhândân, NNƯT tỉnhBìnhĐịnh sẽ gửi kết quả
nói trên và hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu
NNƯT của cụ ông Đỗ Văn Lan lên hội đồng
chuyên ngành của Bộ Công Thương để tiếp
tục xem xét, thẩm định.
Đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú
cho cụ Đỗ Văn Lan
Cụ Lan giới thiệu nón ngựa với du khách.
Ảnh: QN
Táo quân
2023 đề cập đến tâm lý sợ sai, không dám chịu trách nhiệm
Đây cũng là năm thứ 20 chương trình
Gặp
nhau cuối năm - Táo quân
được thực hiện và
như thường lệ được phát sóng vào 20 giờ đêm
giao thừa trên các kênh của VTV.
Táo quân
2023 tiếp tục quy tụ những gương
mặt nghệ sĩ đã gắn bó gần hai thập niên qua
như: NSƯT Quốc Khánh, NSND Công Lý,
NSƯT Xuân Bắc, NSND Tự Long, NSƯT Chí
Trung, NSƯT Quang Thắng, NS Vân Dung.
Đặc biệt, sau một năm vắng bóng, bộ đôi Nam
Tào - Bắc Đẩu (NSƯT Xuân Bắc - NSND Công
Lý) đã tái hợp. Ngoài ra, chương trình năm nay
cũng đón trở lại những nghệ sĩ từng tạo được
ít nhiều dấu ấn trong
Táo quân
như NS Thành
Trung, NSUT Tiến Minh, NS Thanh Dương...
Bên cạnh đó, một dàn gương
mặt trẻ có thể coi là “thế hệ táo
tiếp nối” như Duy Nam, Hà
Trung (Trung “ruồi”), Mạnh
Dũng (Dũng “hớn”) cũng tạo
ra một màn trình diễn sáng tạo,
tươi mới và đầy tiếng cười cho
chương trình.
Táo quân
năm nay không
còn là một màn chầu mà thay
vào đó là một cuộc thi mang
tên “Táo bạo” với sự tranh tài
của hơn 30 táo từ rất nhiều lĩnh
vực, ngành nghề.
Tất cả đều hy vọng giành được vương miện
Táo bạo
từ Ngọc Hoàng, vừa
là sự ghi nhận của thiên đình,
vừa có cơ hội được trao thêm
quyền lực. Tuy nhiên, cũng
chính từ vòng thi, các táo đã vô
tình để lộ ra không ít mặt hạn
chế, những vấn đề nhức nhối
trong lĩnh vực mình quản lý.
Trong đó, bao trùm lên tất
cả là tâm lý dè chừng, sợ sai,
không dám chịu trách nhiệm
mà đôi lúc quên đi thiên chức
của các táo chính là “vì dân”,
phục vụ người dân và mang lại cho người dân
cuộc sống tốt đẹp hơn.
VIẾT THỊNH
Táo quân nămnay là sự tranh tài
của hơn 30 táo từ rất nhiều lĩnh vực,
ngành nghề. Ảnh: VFC
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook