019-2023 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm 2-2-2023
Tiêu điểm
BộTư pháp cho biết sau khi bỏ quy
hoạch tổng thể phát triển tổ chức
hành nghề công chứng đã xuất hiện
xu hướng các văn phòng công chứng
(VPCC) chuyển về đô thị hoặc trung
tâmcủa huyện, thị dẫnđến tình trạng
một số địa phương không có VPCC
hoạt động. Mặt khác, một sốVPCC chỉ
có một công chứng viên hành nghề
thực tế, công chứng viên hợp danh
còn lại chỉ đứng danh.
lực của giao dịch, hợp đồng phải
công chứng quy định cũng chưa
thống nhất; một số trình tự, thủ tục
công chứng không còn phù hợp với
thực tiễn, chưa tạo thuận lợi cho
tổ chức hành nghề công chứng và
người dân, doanh nghiệp...
Tính chuyên nghiệp
chưa cao
Đáng chú ý, Bộ Tư pháp đánh
giá chất lượng một số công chứng
viên và người được giao làm nhiệm
vụ công chứng còn chưa đồng đều,
có mặt còn hạn chế, tính chuyên
nghiệp chưa cao. Đặc biệt còn tình
trạng vi phạm pháp luật, đạo đức
hành nghề, cạnh tranh không lành
mạnh, chạy theo lợi nhuận gây ảnh
hưởng đến uy tín của nghề công
chứng trong xã hội...
Theo Bộ Tư pháp, ở giai đoạn
đầu thực hiện chủ trương xã hội
hóa hoạt động công chứng, tiêu
chuẩn bổ nhiệm công chứng viên
theo Luật Công chứng 2006 khá
thấp. Cụ thể, nhiều đối tượng được
miễn đào tạo nghề và đương nhiên
được bổ nhiệm không qua đào tạo,
bồi dưỡng và kỳ thi đánh giá. Điều
này dẫn đến hệ quả là số lượng
công chứng viên tăng vọt nhưng
chất lượng không cao.
LuậtCôngchứng2014đã cónhững
bước tiến đáng kể, nâng cao điều
kiện đối với đối tượng được miễn
đào tạo nghề, quy định về nghĩa
vụ bồi dưỡng nghề và tập sự hành
nghề với tất cả đối tượng muốn bổ
nhiệm công chứng viên…
Tuy nhiên, theo cơ quan chịu
trách nhiệm quản lý nhà nước về
hoạt động công chứng, nếu xét từ
góc độ vị trí, vai trò của công chứng
viên đối với sự ổn định, an toàn
của các hợp đồng, giao dịch ngày
càng có quy mô lớn, diễn ra thường
xuyên và phức tạp trong đời sống
kinh tế - xã hội thì quy định về tiêu
chuẩn bổ nhiệm công chứng viên
và hành nghề công chứng hiện nay
vẫn chưa thực sự chặt chẽ.
“Điều kiện với người được miễn
đào tạo nghề vẫn còn những điểm
bất hợp lý; chưa có quy định về thời
gian công tác pháp luật được tính
để bổ nhiệm công chứng viên dẫn
đến tình trạng không thể từ chối
ĐỨCMINH
M
ới đây, Bộ Tư pháp dự kiến
đề xuất Chính phủ trình
Quốc hội đưa dự án Luật
Công chứng (sửa đổi) vào Chương
trình xây dựng luật, pháp lệnh năm
2024. Theo đó, Quốc hội cho ý
kiến với dự án luật này tại kỳ họp
thứ 7 (tháng 5-2024) và thông qua
tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10-2024).
Nhiều điểm bất hợp lý
Lý do cần sửa đổi toàn diện Luật
Công chứng hiện hành, theo Bộ Tư
pháp, hoạt động công chứng ở Việt
Nam còn có điểm chưa phù hợp,
chưa bảo đảm điều kiện cần thiết
đáp ứng các yêu cầu đặt ra để thực
hiện công chứng nội dung.
“Công chứng viên của Việt Nam
hiện nay hầu như chỉ dựa vào giấy
tờ, tài liệu do người yêu cầu công
chứng cung cấp để xác định tính
xác thực, hợp pháp của hồ sơ yêu
cầu công chứng chứ chưa xác minh
thực tế, đánh giá về thực trạng chủ
thể, đối tượng, nội dung mà các
hợp đồng, giao dịch đề cập” - đây
là một trong những lý do Bộ Tư
pháp nêu.
Mặt khác, trong lĩnh vực chứng
thực, pháp luật hiện hành giao Phòng
Tư pháp, UBND cấp xã có quyền
chứng thực hợp đồng, giao dịch.
Tuy nhiên, trình tự, thủ tục chứng
thực lại đơn giản hơn nhiều so với
công chứng.
Bộ Tư pháp cho rằng tình trạng
này tạo ra sự bất hợp lý khi duy trì
hai loại hình hoạt động có cùng
bản chất, giá trị nhưng lại có hai
tên gọi khác nhau, do các chủ thể
khác nhau thực hiện theo các trình
tự khác nhau.
Đó là chưa kể việc tồn tại song
song hai hệ thống công chứng và
chứng thực đối với cùng một đối
tượng là hợp đồng, giao dịch còn
dẫn đến tình trạng không ít tài sản
được giao dịch nhiều lần tại cùng
một thời điểm mà không phát hiện
ra, vì cơ sở dữ liệu về công chứng
- chứng thực chưa có sự liên thông,
kết nối.
Ngoài ra, phạm vi các giao dịch
công chứng bắt buộc còn chưa thật
rõ, quy định ở nhiều văn bản pháp
luật khác nhau. Thời điểm có hiệu
Người dân làmthủ tục tại Phòng Công chứng số 4, quận Tân Bình, TP.HCM. Ảnh: HOÀNGGIANG
Đề xuất sửa đổi toàn diện
Luật Công chứng
Theo Bộ Tư pháp, hoạt động công chứng ở Việt Nam còn có điểm chưa phù hợp, cần chấn chỉnh toàn diện.
bổ nhiệm cho một số vị trí công
tác không thực sự gắn với pháp
luật” - Bộ Tư pháp cho biết.
Cạnh đó, việc không quy định giới
hạn tuổi hành nghề công chứng dẫn
đến tình trạng công chứng viên được
bổ nhiệmkhi đã cao tuổi, hoặc nhiều
công chứng viên hành nghề trong
tình trạng sức khỏe rất yếu nhưng
không đủ cơ sở để miễn nhiệm.
Thực tế cũng cho thấy pháp luật
đã “sót” quy định đối với một số
trường hợp không được bổ nhiệm
công chứng viên nên có không ít
người được bổ nhiệm nhưng không
hành nghề…•
Ông Trần Phương Bình lại bị truy tố trong vụ thất thoát 5.518 tỉ đồng
Chất lượng một số công
chứng viên còn hạn chế,
đặc biệt còn tình trạng vi
phạm pháp luật, đạo đức
hành nghề, cạnh tranh
không lành mạnh, chạy
theo lợi nhuận gây ảnh
hưởng đến uy tín của
nghề công chứng...
VKSND Tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố ông
Trần Phương Bình và bảy đồng phạm về tội vi phạm quy
định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Theo cáo trạng, thời gian làm tổng giám đốc Ngân
hàng Đông Á (DAB), phó chủ tịch HĐQT và chủ tịch
Hội đồng tín dụng DAB (2007-2013), ông Bình biết rõ
nhóm Công ty M&C không có khả năng tài chính để
chi trả cho hoạt động kinh doanh và trả nợ cho DAB.
Dù vậy, ông Bình vẫn thống nhất cho ông Phùng Ngọc
Khánh (cựu chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Công
ty M&C) lập hồ sơ khống, dùng pháp nhân nhiều công
ty không đủ điều kiện để vay vốn của DAB, sử dụng
tiền vay để trả nợ và DAB bảo lãnh thanh toán trái
phiếu trái quy định của pháp luật.
Cựu tổng giám đốc DAB đã chỉ đạo việc thực hiện hành
vi vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, cho nhóm
khách hàng của Công ty M&C vay trái quy định của pháp
luật, gây thiệt hại số tiền hơn 5.518 tỉ đồng.
Trước đó, ông Bình đã ba lần bị kết án vì những sai
phạm liên quan đến việc gây thất thoát tiền của DAB,
trong đó có hai án chung thân.
HOÀNG VIỆT
BộTưphápcũngcho rằngLuật Côngchứngvà các văn
bản hướng dẫn thi hành quy định rất nhiều hình thức
chế tài đối với công chứng viên liên quan đến vi phạm
quy định về hành nghề, đặc biệt quy định về xử lý vi
phạmvà các trường hợpmiễn nhiệmcông chứng viên.
Tuy nhiên, Luật Công chứng lại không quy định thế
nào là hành nghề công chứng dẫn đến cách hiểu và áp
dụngkhông thốngnhất đối với vấnđềnày, thiếucơsởđể
xemxét xử lý nhiều trường hợp công chứng viên không
thực hiện đúng trách nhiệm và nghĩa vụ hành nghề.
Theo bộ này, việc quy định thế nào là hành nghề
công chứng, hành nghề công chứng liên tục, thế nào
là đang hành nghề công chứng mà kiêm nhiệm công
việc thường xuyên khác... cũng được đặt ra trong quá
trình xây dựng các văn bản quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành Luật Công chứng. Đáng tiếc là đến nay các
quy định này vẫn bị bỏ ngỏ do Luật Công chứng không
quy định về vấnđề này nên các vănbảndưới luật không
có cơ sở để quy định chi tiết hay hướng dẫn cụ thể.
Cùng với đó, quy định về tập sự hành nghề công
chứng còn nhiều khoảng trống dẫn đến tình trạng
“đánh trống ghi tên”trong việc tập sự mà không có cơ
chế để kiểm soát chặt chẽ...
Ngoài ra, Luật Công chứng hiện quy định điều kiện
thành lập VPCC khá dễ dàng, đồng thời lại giao cho
các địa phương thẩm quyền quyết định việc cho phép
thành lập tổ chức hành nghề công chứng.
Sự khác nhau về tư duy chỉ đạo của lãnh đạo cấp tỉnh
dẫnđến kết quả khác nhau trongviệc quản lý hoạt động
công chứng ở địa phương. Cụ thể, cùng vấn đề thành
lập tổ chức hành nghề công chứng, có địa phương thực
hiện việc kiểm soát khá chặt chẽ về số lượng, sự phân
bố các VPCC, xây dựng các tiêu chí xét duyệt thành lập
VPCC bài bản. Tuy nhiên, nhiều địa phương khác lại có
xuhướng chophép thành lập cácVPCC tựdogiốngnhư
với các doanh nghiệp thông thường khác, để VPCC tự
do cạnh tranh và giao phó cho thị trường định đoạt,
điều tiết việc tồn tại hay chấmdứt hoạt động củaVPCC...
Luật Công chứng bỏ ngỏ nhiều quy định
ÔngTrầnPhươngBình.Ảnh:HOÀNGGIANG
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook