008-2023 - page 16

16
Đài Loan căng thẳng với Bắc Kinh
chuyện tập trận
Ngày 9-1, Đài Bắc lên án việc Trung Quốc (TQ) đại lục
tập trận quân sự lần thứ hai xung quanh hòn đảo này trong
vòng chưa đầy một tháng, theo hãng tin
Reuters
.
Đài Bắc cho biết trong 24 giờ, cơ quan này đã phát hiện
57 máy bay và bốn tàu hải quân của TQ hoạt động quanh
hòn đảo, trong đó có 28 máy bay bay vào vùng nhận dạng
phòng không do lãnh thổ này thiết lập. Một số trong 28
chiếc này đã vượt qua đường trung tuyến của eo biển Đài
Loan, trong đó có các máy bay chiến đấu Su-30 và J-16.
Hai máy bay ném bom H-6 có khả năng mang vũ khí hạt
nhân được nhìn thấy bay về phía nam Đài Loan.
Ngày 8-1, Chiến khu Đông bộ của quân đội TQ xác
nhận đã tổ chức “các cuộc tuần tra sẵn sàng chiến đấu
chung và diễn tập chiến đấu thực tế” trên vùng biển và
vùng trời xung quanh Đài Loan, tập trung vào các cuộc
tấn công trên bộ và trên biển.
Đài Bắc cho rằng hòa bình và ổn định của eo biển Đài Loan
và khu vực là trách nhiệm chung của cả Đài Loan và Bắc
Kinh. Đài Loan sẽ không leo thang xung đột hay kích động
tranh chấp nhưng sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền và an ninh.
Cuối tháng trước TQ cũng có đợt tập trận tương tự và
Đài Loan cho biết đã phát hiện có 43 máy bay TQ vượt
qua đường trung tuyến.
ĐĂNG KHOA
Thái Lan rút yêu cầu du khách
phải trình thẻ vaccine
Ngày 9-1, Thái Lan rút lại quy định yêu cầu du khách
đến nước này phải trình thẻ vaccine COVID-19, chỉ hai
ngày sau khi ban hành.
Bộ trưởng Y tế Anutin Charnvirakul cho rằng việc yêu cầu
du khách xuất trình bằng chứng tiêm chủng là bất tiện và
không cần thiết, vì mức độ tiêm chủng ở Trung Quốc (TQ)
và trên toàn cầu đã đủ. Những du khách chưa được tiêm
phòng cũng sẽ được phép vào cửa mà không bị hạn chế.
Quy định này được nhà chức trách hàng không Thái
Lan thông báo ngày 7-1, dự kiến có hiệu lực từ ngày 9-1,
trong bối cảnh TQ - nơi các ca nhiễm COVID-19 đang gia
tăng vừa mở cửa biên giới ngày 8-1 và dự kiến sẽ có một
lượng lớn du khách TQ sang Thái Lan.
Theo lời ông Anutin, trong ngày 9-1, Thái Lan đã đón
chuyến bay đầu tiên chở du khách TQ đến kể từ sau đại
dịch. Theo danh sách thì Thái Lan đón khoảng 3.465 du
khách nhập cảnh trong ngày đầu tiên 9-1.
Tháng 11-2022, Thái Lan ghi nhận 1,75 triệu lượt khách,
gấp bốn lần số lượng nhận được trong cả năm 2021. Ông
Anutin cho biết Thái Lan đang hy vọng sẽ đón 7-10 triệu du
khách TQ, so với ước tính trước đó là 5 triệu.
Theo ông Anutin, đây là một dấu hiệu tốt cho ngành du
lịch của Thái Lan và sẽ giúp nền kinh tế của đất nước phục
hồi nhanh chóng sau ba năm bị dịch COVID-19 tàn phá.
THIÊN ÂN
Quốc tế -
ThứBa 10-1-2023
Những thách thức với kinh tế Mỹ
trong năm 2023
Kinh tếMỹ - đầu tàu kinh tế thế giới sẽ gặp những thách thức nào trong năm2023 này?
THẢOVY
T
ình trạng kinh tế Mỹ có
tác động mạnh đến kinh
tế các nước nên các diễn
biến xung quanh nền kinh tế
đầu tàu thế giới này rất được
quan tâm, theo dõi. Theo dự
báo của nhiều nhà kinh tế
và nhà đầu tư, sau một năm
2022 đầy biến động thì 2023
sẽ tiếp tục là một năm khó
khăn, thậm chí còn nghiêm
trọng hơn với nền kinh tế
Mỹ. GS tài chính Brian
Blank tại ĐH Mississippi
State University (Mỹ) chia
sẻ trên tờ The Conversation
rằng ông “đồng thuận với
quan điểm của hầu hết nhà
dự báo là sẽ có một cuộc suy
thoái vào một thời điểm nào
đó trong năm 2023”.
Lạm phát chưa dừng,
thất nghiệp còn tăng
Năm 2022, Mỹ chứng kiến
mức lạmphát cao kỷ lục trong
40 năm qua, bắt đầu ở mức
7,5% vào tháng 1-2022 (so
với tháng 1-2021), lên cao
nhất 9,1%vào tháng 6. Sau đó
dần giảm với mức thấp nhất
là 7,1% vào tháng 11-2022.
Tuy nhiên, dấu hiệu tích
cực của lạm phát ở những
tháng cuối năm 2022 không
đủ để Cục Dự trữ Liên bang
Mỹ (Fed) và các nhà kinh tế
tin lạm phát sẽ ổn định trong
năm 2023. Nguyên nhân có
lẽ vì cuối năm 2021, các nhà
kinh tế đã lạc quan quá mức
rằng lạm phát năm 2022 sẽ
được kiềm chế nhờ vào sự nối
lại chuỗi cung ứng toàn cầu
sau đại dịch COVID-19 và
việc người dân cắt giảm chi
tiêu. Song sự xuất hiện của
biến thể Omicron và xung
đột Nga - Ukraine làm mọi
thứ không như kỳ vọng khiến
lạmphát tăng cao kỷ lục trong
năm 2022 và Fed phải tăng
lãi suất đến bảy lần để kiềm
chế, theo tờ
The Guardian
.
Hiện Fed đã thận trọng hơn
và đặt mục tiêu tiếp tục tăng
lãi suất cho đến khi biên độ
mở rộng ở mức khoảng 5%-
5,5%. Điều này cho thấy mối
lo ngại của Fed rằng lạm phát
sẽ vẫn còn dai dẳng.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều
chuyên gia lạc quan về tình
hình lạm phát ở Mỹ trong
năm 2023. Nhà kinh tế học
Claudia Sahm, cựu chuyên
gia kinh tế của Fed, nhận định
rằng năm 2023 có vẻ tốt hơn
năm trước đó và “có nhiều
nguyên nhân để chúng ta lạc
quan”. Chẳng hạn, theo bà,
thời điểm hiện tại tình hình
dịch được kiểm soát tốt hơn,
chuỗi cung ứng cũng được
nới lỏng hơn và Mỹ đã dần
thích ứng với cú sốc trong thị
trường năng lượng do xung
đột Nga - Ukraine đem lại. Vì
thế, bà Sahm lạc quan trong
thận trọng rằng “trừ khi có
điều gì đó tồi tệ khác xảy ra
trên thế giới, còn không thì
năm 2023 là con đường để
mọi thứ trở lại bình thường”.
Về việc làm, tính đến tháng
12-2022, tỉ lệ thất nghiệp
ở Mỹ đã giảm xuống mức
3,5% - bằng tỉ lệ trước đại
dịch. Tuy nhiên, phần đông
nhà kinh tế cảnh báo rằng
thị trường lao động tại Mỹ
có thể sẽ lung lay trong năm
nay khi Fed tiếp tục thắt chặt
chính sách tiền tệ. Fed cũng
dự đoán tỉ lệ thất nghiệp khả
năng sẽ tăng lên 4,6% trong
năm 2023 khi cơ quan này
tiếp tục tăng lãi suất.
Xung đột, đại dịch và
vấn đề nguồn cung
Một phần lớn vấn đề kinh
tếMỹ đến từ việc thiếu nguồn
cung, nhiều nhà kinh tế đồng
ý điểmnày. Năm2022 thương
chiến Mỹ - Trung vẫn căng
thẳng, đỉnh điểm là ở lĩnh vực
công nghệ cao. Các động thái
của phía Mỹ như cấm nhập
khẩu thiết bị viễn thông từ
Chị Wendy Buell chuẩn bị treo biển báo bán giảmgiá trongmùa lạmphát tại một khu chợ
ở TPNorth Salt Lake, bangUtah (Mỹ) vào tháng 8-2022. Ảnh: DESERETNEWS
Tranh cãi chuyện tăng lãi suất
kiềm lạm phát
Cónhiều ý kiến trái chiều xungquanh việc Fed chủ trương
tiếp tục tăng lãi suất trong thời gian tới. Những người phản
đối cho rằng việc Fed quá thận trọng với lạm phát có thể
làm tăng tỉ lệ thất nghiệp.
Thượngnghị sĩ ElizabethWarren chỉ trích việc Chủ tịch Fed
Jerome Powell rằng“việc tăng lãi suất của ông ấy có nguy cơ
khiến hàng triệu người mất việc làm”. Giám đốc điều hành
Tesla - tỉ phú Elon Musk cho rằng Fed“đang khuếch đại quá
mức về khả năng xảy ramột cuộc suy thoái nghiêmtrọng”và
“cần cắt giảm lãi suất ngay lập tức”. Nhà kinh tế học Claudia
Sahmthì cho rằng“Fedđangbùđắpquámức cho sự lạcquan
thái quá vào năm trước của họ” và “nếu Fed thận trọng quá
mức cần thiết, tất cả chúng ta đều phải trả giá cho điều đó”.
Tuy nhiên, cũng có nhiều người ủng hộ quan điểm thận
trọng của Fed. Chủ tịch Fed Chi nhánh San Francisco Mary
Daly nói rằng: “Tôi không hiểu tại sao thị trường lại quá lạc
quan về lạm phát”.
65% người Mỹ tin rằng kinh
tếnướcnày sẽ tệhơnnữa trong
năm 2023, theo một khảo sát
do tờ
The Wall Street Journal
thực hiện hồi tháng 12-2022.
Tiêu điểm
“Chúng ta đã nghĩ
rằng nền kinh tế sẽ
đi theo hướng ổn
định nhưng rõ ràng
là nó không diễn ra
như vậy” - người
sáng lập mạng
xã hội Facebook
Mark Zuckerberg.
Tập đoàn công nghệ Huawei,
cấm TikTok, ban hành Đạo
luật Khoa học và CHIPS...
có thể đẩy căng thẳng lên
cao trong năm 2023.
Theo nhiều chuyên gia, Mỹ
nên kiểm soát tốt mối quan hệ
với Trung Quốc - một đối tác
kinh tế quan trọng để tránh
những tác động tiêu cực lên
nguồn cung.Hồi tháng6-2022,
Giamđôc điêu hanhQuỹTiền
tệ Quốc tế (IMF) Kristalina
Georgieva gợi ý rằng chính
quyền Tổng thống Joe Biden
nên dỡ bỏ các mức thuế đã
áp lên thép, nhôm và một
loạt hàng hóa Trung Quốc
trong năm năm qua để giảm
áp lực lạm phát, theo hãng
tin
Bloomberg
.
Một đe dọa khác với kinh
tế Mỹ cũng như kinh tế toàn
cầu chính là thực tế đại dịch
COVID-19 vẫn chưa kết thúc.
Biến thể XBB.1.5 tiến hóa từ
biến thể Omicron đang lan rất
nhanhởMỹ. TrungQuốc cũng
chứng kiến sự gia tăng số ca
nhiễm trong cộng đồng, làm
dấy lên lo ngại về nguy cơ
tái bùng phát cũng như gián
đoạn nguồn cung.
Bùng nổ vào tháng 2-2022
và vẫn đang tiếp diễn, xung
đột Nga - Ukraine đã gây ra
cuộc khủng hoảng về năng
lượng và lương thực toàn cầu.
Sự kết hợp giữa các biện pháp
trừng phạt từ Mỹ và phương
Tây lên Nga với sự trả đũa
từ Moscow đã đẩy giá năng
lượng và lương thực lên cao,
làm trầm trọng thêm tình hình
lạm phát.
Nhiệm vụ đặt ra cho chính
phủ Mỹ trong năm nay chính
là tìm cách bảo vệ thị trường
Mỹ khỏi tác động của cuộc
xung đột. Mỹ có thể cần các
sáng kiến ​quốc tế mới nhằm
tăng cường nguồn cung lương
thực, năng lượng và ngăn
chặn một cuộc khủng hoảng
tài chính có thể leo thang ở
các quốc gia đang phát triển.•
Hành khách trên chuyến bay của hãng XiamenAirlines
đến sân bay Suvarnabhumi ở Bangkok ngày 9-1. Ảnh: AFP
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook