189-2023 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Tư23-8-2023
Tiêu điểm
Ngày 22-8, TAND tỉnh Tiền Giang xét xử sơ thẩm, tuyên
phạt bị cáo Nguyễn Thành Mạnh (22 tuổi) tù chung thân;
Nguyễn Ngọc Ty (18 tuổi) 12 năm tù, cùng về tội giết
người.
Ngoài ra, tòa còn tuyên buộc hai bị cáo liên đới bồi
thường 100 triệu đồng tổn thất tinh thần cho gia đình bị hại.
Trước đó, trong quá trình điều tra, gia đình các bị cáo đã
bồi thường 130 triệu đồng chi phí mai táng.
HĐXX nhận định: Mạnh là chủ mưu, đồng thời là người
trực tiếp thực hiện hành vi tội phạm; Ty là người giúp sức
tích cực cho Mạnh thực hiện hành vi tội phạm.
Riêng đối với Trần Minh Quân đã cho Mạnh mượn
súng và đạn dẫn đến Mạnh đã dùng súng bắn chết người,
theo HĐXX, nếu không có súng của Quân thì Mạnh và Ty
không thể gây án.
Do vậy để giải quyết vụ án khách quan, không bỏ lọt tội
phạm, HĐXX còn kiến nghị Cơ quan CSĐT Công an tỉnh
Tiền Giang tiếp tục điều tra, làm rõ hành vi cho mượn súng
và đạn dẫn đến việc Mạnh đã sử dụng súng bắn chết bị hại.
Trước đó, trong quá trình điều tra, Quân chỉ bị Công an
tỉnh Tiền Giang ra quyết định xử lý hành chính về hành vi
tàng trữ trái phép công cụ hỗ trợ.
Theo cáo trạng, tối 13-3-2022, Nguyễn Ngọc Ty chạy xe
máy chở Nguyễn Thành Mạnh và Trần Minh Quân chạy
xe máy khác cùng đi dạo trên nhiều tuyến đường ở TP Mỹ
Tho.
Đến khoảng 21 giờ 30 cùng ngày, khi đến khu vực thuộc
phường 1, TP Mỹ Tho, Mạnh nghe tiếng S (16 tuổi, ngụ xã
Mỹ Phong, TP Mỹ Tho, Tiền Giang) đang đi xe máy cùng
với bạn là T (15 tuổi, ngụ xã Bình Đức, huyện Châu Thành,
Tiền Giang) có lời nói thô tục, xúc phạm.
Mạnh kêu Ty chạy rượt đuổi theo xe của Quân để mượn
súng. Gặp Quân, Mạnh kêu Quân dừng lại, Quân mở cốp
xe thì Mạnh lấy trong cốp xe của Quân một khẩu súng. Sau
đó, Mạnh kêu Ty quay xe lại để truy đuổi S và T.
Khoảng 21 giờ 47 cùng ngày, khi gặp S và T, Mạnh ngồi
sau liền giơ súng hướng vào người của S và T bắn hai phát
đạn nhưng không trúng.
Lúc này, S chở T bỏ chạy thì Ty chở Mạnh rượt theo.
Trong lúc truy đuổi, Mạnh dùng súng bắn tiếp hai phát đạn
(một phát trúng vào lưng của S, một phát trúng vào lưng
của T) khiến S tử vong, còn T thương tích 2%.
Sau khi gây án, Mạnh gọi điện thoại gặp Quân để trả lại
khẩu súng rồi cùng Ty bỏ trốn.
Đến 6 giờ ngày 14-3-2022, Mạnh và Ty đến Công an
phường 6, TP Mỹ Tho đầu thú, giao nộp hai khẩu súng
ngắn bằng kim loại màu đen có ổ xoay, 4 vỏ đạn và 17 viên
đạn…
Kết luận giám định của Phân viện Khoa học hình sự tại
TP.HCM (Bộ Công an), hai khẩu súng trên là loại súng
nằm trong danh mục công cụ hỗ trợ, không phải súng quân
dụng; trong 17 viên đạn bị thu giữ có 15 viên đạn là đạn tự
chế, 2 viên đạn là đạn cao su…
ĐÔNG HÀ
Bị cáoNguyễn ThànhMạnh
(trái)
và bị cáoNguyễnNgọc Ty
tại tòa. Ảnh: ĐÔNGHÀ
Phạt tù chung thânkẻ dùng súngbắn chết 1 thiếuniên trênđường
Ảnh hôn lễ
của Khanh
và T. Ảnh:
NCCC
VỤ CƯỚI VỢ CHƯA ĐỦ 18 TUỔI:
Trách nhiệm
của cha, mẹ
cô dâu đến
đâu?
Chamẹ khi biết rõconchưađủ tuổi kết hôn
nhưng vẫn tổ chứcđámcưới, để con lấy vợ,
lấy chồng là cóhànhvi tổ chức tảohôn.
TAND huyện Cái Bè, Tiền Giang
HUỲNHMINHKHÁNH,
N
Pháp Luật TP.HCM
đã
thông tin, Nguyễn TuấnKhanh
ở thị xã Ngã Năm, Sóc Trăng
bị kết tội giao cấu với người từ đủ
13 tuổi đến 16 tuổi. Mức án mà tòa
phúc thẩm vừa tuyên phạt Khanh
là 18 tháng tù giam - đã giảm một
nửa so với án sơ thẩm.
Bị hại trong vụ án chính là cô gái
đã được cha mẹ tổ chức hôn lễ rồi
chung sốngmột thời gian với Khanh.
Biết con gái chưa đủ tuổi
kết hôn vẫn tổ chức
đám cưới
Tháng 11-2020, Khanh gặpTTNT
khi T cùng mẹ đến nhà Khanh thu
tiền hụi. Cả hai có tình cảm với
nhau từ đó. Hôn nhân đại sự đã có
cha mẹ lo nên tháng 3-2021, T lên
xe hoa về nhà Khanh, cùng nhau
sống đời vợ chồng.
Cuối tháng 6-2021, hai bên phát
sinhmâu thuẫn nênTvề nhà chamẹ.
Ngày 22-7-2022, mẹ của T tố cáo
Khanh có hành vi quan hệ tình dục
với T khi T chưa đủ 16 tuổi.
Theo Khanh, Khanh hoàn toàn
không biết T chưa đủ 16 tuổi khi tổ
chức lễ cưới. Khi Khanh hỏi T bao
“Cha mẹ của T nhận
thức rõ nếu hai bên đã
làm lễ cưới thì sẽ có phát
sinh quan hệ tình dục
nhưng vẫn tạo mọi điều
kiện cho Khanh thực
hiện hành vi phạm tội.”
Quyền và trách nhiệm
của gia đình bị hại
Đểbảovệquyềnvà lợi íchhợppháp
cho bị hại, ngoài việc cần có sự can
thiệp kịp thời từ phía cơ quan thực thi
pháp luật, các tổ chức xã hội thì gia
đình là yếu tố đầu tiên tác động để
đảm bảo quyền lợi cho bị hại.
Tuy nhiên, quyền luôn đi kèmtrách
nhiệm. Chamẹ bị hại có quyền tố cáo
người khác xâm hại con mình. Song
songđó, họ cũngphải có tráchnhiệm
phòng ngừa, giáo dục và định hướng
chocon;chịutráchnhiệmkhiconchưa
đủ tuổi đã tổ chức cho con lấy chồng.
Luật sư
HOÀNG KIMMINH CHÂU
,
Đoàn Luật sư TP.HCM
Muốn xử phạt phải lập biên bản vi phạm
hành chính
Cha mẹ khi biết rõ con chưa đủ tuổi kết hôn nhưng vẫn tổ chức đám
cưới, để con lấy vợ, lấy chồng là có hành vi tổ chức tảo hôn. Cha mẹ của
T biết rõ con gái mình chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định nhưng vẫn tổ
chức cho con lấy chồng.
Để có thể xử phạt hành chính đúng quy định thì ngay khi phát hiện
hành vi vi phạm, người có thẩm quyền phải lập biên bản vi phạm hành
chính. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, đối với vụ việc có nhiều tình tiết
phức tạp thì tối đa là 30 ngày kể từ ngày lập biên bản thì người có thẩm
quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm
hành chính theo quy định tại Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Luật sư
NGUYỄN SƠN LÂM
, Đoàn Luật sư TP.HCM
nhiêu tuổi thì mẹ T nói: “Sang năm
2021 là đủ 18 tuổi”. Tuy nhiên, sau
này mới phát hiện giấy khai sinh
của T ghi T sinh ngày 17-7-2005.
Trong vụ án này, các cơ quan tố
tụng chưa điều tra đối với hành vi
của cha mẹ của T. Rõ ràng việc tổ
chức lễ cưới cho con gái mình khi
biết con chưa đủ tuổi kết hôn là
hành vi vi phạm pháp luật.
Theo quy định tại điểm a khoản 1
Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình
năm 2014 thì nam, nữ kết hôn với
nhau phải tuân theo các điều kiện
là nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ
đủ 18 tuổi trở lên.
TheoThông tư liên tịch số01/2001/
TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC,
tổ chức tảo hôn là việc tổ chức cho
những người chưa đủ tuổi kết hôn
theo quy định của pháp luật hôn
nhân và gia đình lấy vợ, lấy chồng.
Người tổ chức tảo hôn biết rõ hoặc
có căn cứ để biết rõ là cả hai người
hoặc một trong hai người mà mình
tổ chức lễ cưới chưa đủ tuổi kết hôn
theo quy định…
Hành vi tổ chức tảo hôn có thể bị
xử phạt vi phạm hành chính hoặc
bị xử lý hình sự tùy theo mức độ
vi phạm.
Dấu hiệu đồng phạm
giản đơn của tội giao cấu
Theo khoản 1 Điều 58 Nghị định
82/2020 quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực bổ trợ
tư pháp; hành chính tư pháp; hôn
nhân và gia đình… thì cha mẹ của
T có thể bị phạt tiền 1-3 triệu đồng
về hành vi tổ chức tảo hôn.
Ngoài ra, hành vi tổ chức tảo hôn
còn có thể bị xử lý hình sự theo quy
định tại Điều 183 BLHS năm 2015
(sửa đổi, bổ sung năm 2017) với
mức phạt là phạt tiền 10-30 triệu
đồng hoặc phạt cải tạo không giam
giữ đến hai năm, đối với hành vi là
tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho
những người chưa đến tuổi kết hôn,
đã bị xử phạt vi phạm hành chính
về hành vi này mà còn vi phạm.
Tuy nhiên, cha mẹ của T chưa
bị xử phạt vi phạm hành chính về
hành vi tảo hôn nên không thể xử lý
về tội theo Điều 183 BLHS được.
Mặt khác, về mặt ý thức chủ quan,
cha mẹ của T nhận thức rõ nếu hai
bên đã làm lễ cưới thì giữa T và
Khanh sẽ có phát sinh quan hệ tình
dục, đồng nghĩa với việc có hành vi
vi phạm pháp luật về hình sự sẽ xảy
ra nhưng vẫn tạo mọi điều kiện cho
Khanh thực hiện hành vi phạm tội.
Việc tạo điều kiện chomột cá nhân
phạm tội của cha mẹ T đã có dấu
hiệu của đồng phạm giản đơn xảy
ra theo Điều 17 BLHS. Cụ thể, cha
mẹ của T có thể bị truy cứu trách
nhiệm hình sự về tội giao cấu với
người từ đủ 13 tuổi đến 16 tuổi với
vai trò đồng phạm là người giúp sức
cho Khanh phạm tội.•
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook