9
Tiêu điểm
Đề xuấtmới nhất về việc đầu tư tuyếnđường sắt TP.HCM- CầnThơ
Ngày 8-1, Ban quản lý dự án đường sắt xác nhận đã có
báo cáo Bộ GTVT tình hình khảo sát, lập báo cáo nghiên
cứu tiền khả thi dự án đường sắt TP.HCM - Cần Thơ dài
hơn 174 km, đi qua sáu tỉnh, thành.
Theo đó, đơn vị tư vấn nhận định việc đầu tư tuyến
đường sắt TP.HCM - Cần Thơ là rất cần thiết để đáp ứng
nhu cầu vận tải ngày càng tăng trong tương lai. Song song
đó dự án nhằm đạt được mục tiêu tái cấu trúc đô thị và phân
bổ dân cư, lao động trên hành lang TP.HCM - Cần Thơ.
Kết quả nghiên cứu bước đầu xác định hướng tuyến của
đường sắt TP.HCM - Cần Thơ bắt đầu từ Bình Dương (ga
An Bình) đến Cần Thơ (ga Cần Thơ), dài hơn 174 km, đi
qua sáu tỉnh, thành gồm: Bình Dương, TP.HCM, Long An,
Tiền Giang, Vĩnh Long và Cần Thơ. Trên tuyến bố trí 15
ga, 11 trạm bảo dưỡng, sửa chữa, khám xe…
Tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ là đường đôi, sử
dụng khổ đường sắt tiêu chuẩn 1.435 mm - điện khí hóa,
tốc độ thiết kế khoảng 190 km/giờ cho tàu khách và 120
km/giờ cho tàu hàng. Với vận tốc trên, thời gian đi từ Cần
Thơ lên TP.HCM sẽ được rút ngắn chỉ còn 75-80 phút thay
vì đi đường bộ mất từ 3-4 giờ như hiện nay.
Công nghệ đường sắt được lựa chọn cho tuyến đường sắt
TP.HCM - Cần Thơ là đoàn tàu động lực phân tán (EMU)
cho tàu khách, đoàn tàu động lực tập trung cho tàu hàng,
tín hiệu điều khiển tàu tự động trên nền tảng thông tin vô
tuyến. Tổng mức đầu tư dự án này dự kiến là 213.948 tỉ
đồng (khoảng 9,07 tỉ USD).
Về phương án đầu tư, tư vấn nghiên cứu đề xuất đầu tư
dự án theo hình thức đối tác công tư (PPP). Trong đó, vốn
nhà nước dùng để giải phóng mặt bằng, nhà đầu tư xây
dựng hạ tầng, thử nghiệm và bàn giao lại cho Nhà nước,
theo hình thức hợp đồng BTL (xây dựng - chuyển giao -
thuê dịch vụ).
Theo Ban quản lý dự án đường sắt, tính đến cuối tháng
12-2022, đơn vị cùng tư vấn khẩn trương làm việc với các
địa phương về thống nhất phương án tuyến, vị trí ga, depot
dự án. Tuy nhiên, đến nay Ban quản lý dự án đường sắt
chưa nhận được ý kiến chính thức của UBND TP.HCM,
Bình Dương và Tiền Giang.
VIẾT LONG
THANHNHẬT
H
àng trăm hộ dân ở các
xã Duy Nghĩa, Duy Hải
(huyện Duy Xuyên) và
xã Bình Dương (huyện Thăng
Bình), tỉnh Quảng Nam thuộc
diện thu hồi đất để thực hiện
khu nghỉ dưỡng NamHội An.
Nhiều hộ dân bị ảnh hưởng
trực tiếp bởi dự án được bồi
thường, tái định cư (TĐC) bị
nợ giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất (GCN). Còn lại, hàng
trăm hộ nằm trong vùng quy
hoạch dự án thì nhà cửa đã
xuống cấp nhưng không thể
sửa chữa, xây mới.
Những căn nhà chờ sập
Căn nhà của bà Nguyễn Thị
Thu (xãDuyHải) được xây vào
những năm 1990, qua ba thập
niên nay đã xuống cấp nghiêm
trọng, gia đình nhiều lần làm
đơn xin được sửa chữa hoặc di
dời đến nơi ở mới nhưng bất
thành. Bà Thu kể: “Khoảng
16 giờ ngày 7-9-2022, khi vừa
đem đơn lên xã xin sửa nhà về
thì căn nhà đổ sập. Gạch ngói,
rui mè nằm la liệt, vương vãi
khắp nền nhà khiến tôi hoảng
loạn. Rất may, thời điểm căn
nhà đổ sập không có ai ở bên
trong nên không có thiệt hại
về người”.
Vợ chồng ông Nguyễn Dai
(xã Duy Hải) thừa kế căn nhà
cũ của cha mẹ. Theo thời gian,
các mảng tường xung quanh
căn nhà chi chít vết nứt, ẩm
mốc. Trời mưa, hai vợ chồng
và ba đứa con nhỏ phải chui
vào căn phòng chừng 10 m
2
còn lành lặn. “Mấy năm trước
gia đình có xin xây dựng kiên
cố một phần ngôi nhà để yên
tâm mỗi mùa mưa bão nhưng
khôngđược.Giờcănnhà xuống
cấp, phần mái ngói rời rạc, trời
mưanướcchảykhắpnhà, không
còn chỗ nấp” - ông Dai nói.
Không chỉ sống khổ bên dự
Hạ tầng giao thông trong các khu tái định cư chưa hoàn thiện.
Ảnh: THANHNHẬT
Dân sống tạm bợ bên dự án
tỉ đô ở Quảng Nam
Suốt nhiều nămqua, hàng trămhộ dân nằm trong vùng quy hoạch dự án tỉ 4USD
khu nghỉ dưỡng NamHội An phải sống tạmbợ trong những căn nhà rệu rã, rách nát.
Liên quan đến các khu TĐC,
KiểmtoánNhànước (KTNN) vừa
có kết luận Công ty CPĐT&PT
Kỳ Hà Chu Lai Quảng Nam đã
thu tiền sử dụng đất từ năm
2019 đến ngày 31-7-2021 của
các hộ gia đình, cá nhân TĐC là
hơn 101 tỉ đồng. Đến thời điểm
kiểmtoán(ngày31-7-2021)chưa
quản lýquangân sáchnhànước
là không đúng quy định Luật
Ngân sách 2015. KTNN đề nghị
công ty thực hiện nghiêm túc,
kịp thời kiến nghị của KTNN và
gửi chứng từ về Cục Thuế tỉnh
Quảng Nam để báo cáo.
Dừng cấp GCN vì Bộ Tài chính “tuýt còi”
Ông Cao Ngọc Tích, Tổng giám đốc Công ty CPĐT&PT Kỳ Hà
Chu Lai Quảng Nam, cho hay theo thủ tục công ty sẽ trả tiền
đất bồi thường cho người dân và người dân tự nộp cho Nhà
nước để được cấp sổ đỏ. Tuy nhiên, nhu cầu bố trí TĐC cho các
hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án lớn, kinh phí đầu tư cao, nếu
đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước sẽ gây áp lực cho
địa phương, ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư.
“UBND tỉnh đã giao cho nhà đầu tư là Công ty TNHH Phát
triển NamHội An tự bỏ vốn để thực hiện các khuTĐC. Vốn đầu
tư các khu TĐC này được hoàn trả cho nhà đầu tư bằng tiền sử
dụng đất giữ lại của các hộ dân được bố trí TĐC theo giá đất
TĐC được UBND tỉnh phê duyệt, không tính lãi vay đầu tư và
lợi nhuận của nhà đầu tư. Tất cả được thực hiện theo nội dung
đã được UBND tỉnh thống nhất bằng văn bản” - ông Tích nói.
Theo ông Tích, trong khoảng 800 hộ TĐC đã có 567 hộ dân
được cấp GCN. Trước đây, UBND tỉnh Quảng Nam có Quyết
định 1284 cho phép công ty lập thủ tục ghi thu, ghi chi để đề
nghị cấp GCN cho người dân. “Đến khi Bộ Tài chính tuýt còi
cho rằng Quảng Nam làm thủ tục ghi thu, ghi chi đối với các
khu TĐC là không được thì việc cấp GCN phải dừng lại. Mặc
dù Bộ Tài chính tuýt còi nhưng Quyết định 1284 vẫn là một cơ
chế của Nhà nước, do có sự thay đổi nên hơn 200 hộ dân vẫn
chưa nhận được GCN” - ông Tích giải thích.
Hàng trăm hộ nằm
trong vùng quy
hoạch dự án thì nhà
cửa đã xuống cấp
nhưng không thể sửa
chữa, xây mới.
án, nhiều người dân đã nhận
bồi thường, hoàn thành nghĩa
vụ và chuyển đến xây nhà tại
các khu TĐC thì đến nay vẫn
chưa nhận được GCN.
ÔngHuỳnhCôngChừng (xã
Duy Hải) nói: “Năm 2019, gia
đình tôi được cấp đất nhưng
mãi đến năm 2020 mới được
nhận tiền bồi thường. Sau khi
trừ hơn 150 triệu đồng tiền đất
TĐC, gia đình còn khoảng 800
triệu đồng để cất nhà mới. Tôi
làm nhà thiếu tiền, muốn vay
thêm một ít nhưng không có
GCN để thế chấp. Đi đòi GCN
thì họ nói khi nào có sẽ thông
báo đến nhận. Tôi cũng không
biết làm sao” - ông Chừng
buồn rầu nói.
Các bên liên quan
nói gì?
Dự án khu nghỉ dưỡng Nam
HộiAn doCông tyTNHHPhát
triển NamHộiAn làm chủ đầu
tư với tổng diện tích 985,5 ha.
Tổng mức đầu tư được tuyên
bố là 4 tỉ USD. Từ năm 2010
đến nay, dự án đã thực hiện
giải phóng mặt bằng khoảng
50% diện tích.
TheoUBNDxã DuyHải, xã
có khoảng 200 hộ nằm trong
phạm vi dự án thuộc thôn Tây
Sơn Đông và Tây Sơn Tây.
Trong đó, số hộ có nhà xây
dựng trước năm 2000 chiếm
hơn 50%, nguy cấp hơn là 123
nhà có nguy cơ sập đổ.
Ông Nguyễn Văn Thống,
Chủ tịch UBND xã Duy Hải,
cho biết các hộ dân đều mong
muốn sớm được bố trí TĐC,
ổn định đời sống. “Nếu không
giải quyết kịp thời sẽ là thiếu
sót rất lớn trong việc thực hiện
chính sách an sinh, an dân,
có nguy cơ dẫn đến tập trung
đông người khiếu kiện vượt
cấp, hình thành “điểm nóng”
về an ninh nông thôn trên địa
bàn” - ông Thống lo lắng.
Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
, ông Huỳnh Bửu,
Phó Tổng giám đốc Công ty
CPĐT&PT Kỳ Hà Chu Lai
Quảng Nam (đơn vị được
giao nhiệm vụ thực hiện
các khu TĐC), cho biết dịch
COVID-19 bùng phát nên
chủ đầu tư khu nghỉ dưỡng
Nam Hội An không tạm ứng
cho cơ quan bồi thường, bên
cạnh đó quỹ đất TĐC chưa có
và một số hộ dân đang xảy ra
tranh chấp.
“Trước năm 2020, dòng tài
chính đảm bảo, còn sau này do
dịch COVID-19 bùng phát nên
dòng tài chính trì trệ, không
đáp ứng được. Thậm chí,
nhiều trường hợp được phê
duyệt phương án bồi thường
đã lâu nhưng đến nay chưa chi
trả” - ông Bửu lý giải.
Ông Nguyễn Thế Đức, Phó
Chủ tịch UBND huyện Duy
Xuyên, thông tin hiện nay vẫn
còn 254 hộ thuộc diện TĐC
chưa nhận được GCN, hầu hết
được TĐC từ năm 2019. Quá
trình triển khai các dự án bị
vướng các quy định của luật
dẫn đến kéo dài, công ty này
đang tổng hợp hồ sơ trình Sở
TN&MT để được cấp GCN.
“Quyền lợi của người dân
nhiều năm vẫn chưa được
giải quyết tạo tâm lý bức xúc.
Người dân nhiều lần kiến nghị,
huyện cũng đã kiến nghị tỉnh
và tổ chức nhiều cuộc họp
nhưng chưa thể giải quyết rốt
ráo” - ông Đức nói.•
Căn nhà của gia đình ôngDai
ẩmmốc, bê tông bong tróc.
Ảnh: THANHNHẬT