196-2023 - page 9

9
Thu phí thử nghiệm trước khi nhân rộng
Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng đã triển khai mô hình thu phí vỉa hè hiệu
quả. Hoạt động kinh tế vỉa hè là một phần của nền kinh tế, tác động trực
tiếp đến nền kinh tế quận. Đồng thời, kinh tế vỉa hè giải quyết việc làmcho
người lao động tự nuôi sống bản thân và gia đình.
Dođó,TP.HCMmuốn ápdụng, thuphí vỉa hè cần xemxét, điều tra tổng thể
toàn bộ hoạt động vỉa hè, xu hướng hành vi của người tiêu dùng để có giải
pháp cụ thể. Với đặc thù về đô thị,TP.HCMcần xây dựng và thử nghiệm trên
một khu vực cụ thể như phường hay tổ dân phố trước khi triển khai nhân
rộng. Sau đó, TP cần có chính sách, đề xuất ra một số giải pháp phù hợp.
TS
BÙI NGỌC NHƯ NGUYỆT
,
Chánh văn phòng Viện Nghiên cứu
phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng
Mở rộng mô hình
“phố hàng rong”
Góp ý tại hội thảo, TS Dư Phước
Tân, chuyên gia đô thị, Viện Nghiên
cứu phát triển TP cũng đưa ra một số
giải pháp để quản lý vỉa hè đạt hiệu
quả, bền vững. TS Tân cho rằng thời
gian qua, kinh tế vỉa hè vẫn đang tạo
thu nhập cho người dân, giải quyết
việc làm cho người dân nhưng lại
gây mất trật tự và gây ùn tắc giao
thông. Vì vậy, cần giải pháp làm
sao để việc sử dụng vỉa hè không
gây ùn tắc giao thông, đảm bảo an
ninh trật tự và là “kế sinh nhai” cho
người dân.
TS Tân lấy ví dụ ở Thái Lan đã
sắp xếp, thu phí vỉa hè có hiệu quả
bằng cách tổ chức sắp xếp vỉa hè, xử
phạt nếu có vi phạm. Tại Singgapore
cũng cómô hình bố trí, chuyển những
người bán hàng rong ở vỉa hè, lòng
đường đến trung tâm ăn uống được
xây dựng phù hợp…
Vì vậy, TS Tân cho rằng TP
cần khoanh vùng lại và xác định
khu vực nào cho phép, khu vực
nào không. Đặc biệt, TP phải đặt
sự công bằng giữa những người
đóng phí và không đóng phí. TP
cũng nên ưu tiên lựa chọn những
người bán hàng rong trung niên
ưu tiên đưa vào các khu quy hoạch
tập trung (phố hàng rong), nhất
là người được xem là nguồn thu
nhập chính của hộ gia đình. Khi
di chuyển những người bán hàng
rong vào phố hàng rong, chính
quyền cũng cân kiêm soat đia
điêm ban hang rong cu đê tranh
lân chiêm mơi.
“UBND TP cần tiến hành tổng
kết mô hình thí điểm phố hàng
rong trên địa bàn quận 1 qua tám
năm thực hiện. Đồng thời, mạnh
dạn nghiên cứu, cho phép thí điểm
mô hình mới với quy mô lớn hơn
(như khu hàng rong) sao cho phù
hợp với đặc điểm tình hình tại TP”
- TS Tân nói.
Thu phí để đảm bảo
công bằng
Với đề xuất thu phí vỉa hè, đại
diện Trung tâm Quản lý giao thông
đường bộ, Sở GTVTTP cho biết tình
trạng tái chiếm vỉa hè vẫn tiếp tục
diễn ra. Vì vậy, trung tâm đề nghị
TP cần có phương pháp quản lý
riêng, ban hành danh mục thu phí,
phạm vi và những tuyến đường có
thu phí vỉa hè.
Đại diện UBND quận 3 cũng
cho biết quận thường xuyên nhận
được phản ánh của người dân về
việc lấn chiếm vỉa hè, quận cũng
đã xử lý, tuy nhiên đa phần đều là
hàng rong “di động”. Đại diện quận
ĐÀOTRANG-NHẬTDIỄM
S
áng 30-8, Viện Nghiên cứu
phát triển TP.HCM đã tổ chức
Hội thảo khoa học Giải pháp
quản lý và khai thác vỉa hè trên
địa bàn TP. Hội thảo nhằm lấy ý
kiến góp ý của các sở, ngành, địa
phương, chuyên gia về việc quản lý,
tổ chức thu phí tạm thời một phần
lòng đường, vỉa hè.
Kinh tế vỉa hè không còn
xa lạ
Phát biểu tại hội thảo, ông Phạm
BìnhAn, Phó Viện trưởng phụ trách
Viện Nghiên cứu phát triển TP, cho
biết vỉa hè là một phần không gian
công cộng quan trọng của đô thị,
không chỉ là nơi bố trí hạ tầng kỹ
thuật, cây xanh hay dành cho người
đi bộ, mà còn là nơi diễn ra dòng
chảy về kinh tế chính thức và phi
chính thức với các hoạt động mua
bán, dịch vụ rất đa dạng.
Theo ông An, khi các hoạt động
diễn ra trên vỉa hè được đưa vào
khuôn khổ sẽ vừa đảm bảo trật tự
mỹ quan đô thị, vừa chia sẻ lợi ích.
Đồng thời khi khai thác cần làm từng
bước chắc chắn và không nên theo
phong trào.
Bà Đào Thị Hồng Hoa, Phó
Trưởng phòng Phụ trách nghiên
cứu quản lý đô thị Viện Nghiên
cứu phát triển TP, cho biết kinh
tế vỉa hè không còn xa lạ với các
nước trên thế giới, song việc quản
lý vỉa hè là vô cùng quan trọng bởi
nó cung ứng hơn 20% việc làm cho
người dân.
“Do đó, việc quản lý vỉa hè là bài
toán khó. Để đảm bảo quản lý vỉa
hè, TP cần có nhiều giải pháp, tùy
theo từng giai đoạn cần ưu tiên phát
triển sao cho phù hợp. Quyết định
32 của UBND TP đã ghi nhận một
số hoạt động trên vỉa hè so với quyết
định trước đó. Hiện Sở Tư pháp và
một số ngành ở TP đang thẩm định
đề án và dự kiến trình HĐND TP
thông qua đề án và mức phí trong
thời gian tới” - bà Hoa nói.
TìnhtrạnglấnchiếmvỉahètrênđườngNguyễnSiêu,quận1.Ảnh:ĐÀOTRANG
Thu phí vỉa hè thế nào cho hợp lý?
Chính quyền địa phương, chuyên gia cho rằng TP.HCMcần thiết phải thu phí, tổ chức sắp xếp lại vỉa hè
để đảmbảomỹ quan đô thị.
3 cho rằng TP cần triển khai thu
phí, tổ chức sắp xếp có hiệu quả
để đảm bảo mỹ quan đô thị, việc
này cũng mang lại nguồn kinh phí
để duy tu vỉa hè.
Trong khi đó, đại diệnUBNDquận
4 cho biết một số địa phương quản
lý vỉa hè không hiệu quả do còn vấn
đề “lợi ích” hoặc mức lương của lực
lượng trật tự đô thị quá thấp. Vì vậy,
quận 4 đề xuất TP cân nhắc mức
lương cho lực lượng này để mang
lại hiệu quả hơn khi triển khai thu
phí vỉa hè.
Theo đại diện Công an TP, lực
lượng công an sẽ phối hợp kiểm
tra và xử lý trật tự vỉa hè trên cơ
sở đảm bảo quyền và lợi ích cho
người dân. Tuy nhiên, trong quá
trình triển khai cần huy động cả
hệ thống chính trị vào cuộc, quản
lý và nêu rõ trách nhiệm của từng
đơn vị. Trước hết, ngoài lực lượng
chuyên trách như công an, Sở
GTVT, trật tự đô thị thì các địa
phương phải chịu trách nhiệm
chính trong việc quản lý, đảm bảo
mỹ quan đô thị gắn với việc đảm
bảo kinh tế vỉa hè, kinh tế đêm ở
địa phương mình.•
Long An: Khánh thành cầu 150 tỉ bắc qua sông Cần Giuộc
Khi các hoạt động diễn ra
trên vỉa hè được đưa vào
khuôn khổ, điều đó
sẽ vừa đảm bảo trật tự
mỹ quan đô thị, vừa chia
sẻ lợi ích.
Sáng 30-8, UBND huyện Cần Giuộc (Long An) tổ chức
khánh thành đưa vào sử dụng cầu Cần Giuộc. Đến dự lễ khánh
thành có ông Trương Hòa Bình, nguyên Uỷ viên Bộ Chính
trị, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ; ông Nguyễn Văn
Được, Bí thư Tỉnh ủy Long An; cùng các nguyên lãnh đạo
tỉnh, các sở, ngành, địa phương.
Ông Trương Thanh Liêm, Bí thư Huyện ủy Cần Giuộc, cho
biết việc đi lại của người dân trên địa bàn huyện nói chung
và vùng hạ nói riêng hết sức khó khăn, chỉ có duy nhất một
điểm kết nối trên đường ĐT.830 thông qua cầu Thủ Bộ (nối
xã Long An và Long Phụng). Vị trí này nằm cách xa khu
vực trung tâm của huyện, người dân ở các xã như Long Hậu,
Phước Lại, Phước Vĩnh Tây, Phước Vĩnh Đông muốn qua thị
trấn Cần Giuộc chỉ di chuyển bằng phương tiện phà. Vì vậy,
nhân dân hai bờ sông luôn khao khát, mong ước có một cây
cầu bắc qua sông Cần Giuộc, nối liền các xã vùng hạ với thị
trấn để thuận tiện cho việc đi lại và phát triển kinh tế.
“Nhiệm kỳ 2020-2025, Đảng bộ huyện có những định
hướng quyết tâm tạo bước đột phá để chuyển sang giai
đoạn phát triển mới. Trong đó, việc đầu tư hạ tầng giao
thông được xem là một trong những giải pháp tối ưu.
Huyện đặc biệt chú trọng xây mới, nâng cấp, mở rộng
cầu, đường giao thông trên địa bàn nhằm phục vụ tốt hơn
nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân” - ông
Liêm nhấn mạnh.
Ông Lê Văn Lý (xã Phước Lại) vui mừng chia sẻ:
“Người dân chúng tôi rất vui mừng khi cây cầu hoàn
thành. Từ bao đời qua, người dân trong huyện khi di
chuyển bằng phà Tân Thanh nối hai bờ thị trấn Cần Giuộc
và xã Phước Lại gặp nhiều bất tiện. Công trình này đáp
ứng niềm mong đợi của tất cả người dân. Từ đó, tạo nên
một diện mạo mới, đóng góp quan trọng vào sự phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương”.
Cầu Cần Giuộc có tổng chiều dài 417 m, bề rộng toàn cầu
8 m, đường dẫn vào cầu có tổng chiều dài 184 m. Cầu gồm
năm nhịp, tải trọng thiết kế 18 tấn, mặt đường láng nhựa và
hệ thống chiếu sáng. Tổng mức đầu tư công trình là 150 tỉ
đồng bằng nguồn ngân sách địa phương.
HUỲNH DU
CácđạibiểuthamdựcắtbăngkhánhthànhcầuCầnGiuộc.
Ảnh:HUỲNHDU
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook