196-2023 - page 8

8
Đô thị -
ThứNăm31-8-2023
Với nỗ lực này, không có gì lạ
khi quận 12 là một trong những
địa phương đứng đầu về việc giải
quyết các điểm ô nhiễm rác thải
trong cộng đồng dân cư. Đặc biệt,
trong khoảng 80 “điểm đen” ô
nhiễm rác thải, quận 12 đã chuyển hóa 35 điểm thành các
công viên, khu vui chơi cho trẻ em. Trong đó có những bãi
rác hôi thối “hành” dân bao nhiêu năm bỗng trở thành
công viên rộng tới 1.000 m
2
với cây xanh, bồn hoa, thảm
cỏ mát rượi, có cả máy tập thể dục phục vụ cho cộng đồng
cư dân…
Tại TP Thủ Đức, từ năm 2019 đến nay, cũng đã xóa được
140/201 điểm rác tồn đọng, ô nhiễm. Trong đó, cũng như
quận 12, TP này đã biến hàng loạt bãi rác thành công viên,
vườn hoa, vườn rau, khu vui chơi thiếu nhi, thể dục thể thao
ngoài trời tại các phường Trường Thọ, Bình Thọ, Hiệp Bình
Chánh, Hiệp Phú…
Trên đây chỉ là hai ví dụ điển hình của việc xóa các
điểm đen
về ô nhiễm môi trường trên địa bàn TP.
Việc cải tạo những bãi rác thành công viên, điểm vui
chơi giải trí mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng
đang trở thành phong trào có sức lan tỏa rộng khắp
tại TP.HCM.
Theo Sở TN&MT TP.HCM, từ năm 2018 đến nay, TP đã
giải tỏa được 989/1.002 điểm ô nhiễm về rác thải và chuyển
hóa 243 điểm thành công viên, vườn hoa phục vụ người
dân. Riêng trong năm 2022, toàn TP phát sinh 113 điểm
ô nhiễm do tồn đọng rác thải. Các địa phương đã giải tỏa
thêm 136 điểm ô nhiễm rác thải và tiếp tục chuyển hóa thêm
50 điểm thành khu sinh hoạt cộng đồng.
Số liệu trên đây chính là “quả ngọt” sau năm năm Đảng
bộ, chính quyền và nhân dân TP thực hiện Chỉ thị 19/2018
của Thành ủy về thực hiện cuộc vận động “Người dân
TP.HCM không xả rác ra đường và kênh rạch, vì TP sạch
và giảm ngập nước”.
Đằng sau các số liệu nêu trên chính là sự nỗ lực không
ngừng nghỉ của toàn hệ thống chính trị các cấp, đặc biệt
là sự đồng tình, ủng hộ và cùng vào cuộc của người dân
TP. Những công trình hiện hữu, những môi trường sạch
đẹp, văn minh phục vụ sát sườn cho chính cuộc sống của
người dân, hơn ai hết chính là những bằng chứng thuyết
phục nhất về hiệu quả của cuộc vận động theo tinh thần
Chỉ thị 19.
Một siêu đô thị có lượng rác “khủng” với hơn 9.000 tấn/ngày,
chỉ cần người dân thiếu ý thức thì hậu quả về môi trường
là khôn lường. Qua năm năm thực hiện cuộc vận động,
những kết quả trên đã cho thấy chủ trương từ chỉ thị đã
được hiện thực hóa một cách sinh động và thuyết phục.
Kết quả đã có, quan trọng hơn nữa không chỉ là tiếp tục
phát huy thành quả, mà còn phải giữ gìn được kết quả này
để vừa làm động lực vừa tạo sức lan tỏa cho những điểm
mới phát sinh sau này.
VIỆT HOA
Nói không với sản phẩm nhựa dùng một lần
Tại buổi khảo sát, ôngNguyễnĐôngHòa, PhóTổngGiámđốcTổng Công
ty Du lịch Sài Gòn -TNHHmột thành viên (Saigontourist), cho biết thời gian
qua các nhà hàng, khách sạn trong hệ thống tổng công ty, đặc biệt trên
địa bàn TP đã thay thế ống hút nhựa bằng những sản phẩm thay thế như
ống hút gạo, giấy, cỏ lác, tre.
Theo đó, các đơn vị trong hệ thống đã giảmhơn 50% lượng rác thải nhựa
hằng tháng tại các cơ sở kinh doanh. Hiện nay, các cơ sở này chuyển sang
thay thế sử dụng bằng bình nước lớn, sử dụng các ly, bình cá nhân sử dụng
một lần để thay thế ly nhựa tại các buổi họp, hội nghị của đơn vị.“Ngoài ra,
chúng tôi còn thực hiện việc in ấn phát hành các ấn phẩm, vật phẩmquảng
bá như túi vải, bao bì, sổ tay... có thiết kế biểu tượng và nội dung thể hiện
việc bảo vệ môi trường, không xả rác thải gắn với logo của công ty để tặng
du khách. Qua đó, nhằm tạo hiệu ứng lan tỏa cuộc vận động”- ông Hòa nói.
CHÂUNGUYÊN
S
áng 30-8, UBND TP.HCM tổ
chức giám sát kết quả thực
hiện Chỉ thị 19/2018 của Thành
ủy TP.HCM về thực hiện cuộc vận
động “Người dân TP.HCM không
xả rác ra đường và kênh rạch, vì TP
sạch và giảm ngập nước” của quận
1, huyện Cần Giờ và Tổng Công ty
Du lịch Sài Gòn - TNHH một thành
viên (Saigontourist).
Xử lý được nhiều
trường hợp qua camera
Tại buổi khảo sát, bà Đoàn Thị
Ngọc Cẩm, Phó Bí thư thường trực
Huyện ủy Cần Giờ, cho biết từ năm
2021 đến nay, huyện đã tiếp nhận
107 trường hợp phản ánh về môi
trường. Theo đó, các đơn vị chức
năng đã tiến hành kiểm tra, kịp thời
xử lý lập biên bản nhắc nhở với
43 trường hợp vi phạm về vệ sinh
môi trường.
Ngoài ra, UBND huyện đã triển
khai vận động người dân lắp đặt
camera giám sát an ninh trật tự kết
hợp giám sát vệ sinh môi trường trên
địa bàn, đến nay đã lắp đặt được 32
camera giám sát. Theo đó, thực tế từ
camera giám sát đã phát hiện được
nhiều trường hợp vi phạm về vệ sinh
môi trường.
Trưởng Ban Dân vận Quận ủy
quận 1 Nguyễn Kim Đức thông tin
tại buổi khảo sát: Trong thời gian
qua quận 1 đã thực hiện nạo vét hệ
thống thoát nước, quét dọn, thu gom
rác dưới gầm cầu. Ngoài ra, quận
còn lắp đặt 635 thùng rác 50 lít, 341
thùng rác 95 lít.
Bên cạnh đó, dọc theo tuyến kênh
Nhiêu Lộc - Thị Nghè và kênh Tàu
Hủ - Bến Nghé, quận đã tổ chức triển
khai tuyên truyền treo bảng thông tin
cấm người dân câu cá, tụ tập buôn
bán và cấm đậu xe. Theo đó, quận
đã xử lý 40 trường hợp câu cá trái
phép trên tuyến Hoàng Sa, xử phạt
các hành vi xả rác, tắm dưới kênh,
TP.HCM cần tăng
cường camera để
xử nạn đổ trộm rác
Thực tế đã có nhiều địa phương nhắc nhở, xử phạt hành vi xả rác
không đúng nơi quy định thông qua camera.
không để phát sinh điểm phức tạp
về trật tự đô thị, vệ sinh môi trường.
Theo Sở TN&MT, từ năm 2021
đến nay, các địa phương, đơn vị đã
thực hiện có hiệu quả trong việc tổ
chức thực hiện Chỉ thị 19, nhiều
mô hình cũng như giải pháp hay đã
được áp dụng để giảm thiểu ô nhiễm
môi trường.
Đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin
trong lĩnh vực môi trường
Bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ, Phó
Giám đốc Sở TN&MT, cho biết
tháng 7-2020, Sở TN&MT đã tham
mưu UBND TP hướng dẫn thực
hiện sử dụng hình ảnh qua camera
để xử lý những vi phạm trong lĩnh
vực môi trường. Cụ thể, sở đã trình
UBND TP hướng dẫn việc xử lý
đối với những trường hợp xả rác
không đúng nơi quy định bị phát
hiện qua camera. Theo đó, nếu
phát hiện lần đầu, địa phương sẽ
gặp gỡ và nhắc nhở, trao đổi với
người vi phạm, lần hai mới thực
hiện xử phạt.
“Thực tế, trên địa bàn quận 7 đã sử
dụng hình ảnh camera để truy được
biển số xe và nhà của người vi phạm
quy định về việc bỏ rác không đúng
nơi quy định. Sau khi xác định được
đối tượng vi phạm, địa phương đã
yêu cầu người vi phạm mang rác về
nhà và dọn vệ sinh tại khu vực đó”
- bà Mỹ nêu một trường hợp cụ thể.
Tại buổi giám sát, Phó Chủ tịch
UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường
đánh giá cao các công trình, mô
hình giải pháp của các địa phương.
Điển hình như công trình cải tạo
mảng tường cũ thành tác phẩm
tuyên truyền và xây dựng mảng
xanh khu dân cư ở quận 1. Cùng
với đó, quận 1 cũng có mô hình
tuyên truyền vận động, xã hội hóa
nhà vệ sinh công cộng ở nhiều nơi.
Hay như tại huyện Cần Giờ có mô
hình chuyển hóa điểm có nguy cơ
ô nhiễm thành điểm sinh hoạt công
cộng, sân chơi thiếu nhi và chương
trình “Hãy làm sạch biển”.
Để thực hiện có hiệu quả hơn nữa
Chỉ thị 19, ông Bùi Xuân Cường chỉ
đạo các địa phương, đơn vị nghiên
cứu ứng dụng công nghệ thông tin
trong tiếp nhận, phản ánh của người
dân về tình trạng xả rác ra đường
và kênh rạch. Đồng thời, chú trọng
công tác xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực môi trường, trong đó
cần triển khai sử dụng hình ảnh trích
xuất từ hệ thống camera giám sát để
xử lý hành vi vi phạm.
“Các địa phương cũng cần chủ
động rà soát, đầu tư cơ sở vật chất,
hạ tầng kỹ thuật để phục vụ công tác
tiếp nhận, lưu chứa và vận chuyển
các loại rác sau khi phân loại từ hộ
gia đình về nơi xử lý đúng quy định.
Các địa phương cần tiếp tục đầu tư
thêm nhà vệ sinh công cộng, thùng
rác công cộng tại các khu vực cần
thiết để đáp ứng nhu cầu của người
dân trên địa bàn và du khách” - ông
Cường nhấn mạnh.•
KênhNhiêu Lộc - Thị Nghè được tổ chức vớt rác thường xuyên. Ảnh: CHÂUNGUYÊN
“Tại quận 7 đã sử dụng
hình ảnh camera để truy
được biển số xe và nhà
của người vi phạm quy
định về việc bỏ rác không
đúng nơi quy định.
Sau khi xác định được
đối tượng vi phạm, địa
phương đã yêu cầu người
vi phạmmang rác về nhà
và dọn vệ sinh tại khu
vực đó.”
“Chuyển” rác thànhhoa
(Tiếp theo trang1)
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook