6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm31-8-2023
việc thỏa thuận về nhận QSDĐ
hoặc đang có QSDĐ (Điều 127
dự thảo luật).
Chủ nhiệmỦy banKinh tế củaQH
Vũ Hồng Thanh cho hay vấn đề này
đang có hai loại ý kiến khác nhau.
Theo ý kiến thứ nhất thì nhà
đầu tư được thỏa thuận về nhận
QSDĐ hoặc sử dụng QSDĐ đang
có đối với đất ở (hoặc đất ở và
đất khác) để thực hiện dự án nhà
ở thương mại.
Theo ôngThanh, quy định như vậy
tiếp tục kế thừa quy định tại khoản
1 Điều 23 Luật Nhà ở (được sửa
đổi, bổ sung năm 2022) nhưng lại
mở rộng hơn so với khoản 4 Điều
23 Luật Nhà ở hiện hành khi được
nhận thỏa thuận về QSDĐ không
chỉ đối với đất ở mà còn đối với
đất hỗn hợp có đất ở và đất khác.
Loại ý kiến thứ hai đề nghị quy
định theo hướng chặt chẽ hơn phạm
vi đất hỗn hợp thực hiện dự án nhà
ở thương mại là đất ở và đất phi
nông nghiệp không phải đất ở, đã
nộp tiền sử dụng đất hoặc nộp tiền
thuê đất một lần.
“Quy định như vậy thu hẹp hơn
quy định hiện hành đối với trường
hợp nhà đầu tư sử dụng QSDĐ đang
có nhưng mở rộng hơn về trường
hợp được thỏa thuận về nhận chuyển
nhượng QSDĐ thực hiện dự án nhà
ở thương mại” - ông Thanh nêu.
Góp ý nội dung này, ĐB Nguyễn
Công Long (Đồng Nai) cho rằng
phương án 1 là nội dung không
mới, từng có nhiều tranh luận khi
QH xem xét sửa Luật Nhà ở tại kỳ
họp bất thường lần thứ nhất. Khi
đó, nội dung này được thiết kế theo
hướng cho phép xây dựng nhà ở
thương mại trên đất không phải
đất ở. Sau đó, Ủy ban Thường vụ
QH đã nêu rõ quan điểm “không
bổ sung hình thức sử dụng đất
không phải là đất ở xây dựng nhà ở
thương mại tránh xảy ra tình trạng
trục lợi chính sách, gây thất thoát
ngân sách nhà nước”.
“Quy định như thế này thì doanh
nghiệp, nhà đầu tư bất động sản có
quyền mua hết đất nông nghiệp, đất
rừng chuyển sang mục đích xây dự
án thương mại” - ĐB Long cảnh báo
và nhấn mạnh nó chỉ “thỏa mãn cho
doanh nghiệp kinh doanh bất động
sản”, không giải quyết được vấn đề
chênh lệch địa tô, đồng thời mâu
thuẫn với nguyên tắc sử dụng đất
(tại Điều 5 dự thảo luật) là phải phù
hợp với mục đích sử dụng.
Theo đó, ĐB Long đề nghị cần
cân nhắc cả hai phương án vì đều
không chặt chẽ, có lỗ hổng dễ bị lợi
dụng để biến các loại đất khác như
đất danh lam thắng cảnh, di tích lịch
sử… thành đất dự án thương mại.
Liên quan đến cơ chế thỏa thuận,
Bộ trưởng Bộ TN&MTĐặng Quốc
Khánh cho haymột số ý kiếnĐBQH
đề xuất khi dự án thỏa thuận được
70%-80%, phần còn lại Nhà nước
đứng ra thu hồi. “Liệu chúng ta có
làm được một việc mà đầu là áp
dụng nguyên tắc dân sự, đuôi là
hành chính không? Về việc này, tại
phiên làm việc của Ủy ban Thường
vụ QHmới đây, Chủ tịch QH đã chỉ
rõ làm gì cũng phải đúng quy định
của pháp luật” - ông Khánh nói.
Cần có biện pháp thu
chênh lệch địa tô
Tại hội nghị, ĐB Trần Văn Lâm
(Bắc Giang) cho hay có một số nội
dung trong dự thảo Luật Đất đai
(sửa đổi) chưa cụ thể hóa các quan
TRỌNGPHÚ
S
áng 30-8, Hội nghị đại biểu
Quốc hội (ĐBQH) chuyên
trách lần thứ tư đã thảo luận
về một số vấn đề lớn còn ý kiến
khác nhau của dự án Luật Đất đai
(sửa đổi), trong đó có các nội dung
như quy định thỏa thuận nhận quyền
sử dụng đất (QSDĐ) để làm dự án
thương mại và điều tiết chênh lệch
địa tô với các khu đất sau khi có
quy hoạch, hạ tầng…
Quy định thực hiện dự án
theo cơ chế thỏa thuận
còn lỗ hổng
Tại hội nghị, nhiều ĐBQH đặc
biệt quan tâm đến nội dung sử
dụng đất để thực hiện dự án phát
triển kinh tế - xã hội thông qua
Đại biểuQuốc hội Trần Văn Lâm (Bắc Giang) đặt vấn đề về việc thu chênh lệch địa tô. Ảnh: quochoi.vn
ĐBQH đề
xuất cơ chế
để Nhà nước
thu chênh
lệch địa tô
Đại biểuQuốc hội đề xuất đối với đất
được hưởng lợi từ đầu tư hạ tầng của Nhà
nước mà chuyển nhượng thì phải nộp
phần chênh lệch địa tô vào ngân sách.
điểm, chủ trương của Nghị quyết
18-NQ/TW, đó là quan điểm Nhà
nước có trách nhiệm điều tiết giá
trị tăng thêm từ đất không phải do
người sử dụng đất tạo ra để đảm bảo
công bằng, công khai, minh bạch.
Theo ĐB Lâm, chủ trương điều tiết
địa tô chênh lệch đã thể chế một
phần tại dự thảo luật như các quy
định về việc giao đất, chuyển mục
đích sử dụng đất thực hiện thông
qua đấu giá đất, đấu thầu dự án.
Tuy nhiên, đối với dự án không
qua đấu giá, đấu thầu thì đến nay
chưa có cơ chế rõ ràng để điều tiết
chênh lệch địa tô.
“Cụ thể nhiều khu đất, chủ thể
sử dụng đất được hưởng lợi từ
quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng
làm thay đổi hạng đất, giá trị đất.
Chênh lệch giá đất trước và sau khi
mở đường, hay quy hoạch đường…
chưa có cơ chế cụ thể để điều tiết”
- ĐB Lâm nói.
Từ đó, vị ĐBQH tỉnh Bắc Giang
đề nghị đối với phần đất không bị
giải phóng mặt bằng được tăng giá
trị khi quy hoạch, hoặc đầu tư hạ
tầng thì cần ghi vào giấy tờ sử dụng
đất. Nếu chủ thể sử dụng đất tiếp
tục sử dụng thì chưa thu chênh lệch
địa tô nhưng nếu giao dịch, chuyển
nhượng thì thu phần chênh lệch địa
tô vào ngân sách.•
Cùng liên quan đến điều tiết chênh lệch địa tô, ĐB
Lê Thanh Hoàn (Thanh Hóa) đề nghị thu phí cơ sở hạ
tầng đối với các khu đất, chủ sử dụng đất được hưởng
lợi trực tiếp khi Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng. “Thực
tế, nhiều dự án nhà ở được hưởng lợi từ việc đầu tư của
Nhà nước vào cơ sở hạ tầng, người mua nhà thường
gián tiếp phải trả do giá nhà tăng theo những tiện ích
công cộng đó. Tuy nhiên, người được hưởng lợi lại
không phải là Nhà nước mà chỉ là các chủ đầu tư dự
án
”
- ông Hoàn lập luận.
Theo ĐB Hoàn, mức phí cơ sở hạ tầng có thể được
tính toán dựa trên tỉ lệ chi phí đầu tư hạ tầng hoặc trên
mức tăng giá trị đất thực tế hoặc dựa vào chính bảng
giá đất do chính quyền địa phương ban hành, trên
cơ sở so sánh với vị trí cũ của khu đất. Khoản phí này
có thể thanh toán một lần hoặc phải nộp trong một
khoảng thời gian nhất định để có thể được chuyển
nhượng hoặc cấp phép xây dựng các tòa nhà. Số tiền
thu được có thể dùng để tăng chi hỗ trợ cho những
người có đất bị thu hồi và để tiếp tục đầu tư phát triển
cơ sở hạ tầng mới.
Giải trình thêm về nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban
Kinh tế của QH Vũ Hồng Thanh cho biết Ủy ban Kinh
tế và Bộ TN&MT sẽ rà soát, nghiên cứu để có cơ chế xử
lý, điều tiết được phần chênh lệch địa tô, thumột phần
về cho ngân sách nhà nước.
“Chênh lệch giá đất trước
và sau khi mở đường,
hay quy hoạch đường…
chưa có cơ chế cụ thể để
điều tiết” - ĐBQH Trần
Văn Lâm nói.
Vụ án “em chưa 16”: Tòa bác đơn xin hoãn chấp hành án phạt tù
Ngày 30-8, TAND thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng) ban
hành thông báo không chấp nhận đơn xin hoãn chấp hành
án phạt tù đối với Nguyễn Tuấn Khanh (30 tuổi), người bị
kết tội giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi
trong vụ án “em chưa 16”.
Theo thông báo, TAND thị xã Ngã Năm cho biết có
nhận được đơn xin hoãn chấp hành án phạt tù của Khanh
với lý do là chờ kết quả xem xét đơn xin giám đốc thẩm.
TAND thị xã Ngã Năm xét thấy: “Đối chiếu với quy
định tại điểm c khoản 1 Điều 67 BLHS thì ông Khanh
không thuộc trường hợp được hoãn chấp hành án phạt tù
với lý do chờ kết quả xem xét giám đốc thẩm. Cho nên
TAND thị xã Ngã Năm không chấp nhận cho ông hoãn
chấp hành án phạt tù”.
Như đã thông tin, tháng 11-2020, Nguyễn Tuấn Khanh
và TTNT quen biết rồi có cảm tình với nhau. Đến tháng
3-2021, hai bên gia đình tổ chức lễ cưới.
Sau lễ cưới, cả hai sống đời vợ chồng tại nhà của
Khanh. Cuối tháng 6-2021, họ xảy ra mâu thuẫn nên T về
nhà cha mẹ.
Ngày 22-7-2022, mẹ của T tố cáo Khanh quan hệ tình
dục với T khi T chưa đủ 16 tuổi.
Tháng 5-2023, Khanh bị TAND thị xã Ngã Năm kết tội
giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi với mức
án ba năm tù. Sau đó, TAND tỉnh Sóc Trăng giảm án cho
Khanh chỉ còn 18 tháng tù.
Theo Khanh, Khanh hoàn toàn không biết T chưa đủ 16
tuổi khi tổ chức lễ cưới. Khi Khanh hỏi T bao nhiêu tuổi
thì mẹ T nói: “Sang năm 2021 là đủ 18 tuổi”. Tuy nhiên,
sau này mới phát hiện giấy khai sinh của T ghi T sinh
ngày 17-7-2005.
CHÂU ANH
ẢnhđámcướicủaKhanhvàT.Ảnh:NVCC
Sử dụng phần thu chênh lệch địa tô ra sao?