13
VÕTHƠ
V
ợ chồng anh Võ Thanh Việt
và chị Nguyễn Thị Thu (35
tuổi, ngụ quận Tân Bình) đã
có một con gái năm nay lên 10
tuổi. Mặc dù rất muốn sinh thêm
để con “có chị, có em” nhưng sau
nhiều lần đắn đo, đến nay anh chị
vẫn chưa “chốt” được kế hoạch dù
biết mỗi năm thêm mỗi tuổi, việc
sinh đẻ sẽ khó khăn hơn.
Ngại sinh thêm vì áp lực
cuộc sống
“Lương công nhân sau bao năm
vẫn ba cọc ba đồng mà giá cả thì
năm nào cũng tăng, bởi vậy sinh
con thứ hai là việc cần tính toán kỹ.
Nếu sinh thêm chúng tôi phải có
thu nhập gấp đôi hiện giờ mới đảm
bảo được sinh hoạt gia đình, tiền
ăn học của các con. Dự định sinh
thì lâu rồi nhưng khi nào thực hiện
vẫn…chưa biết” - anh Việt chia sẻ.
Chị Thu ngồi bên góp lời: “Mỗi
tháng, chỉ riêng các khoản cứng như
tiền học, ăn uống, sữa của con đã
hơn 5 triệu đồng, bằng phần lương
của tôi. Đó là chưa kể phát sinh ngày
lễ này kia, đau bệnh phải đi bác sĩ,
lâu lâu đưa con đi chơi… Chi tiêu
còn lại trong gia đình phải co kéo
sao cho đủ từ phần lương của anh
ấy. Có thêm con thích thật nhưng
chỉ sợ lo không nổi”.
Mặc dù kinh tế thuộc diện khá
giả, gia đình hai bên thúc giục liên
tục nhưng vợ chồng chị Bùi Thu
Hà (30 tuổi, ngụ TP Thủ Đức) vẫn
chưa có ý định sinh con thứ hai.
“Công việc quá bận rộn, thường
xuyên phải đi công tác ngoại tỉnh
nên cả hai vợ chồng rất khó thu
xếp khi có con nhỏ. Giờ chỉ một
con nhưng nhiều khi chúng tôi vẫn
phải nhờ ông bà trợ giúp đưa đón,
chăm nom. Nếu sinh nữa cuộc sống
sẽ xáo trộn, bởi vậy cứ chần chừ
mãi” - chị Hà chia sẻ.
Không riêng ở nội thành, tâm lý
“lười” sinh con thứ hai ngày càng
xuất hiện nhiều kể cả vùng ngoại
thành, người dân nhập cư. Chị
Nguyễn Thanh Hằng (32 tuổi, quê
Quảng Nam, thuê nhà tại huyện
Bình Chánh), có con trai đã sáu
tuổi, song vợ chồng chị đều thống
nhất không sinh thêm.
“Nghĩ đến việc sinh con, đến giai
đoạn phải nghỉ việc ở nhà chăm con
nhỏ tôi rất sợ, gần như mọi thứ phải
làm lại từ đầu. Quan trọng nhất là
vợ chồng tôi muốn tập trung nuôi
dạy cho một con tốt nhất thay vì
sinh thêm để cả hai đều bị thiếu
hụt” - chị Hằng tâm sự.
Đề
xuất chính sách
khuyến khích sinh con
Theo thống kê của Chi cục Dân
số - Kế hoạch hóa gia đìnhTP.HCM
năm 2022, tổng tỉ suất sinh của
TP.HCM là 1,39 con/phụ nữ. Đây
là mức rất thấp so với mức sinh
thay thế của cả nước hiện nay là
2,1 con. TP.HCM đang bước sang
giai đoạn già hóa dân số với tốc
độ nhanh hơn so với cả nước, số
người cao tuổi đang chiếm hơn
11% trong khi những năm trước
chưa đến 10%.
Theo ông Phạm Chánh Trung,
Chi cục trưởng Chi cục Dân số -
Kế hoạch hóa gia đình TP.HCM,
người dân TP hiện nay đặc biệt là
các cặp vợ chồng trẻ đang phải đối
mặt với áp lực kinh tế, công việc
rất lớn dẫn đến ngại sinh thêm con
(sinh đủ hai con).
Cạnh đó, nhiều nguyên nhân
khác dẫn tới thực tế nêu trên như
chất lượng môi trường sống, áp lực
tâm lý và sức khỏe của các cặp vợ
chồng, sự thay đổi về quan điểmkết
hôn và sinh con trong thanh niên…
Ngoài ra, tình trạng phá thai, tỉ lệ
vô sinh nguyên phát, thứ phát có
xu hướng gia tăng cũng là những
TP.HCMđã đề xuất nhiều chính sách hỗ trợ như nhà ở, viện phí, học phí…để người dân an tâmsinh và nuôi dạy con.
Ảnhminh họa: NGUYỄNQUYÊN
Nhiều cặp vợ chồng sinhmột con và đợi khi có điều kiện sẽ sinh thêm
con thứ hai. Tuy nhiên, nếu khoảng cách giữa hai lần sinh quá dài có thể
sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ. Khi đó, người mẹ phải lặp lại chu trình sinh
con, nhiều người sẽ bị lạ lẫm, phải học lại một số kiến thức chăm sóc
con nhỏ. Nếu người mẹ vướng vào giai đoạn lớn tuổi sẽ dẫn đến nguy
cơ cho thai nhi, tỉ lệ khó có con lại cũng cao hơn.
Khoảng cách lý tưởng giữa các lần sinh con là từ ba đến nămnăm, thời
gian đó đủ để người mẹ phục hồi sức khỏe và quá trình nuôi con nhỏ
sẽ đỡ vất vả hơn. Nếu mẹ sinh mổ, vết sẹo cũng đã lành lại, sức khỏe tử
cung đã hồi phục để sẵn sàng mang thai.
BS CKII
BÙITHỊTHUHÀ
,
Phó Trưởng khoaChămsóc trước sinh, BV TừDũ
Tiêu điểm
Ngày 30-8, Bộ Y tế cho biết đã có văn bản đề nghị các
tỉnh, thành trên cả nước quan tâm tới công tác phòng,
chống dịch sốt xuất huyết (SXH).
Tính tích lũy từ đầu năm đến ngày 25-8, cả nước ghi
nhận 66.386 ca SXH, trong đó 14 ca tử vong đều ở khu
vực miền Nam, miền Trung và Tây Nguyên. Cụ thể, tại
Đồng Nai (4), Đắk Lắk (2), Phú Yên (2), Bình Phước
(1), Bình Thuận (1), TP.HCM (1), Khánh Hòa (1), Kiên
Giang (1) và Long An (1). So với cùng kỳ năm 2022 (với
172.567 ca mắc, 93 ca tử vong), số mắc giảm 61,5%, tử
vong giảm 79 trường hợp.
Số ca mắc SXH tám tháng đầu năm 2023 tập trung tại
Hà Nội với 5.190 ca (tăng đột biến 5,3 lần), đưa mức
tăng SXH toàn miền Bắc lên 125,2% so với cùng kỳ năm
trước. Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) nhận định nguyên
nhân gia tăng dịch SXH miền Bắc là diễn biến thời tiết
nóng ẩm, nắng mưa đan xen, tạo điều kiện thuận lợi cho
lăng quăng và muỗi truyền bệnh phát triển.
Bộ Y tế cũng dự báo trong thời gian tới chuyển mùa
mưa, số ca mắc tiếp tục có diễn biến phức tạp. Các địa
phương cần quyết liệt triển khai các biện pháp phòng,
chống dịch, đặc biệt là diệt muỗi, diệt lăng quăng, bọ gậy.
Tuýp virus gây SXH lưu hành năm 2023 chủ yếu là D1,
D2 và không có sự khác biệt với các tuýp virus lưu hành
những năm gần đây.
UBND các tỉnh, TP cần đảm bảo đủ thuốc, hóa chất, vật
tư, thiết bị phòng, chống dịch bệnh. Ngành y tế hiện có
đủ nguồn cung ứng dịch truyền Dextran - dung dịch dùng
trong điều trị sốc trên bệnh nhân SXH nặng.
THANH TÚ
Ngành y tế TP.HCM đã phối hợp
cùng các ban ngành, đoàn thể trên
địa bàn TP tổ chức chiến dịch truyền
thông lồngghépvới cungcấpdịchvụ
nâng cao chất lượng dân số tại vùng
có mức sinh thấp năm 2023.
Chiếndịchđượctriểnkhaithựchiện
tại 159 phường, xã, thị trấn trên địa
bànTP.HCMtừngày7-7đến7-9-2023.
Theođó, người dân sẽ được cung cấp
thông tin, tư vấn tầm quan trọng, ý
nghĩa của việc khám sức khỏe trước
khi kết hôn; lợi ích của tầmsoát, chẩn
đoán, điều trị các bệnh, tật trước sinh
và sơ sinh...
Đời sống xã hội -
ThứNăm31-8-2023
Ngườidânngại sinh, TP.HCMđềxuất
hỗ trợ nhà ở, viện phí
TP.HCMđược xếp vào nhóm21 địa phương cómức sinh thấp nhất cả nước và đang giảmởmức cảnh báo.
Nhằmcải thiện tình trạng này, TP đã đề xuất nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân sinh đủ hai con.
yếu tố khiến nhiều gia đình không
thể sinh con.
Ông Trung nhận định mức sinh
thấp là một bài toán rất khó, muốn
giải quyết cần sự chung tay của nhiều
bên liên quan. Trước hết, TP.HCM
cần hoàn thiện các chính sách hỗ
trợ, khuyến khích các cặp vợ chồng
sinh đủ hai con như mua nhà ở xã
hội; hỗ trợ viện phí ở lần sinh con
thứ hai; hỗ trợ chi phí khám sức
khỏe trước khi kết hôn...
Tiếp đó là những chính sách hỗ
trợ toàn diện cho các cặp vợ chồng
an tâm sinh con và nuôi dạy con
như hoàn thiện hệ thống chăm sóc
y tế - giáo dục; miễn giảm học phí;
thay đổi hình thức, thời gian trông
trẻ mầm non - mẫu giáo; miễn giảm
thuế thu nhập cá nhân; điều chỉnh
chế độ nghỉ thai sản…
“Tuy nhiên, những đề xuất trên
không đơn giản để thực hiện do đòi
hỏi phải phù hợp với điều kiện thực
tế của TP. Vì thế, đối với bài toán
nhân lực trong tương lai, TP.HCM
cần phải tính đến các chế độ an sinh
xã hội cho lực lượng lao động nhập
cư, tạo điều kiện cho họ phát triển
tốt nhất để đóng góp cho TP” - ông
Trung nhấn mạnh.•
Số camắc sốt xuất huyết ởHàNội tăng5,3 lần
Mức sinh thấp là một bài
toán rất khó, muốn giải
quyết cần sự chung tay
của nhiều bên liên quan.
Bác sĩ đang điều trị chomột bệnh nhi sốc sốt xuất huyết
tại BVNhi Trung ương. Ảnh: BVNhi Trung ương cung cấp