9
Thu phí cố định 3 triệu đồng/tháng
với cơ sở xả khí thải
Theo BộTài chính, đây là khoản thumới, đối tượng nộp phí
là các cơ sở xả khí thải, trong đó có các DN sản xuất gang thép,
luyện kim, sản xuất hóa chất vô cơ; thuốc bảo vệ thực vật hóa
học; phânbónvô cơ; lọc, hóadầu; nhiệt điện; sảnxuất ximăng...
Nghị định quy định xây dựng mức phí gồm hai phần, bao
gồm phí cố định sẽ thu đối với mọi cơ sở xả khí thải, để bảo
đảmchi phí xử lý các chất nằmngoài bốn chất (bụi tổng, NOx,
SOx, CO) và phí biến đổi thu bổ sung đối với các cơ sở phải
quan trắc khí thải đối với bốn chất (bụi tổng, NOx, SOx, CO).
Mức phí cố định sẽ là 3 triệu đồng/năm, được quy định theo
nămhoặc cũng có thể nộp theo quý. Đối với phí biến đổi, trên
cơ sở đề xuất của Bộ TN&MT, Bộ Tài chính đề xuất khoảng
500-800 đồng/tấn khí thải.
Thu phí bảo vệ môi trường đối với
khí thải: Cần thiết!
Theo tính toán của Bộ Tài chính, khoản thu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải mới nếu được thực hiện
sẽ giúp tăng thu ngân sách 1.200 tỉ đồng/năm.
NGUYỄNCHÂU-QUANGHUY
B
ộ Tài chính đang lấy ý
kiến góp ý với dự thảo
Nghị định quy định phí
bảo vệ môi trường (BVMT)
đối với khí thải. Trong đó,
Bộ Tài chính trình Chính phủ
quy định xây dựng mức phí
bao gồm hai phần, gồm phí
cố định thu đối với mọi cơ sở
xả khí thải và phí biến đổi thu
bổ sung đối với những cơ sở
phải quan trắc khí thải.
Thu phí là hợp lý
GS Lê Thanh Hải, Viện
trưởng Viện Môi trường và
Tài nguyên (ĐH Quốc gia
TP.HCM), đánh giá việc thu
phí BVMT đối với khí thải
là hợp lý. Tuy nhiên, cần
tính toán lại việc thu sao cho
phù hợp và hiệu quả. Cụ thể,
theo GS Hải, phí BVMT đối
với khí thải phải nộp trong kỳ
nộp phí được tính theo công
thức F = f (phí cố định) + C
(phí biến đổi).
Trong đó, phí cố định quy
định là 3 triệu đồng/năm, nếu
thu phần này có thể sẽ gây
phản ứng chomột số cơ sở nhỏ
bởi lượng khí thải xả ra của
cơ sở lớn và nhỏ khác nhau.
Ngoài ra, nghị định quy định
phí biến đổi của cơ sở xả khí
thải là tổng số phí được xác
định tại thời điểm xả khí thải
là đúng nhưng chưa đủ.
“Thực tế có rất nhiều chất
gâyônhiễmkhác rất nguyhiểm
như hơi kim loại nặng, hơi của
dung môi, hơi của acid... (về
diện) những loại này đều gây
ra ô nhiễm nhưng lại không
được tính toán. Do đó, điểm
hạn chế của nghị định này là
Ông Long cho rằng
ngoài Sở TN&MT,
Phòng TN&MT ra,
có thể cân nhắc bổ
sung Ban quản lý
các khu công nghiệp
và Ban quản lý các
khu kinh tế vì đây
là những đơn vị có
quản lý nhà nước về
bảo vệ môi trường.
Ngày 22-8, ông Trần Ngọc Tam, Chủ tịch UBND tỉnh
Bến Tre, đã trực tiếp kiểm tra tiến độ dự án đầu tư xây
dựng công trình cầu Rạch Miễu 2 (nối tỉnh Bến Tre và Tiền
Giang) và đường gom vào cầu Rạch Miễu 2.
Theo báo cáo của Ban quản lý dự án (QLDA) Mỹ Thuận
(chủ đầu tư dự án), đến nay 6/6 gói thầu của dự án đã
triển khai thi công. Trong sáu gói thầu của dự án, hai gói
thầu XL04 và XL05 đạt tiến độ thi công khá tốt. Hiện gói
XL04 thi công cầu vượt sông Mỹ Tho và đường đầu cầu
(Km7+260 - Km8+281) đạt sản lượng 56,79% và gói XL05
thi công 4,6 km phần đường Km8+281 - Km12+900, cầu
Ba Lai và cầu Tam Sơn đạt sản lượng 54,86% của gói thầu.
Về công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), theo Ban
QLDAMỹ Thuận, đến nay phía Bến Tre đã bàn giao được
9.35/9.65 km (đạt 95%); phía Tiền Giang mới bàn giao
được 3,95/7,95 km (đạt 49%); phạm vi bàn giao mặt bằng
phía Tiền Giang không liên tục, còn vướng nhiều hộ dân.
Phía Bến Tre hiện nay còn vướng khoảng 300 m GPMB,
sáu hộ dân chủ yếu tập trung tại nút giao cuối tuyến, có hai
hộ vướng mặt bằng giữa tim tuyến.
Ông Diệp Bảo Tuấn, Phó Giám đốc Ban QLDAMỹ
Thuận, cho biết tiến độ tổng thể của toàn dự án cầu Rạch
Miễu 2 đang bám sát tiến độ đã lập kế hoạch. Đặc biệt,
hạng mục cầu chính là gói thầu XL02 (xây dựng cầu dây
văng Rạch Miễu 2) nếu xong sớm nhất thì toàn bộ dự án sẽ
xong sớm.
Qua kiểm tra thực tế các gói thầu thuộc công trình cầu
Rạch Miễu 2 và đường gom đường vào cầu Rạch Miễu 2
đang thi công, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Ngọc Tam phấn
khởi cho biết tiến độ triển khai thi công dự án cầu Rạch
Miễu 2 và đường gom đường vào cầu Rạch Miễu 2 hiện
nay khá tốt.
Ông Tam đánh giá đến nay nhiều đơn vị thi công thực
hiện vượt tiến độ đề ra, như gói thầu XL05 đã vượt chỉ tiêu
2%, đó là sự cố gắng rất lớn để xây dựng cầu Rạch Miễu 2.
“Tôi tin rằng với tiến độ này vào cuối năm 2025, cầu Rạch
Miễu 2 sẽ hoàn thành” - ông Tam nói.
Về nguồn vật liệu san lấp, theo ông Tam, đây là khó khăn
chung của các dự án ở khu vực ĐBSCL. Để giải quyết một
phần khó khăn này, sắp tới tỉnh sẽ cố gắng đấu thầu các mỏ
cát mà địa phương đang có để đủ cung cấp lượng cát san
lấp các công trình dự án của tỉnh, đặc biệt là đối với công
trình cầu Rạch Miễu 2.
ĐÔNG HÀ
Chủ tịchUBND tỉnh Bến Tre TrầnNgọc Tam
(thứ ba từ trái qua)
kiểmtra dự án cầu RạchMiễu 2. Ảnh: T.TH
Chủ tịchBếnTre: Tiếnđộ thi công cầuRạchMiễu2khá tốt
chỉ thu được phí phát thải khí
thải cho một điểm mà không
thu được cho phần phát thải
về diện” - GS Hải phân tích.
Ngoài ra, GS Hải đánh giá
nghị định này khi thực hiện
sẽ thuận lợi cho việc quan
trắc môi trường tự động. Tuy
nhiên, những cơ sở thực hiện
quan trắc tự động liên tục thực
tế là còn rất ít. Với việc quan
trắc môi trường định kỳ, nghị
định này sẽ khó áp dụng do
khí thải chỉ xả vào một thời
điểm nhất định chứ không xả
liên tục. Vì vậy, việc quan trắc
sẽ không chính xác, gây khó
khăn cho người thu, đồng thời
sẽ có sự phản ứng vì việc xác
định không chính xác.
Cần tính toán lại
thời điểm thu phí
Ông Võ Đình Long, Viện
Khoa học công nghệ và quản
lý môi trường (Trường ĐH
Công nghiệp TP.HCM), cũng
cho rằng việc thu phí khí thải là
cần thiết, điều này có thể giúp
nâng cao hơn ý thức BVMT
của tổ chức, cá nhân xả thải,
đồng thời cũng giúp bổ sung
thêmnguồn ngân sách để phục
vụ cho công tác BVMT.
Tuy nhiên, theo ông Long,
nghị định cần nghiên cứu và
điều chỉnh thêmmột số vấn đề
để hoàn thiện hơn. Cụ thể, liên
quan đối tượng thu phí, cần bổ
sung thêm đối tượng chịu phí
BVMT là bụi, khí thải ra môi
trường của các dự án, cơ sở
khai thác đá (có nổ mìn). Đây
là nguồn diện, không xác định
được thiết bị nhưng là nguồn
thải bụi lớn nên cần thiết phải
đưa vào.
Liên quan đến tổ chức thu
phí, ông Long cho rằng ngoài
Sở TN&MT, Phòng TN&MT
ra, có thể cân nhắc bổ sung
thêmBan quản lý các khu công
nghiệp và ban quản lý các khu
kinh tế vì đây là những đơn vị
có quản lý nhà nước vềBVMT.
“Một vấn đề mà trong nghị
định cần quan tâm nữa là mức
phí đối với các chất gâyônhiễm
môi trường có trong khí thải
được quy định tại Điều 6 của
dự thảo nghị định quá thấp so
với mức độ tác hại của các khí
thải này. Cần tham khảo thêm
mức thu của các nước lân cận
để có cơ sở tăng thêm cho phù
hợp” - ông Long nói.
Với vai trò là doanh nghiệp
(DN), ông Đỗ Duy Thái, Chủ
tịch HĐQT Công ty CP Thép
Pomina, cho rằng dù có thu
phí gì thì thời điểm này đều
không hợp lý, vì kinh tế đang
khó khăn, sản xuất, kinh doanh
của DN đang chật vật, chưa
kịp hồi phục thì kinh tế toàn
cầu đi xuống.
“Thời điểm áp dụng thu phí
khí thải cần xemxét lại, nên thu
khi kinh tế khởi sắc, DN phục
hồi. Phí khí thải đượcChínhphủ
đưa ra thì DN chấp hành, mức
phí hợp lý thì DN đóng bình
thường nhưng thêm khoản phí
nào lúc này cũng gây áp lực đến
chi phí sản xuất. Thậm chí các
DNphải đầu tư thêm thiết bị để
giảm phát khí thải và đây sẽ là
chi phí rất lớn, tạo thêm gánh
nặng ở thời điểm hiện nay sẽ
khiến hàng hóa khó cạnh tranh
trên thị trường quốc tế” - ông
Thái nói.
Theo ông Thái, hiện nay
các nhà máy gang thép đều
phải đạt các tiêu chuẩn về môi
trường, khí thải. Thậmchí, DN
phải tiếp nhiều đoàn thanh tra
môi trường kiểm tra định kỳ.
BVMT luôn là ưu tiên của DN
nhưng các khoản thu thuế, phí
BVMT cũng phải thông tin rõ
ràng hơn, hiệu quả sử dụng các
khoản thu trên góp phần vào
BVMT ra sao, cần phải được
côngkhai,minhbạch chongười
dân và DN biết.•
Việc thu phí
bảo vệmôi
trường đối
với khí thải
mới nếu được
thực hiện sẽ
giúp tăng thu
ngân sách
1.200 tỉ
đồng/năm.
Ảnhminh
họa: TTXVN