2
Thời sự -
ThứHai9-1-2023
Tiêu điểm
TP.HCM sẽ ban hành
kế hoạch hành động
Tháng 8-2021, Bộ Chính trị
đã ban hành Kết luận số 12 về
côngtácngườiViệtNamởnước
ngoài trong tình hìnhmới. Ban
Thường vụ Thành ủy TP.HCM
cũng đã ban hành Thông tri
số 12 về lãnh đạo thực hiện
Kết luận số 12 của Bộ Chính trị.
TP.HCMsẽbanhànhkếhoạch
hànhđộng triển khai thực hiện
côngtácngườiViệtNamởnước
ngoài trên địa bàn TP với các
đề tài, dự án, phần việc cụ thể.
“Tôi rất xúc động
khi biết nhiều nhân
sĩ, trí thức, nhà
khoa học ở khắp nơi
trên thế giới dù tuổi
cao vẫn miệt mài
đóng góp cho công
cuộc phát triển, hợp
tác quốc tế về khoa
học của đất nước,
đào tạo nhiều cán
bộ khoa học cho quê
hương.”
Phó Bí thư Thành ủy
TP.HCM
Nguyễn Hồ Hải
Kiềubào luônmuốngóp sức cho TP.HCM
Nhiều kiều bào vui mừng trước
sự phục hồi của TP.HCMsau đại
dịch và nêu các kiến nghị giúp TP
phát triển bền vững hơn.
THANHTUYỀN-BẢOPHƯƠNG
N
hữngngàyđầunăm2023,
lãnh đạo TP.HCM đã
có những cuộc gặp gỡ,
họp mặt với kiều bào. Đây là
hoạt động thường niên của
TP.HCM mỗi năm trước dịp
tết Nguyên đán.
Nhiều chia sẻ, ý kiến đóng
góp của kiều bào đã được lãnh
đạo TP ghi nhận.
Ấn tượng với sức bật
kinh tế của TP.HCM
Buổi gặp gỡ với hơn 50 đại
biểu đại diện kiều bào cuối
tuần qua diễn ra trong không
khí gần gũi, ấm cúng.
Tại buổi gặp, Phó Bí thư
Thành ủy TP.HCM Nguyễn
Văn Hiếu thông tin về tăng
trưởng GRDP của TP năm
2022 đạt hơn 9%, thu ngân
sách cũng tăng 23,6% so với
cùng kỳ. Đóng góp của ngân
sách TP cho cả nước chiếm tỉ
trọng26,53%.Vị thế, uy tíncủa
Việt Namnói chung, TP.HCM
nói riêng càng được củng cố
trên trường quốc tế.
ÔngJohnathanHạnhNguyễn
(Việt kiều Mỹ), Chủ tịch Tập
đoàn Liên Thái Bình Dương
(IPP), bày tỏ sự phấn khởi, vui
mừng với những kết quả tích
cực nêu trên cùng sự phát triển
của TP trong những năm qua.
Điều này cho thấy lãnh đạoTP
đã rất nỗ lực, chung sức, đồng
lòng dẫn dắt kinh tế TP vượt
qua nhiều khó khăn, đạt mức
tăng trưởng ấn tượng.
Bà Trần Tuệ Tri, Việt kiều
Singapore, chuyên gia về xây
dựng thương hiệu, cũng đánh
giá cao sự chuyển mình của
TP.HCMtrongbức tranhchung
của cả nước.
Hơn 400 chuyên gia, trí thức kiều bào về làm việc dài hạn
tại TP.HCM và gần 200 trí thức hợp tác trực tiếp với các trường
ĐH, khu côngnghệ cao, các bệnh viện... trongnhữngnămqua.
Có gần 3.000 công ty có vốn của kiều bào được cấp giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh với tổng vốn điều lệ hơn
45.000 tỉ đồng. Mỗi năm có khoảng 30.000 người Việt trẻ ở
nước ngoài về thăm quê, tìm kiếm cơ hội kinh doanh bằng
các dự án khởi nghiệp tại TP.HCM.
Trong năm 2022, lượng kiều hối về TP.HCM là 6,8 tỉ USD,
cao hơn chỉ số FDI.
Bà cũng đặt vấn đề bên
cạnh việc tập trung phát triển
kinh tế, TP cũng cần kể câu
chuyện về văn hóa, lịch sử để
không chỉ người dân quốc tế
mà bạn bè năm châu khi đến
TP.HCM đều có thể biết đến
và hiểu sâu hơn...
Nhiều hiến kế cho
TP.HCM
Tin tưởng về sức sống của
kinh tế TP.HCM, nhiều kiều
bào có các góp ý tâmhuyết để
phát triểnTP trong thời gian tới.
Ông Lâm Việt Tùng, kiều
bào Hà Lan, chuyên gia về
công nghệ thông tin, chia sẻ
các doanh nhân và trí thứcViệt
Nam ở nước ngoài luôn khát
khao được trở về quê hương
đóng góp cho đất nước.
Từquan sát của cá nhân, ông
TùngnóiTP.HCMcầncải thiện
hệ thống hạ tầng giao thông,
không nên cho xây nhiều nhà
cao tầng, hạn chế dân cư tập
trung tại các điểm kẹt xe.
Với vai trò là chủ tịch hội tri
thức ở Hà Lan, ông sẵn sàng
kết nối đểTPcó thể đưa người
sang Hà Lan tham quan, học
tập mô hình chống ngập ở Hà
lan để triển khai hiệu quả, phù
hợpvới thực tiễn củaTP.HCM.
Ông Tùng cũng góp ý về
chuyển đổi số, theo đó cầnmột
kiến trúc tổng thể, có kiến trúc
sư trưởng, có người chịu trách
nhiệm kết nối tất cả hệ thống
công nghệ thông tin. TP.HCM
cũngcầncótrungtâmdựphòng
về an toàn thông tin, tiến tới
“dịch vụ công không cửa”, tức
người dân chỉ cần thao tác trên
mạng Internet...
TP.HCM tri ân
những đóng góp của
kiều bào
Trước những chia sẻ và góp
ý của kiều bào, Phó Chủ tịch
UBNDTP.HCMVõVănHoan
cho biết sẽ ghi nhận tất cả kiến
nghị của kiều bào để có hướng
giải quyết hoặc báo cáo, kiến
nghị trung ương các giải pháp
để tháo gỡ.
Ông nhìn nhận TP.HCMcó
nhiềuđiểmsángvề đô thị, song
nhiều vấn đề về xã hội, nhất là
các hoạt động văn hóa - giải
trí nhằm phục vụ hơn 10 triệu
dân vẫn chưa có nhiều tiến bộ.
Trong thời gian tới, TP.HCM
cần một nguồn lực đầu tư rất
lớn của tư nhân.
“Khát vọng lớn nên nhu cầu
đầu tư lớn. Do đó TP mong
muốn bà con tiếp tục quan tâm
và TP luôn sẵn sàng tạo điều
kiện” - ông khẳng định.
ÔngHoanbàytỏmongmuốn
lựclượngkiềubàovậnđộngcon
emmình trở về quê hương và
với mỗi nhu cầu, mong muốn
về điều kiện làm việc, TP sẽ
xemxét và tìm “đúng địa chỉ”
để có thể đáp ứng.
Còn Phó Bí thư Thành ủy
TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu
gửi lời cảmơn, bày tỏ sự tri ân
trướcnhữngđónggópcủa cộng
đồng người Việt Nam ở nước
ngoài góp sức cho sựphát triển
của TP.HCM.
“Dù ở nơi đâu, kiều bào
cũng hướng tấm lòng về quê
hươngđất nước, cógópýđể có
cơ chế, chính sách mang tính
đột phá cho cộng đồng người
Việt Nam ở nước ngoài trở
về tham gia đóng góp vào sự
phát triển chung của cả nước
và TP.HCM” - ông cho hay.
Ông nhắc lại và đặc biệt
nhấn mạnh sự đóng góp của
kiều bào trong đại dịch và sự
phục hồi của TP.HCM trong
năm 2022.
TheoôngNguyễnVănHiếu,
việc xây dựng, phát triển TP
văn minh, hiện đại, nghĩa tình
lànhiệmvụchính trị quan trọng
của toàn Đảng, toàn dân, toàn
hệ thống chính trị.
Ông nói: Nhiệm vụ này đòi
hỏi chúng ta phải năng động,
sáng tạohơnnữa, tập trungxây
dựng khối đại đoàn kết toàn
dân tộc, thu hút mọi nguồn lực
trong và ngoài nước.
“Tôi tin tưởng với sự quyết
tâm, chung sức, chung lòngcủa
cả hệ thống chính trị, sự quan
tâm đồng hành của đồng bào
ta ở nước ngoài sẽ tiếp thêm
nhiều động lực, cùngTPđóng
gópmạnhmẽ vào sự phát triển
chung của đất nước” - ông
gửi gắm.•
Cómột nguồn lực khổng lồhơn cảkiềuhối
Bí thưNguyễn VănNên giao lưu cùng các kiều bào tại buổi họpmặt. Ảnh: BẢOPHƯƠNG
Ở tầm vĩ mô, kiều hối góp phần nâng cao
đời sống người dân, thúc đẩy các hoạt động
mua sắm, chi tiêu; là động lực để đầu tư, sản
xuất, kinh doanh trong nước; đồng thời góp
phần ổn định nguồn ngoại tệ trong nước. Các báo cáo của Ngân
hàng Thế giới (WB) và tổ chức hợp tác quốc tế về người di cư
(KNOMAD) được công bố trên báo chí cho ra dự báo lạc quan
về kiều hối của Việt Nam (VN) năm 2022.
Theo đó, bất chấp đại dịch COVID-19 diễn ra hai năm liên
tiếp, cùng với những bất ổn về xung đột - chiến tranh trên thế
giới làm tổn thương nghiêm trọng nền kinh tế toàn cầu, dòng
kiều hối chảy từ các nước về VN vẫn khá ổn định. Tổng lượng
kiều hối thậm chí được dự báo có thể tăng trưởng 4,4% trong
năm 2022.
Thế nhưng nếu nhìn tổng thể vào cộng đồng người VN ở nước
ngoài thì chúng ta hoàn toàn có thể tạo ra một nguồn sức mạnh
vượt trên cả kiều hối. Theo thống kê gần nhất vào cuối năm 2022
của Ủy ban Nhà nước về người VN ở nước ngoài (Bộ Ngoại
giao), có khoảng 5,3 triệu người VN sinh sống và làm việc tại
hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đáng chú ý là hơn 80% kiều
bào tập trung ở các nước phát triển, trong đó có Mỹ, Nhật Bản,
Úc, Anh, Pháp, Đức và nhiều nước châu Âu khác.
Vì vậy, chúng ta có thể kỳ vọng nhiều hơn so với nguồn kiều
hối chục tỉ USD. Trước tiên là nguồn chất xám cực kỳ to lớn. Và
sau đó còn là mạng lưới các mối quan hệ khổng lồ, có thể làm
“nguồn dẫn” tri thức, nhân lực chất lượng cao, công nghệ và tài
chính ở các nước về VN.
Cụ thể, người Việt có mặt tại nhiều trường ĐH, viện nghiên
cứu hàng đầu thế giới, góp phần vào rất nhiều công trình
nghiên cứu quan trọng, không chỉ ở tầm quốc gia sở tại mà còn
rộng hơn thế. Trong danh sách 100.000 nhà khoa học có ảnh
hưởng nhất thế giới do Nhà xuất bản Elsevier (chủ cơ sở dữ liệu
Scopus, cơ sở để đánh giá xếp loại thứ hạng) công bố cuối
năm 2022 có tên nhiều nhà khoa học VN đang sống và làm
việc tại một số nước trên thế giới. Người Việt cũng làm việc ở
những công ty công nghệ khổng lồ hàng đầu, điển
hình như Amazon, Google, Apple, Meta Platforms, đồng thời
ở nhiều cơ quan, tổ chức quốc tế liên chính phủ, phi chính
phủ.
Việc VN đẩy mạnh hội nhập trong bối cảnh thế giới diễn ra
hiện tượng toàn cầu hóa mạnh mẽ đã đưa đến một cơ hội
lớn - “tuần hoàn chất xám”, tức dịch chuyển tri thức hướng
về quê hương. Theo đó, nếu biết tích hợp cơ chế thu hút,
chính sách đầu tư cùng với các phương tiện di chuyển, công
cụ giao tiếp và truyền thông kỹ thuật số thì hiện tượng “chảy
máu chất xám” vẫn có thể chuyển thành “tuần hoàn chất
xám”, tức tìm cách thôi thúc sự cống hiến, đóng góp của kiều
bào hướng về nơi “chôn nhau cắt rốn” bên cạnh việc sống,