11
Kinh tế -
ThứSáu 8-9-2023
Du lịch Việt chuyển đổi số
để bứt phá
Ngành du lịch Việt Namđang tập trung phát triển du lịch thôngminh nhằmnâng cao năng lực quản lý
nhà nước cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành.
THUTRINH
N
gày7-9,BộVH-TT&DL
phối hợp với UBND
TP.HCM tổ chức Diễn
đàn cấp cao “Chuyển đổi số
thúc đẩy phát triển du lịch”.
Diễn đàn có sự tham dự của
PhóThủ tướngTrầnHồngHà;
lãnh đạoBộVH-TT&DLViệt
Nam; Phó Chủ tịch UBND
TP.HCM Dương Anh Đức;
ông Sok Soken, Bộ trưởng
Bộ Du lịch, Vương quốc
Campuhia; ông Ounethouang
KhaoPhanh, Thứ trưởng Bộ
Thông tinVăn hóa và Du lịch,
CHDCND Lào…
Doanh nghiệp
chuyển mình nhưng
gặp khó
Nói về quá trình chuyển đổi
số tại doanh nghiệp (DN), bà
Đoàn Thị Thanh Trà, Giám
đốc tiếp thị truyền thôngCông
ty TNHH MTV Dịch vụ lữ
hành Saigontourist, cho biết
DN có thể phải đối mặt thêm
nhiều khó khăn nếu không
thay đổi cách nhìn nhận về
mô hình quản lý truyền thống
và chuyển đổi toàn diện sang
việc vận hành hoàn toàn trên
nền tảng số hóa.
“Chỉ số hóa một phần nhỏ
hoặc một số quy trình cốt yếu
mà chưa thể số hóa được toàn
diện quy trình DN. Điều này
dẫn tới một số dự án số hóa
lâm vào tình trạng thất bại
hoặc bị hủy” - bà Trà nói.
Đồng quan điểm, đại diện
Sun Group cũng cho rằng
chuyển đổi số là một hành
trình không hề dễ dàng. Theo
một thống kê, ước tính có đến
70%DN gặp thất bại khi thực
hiện chuyển đổi số. Nguyên
nhân là vì không đạt được sự
thống nhất, đồng thuận về tầm
nhìn,mục tiêu hay thiếu sự liên
kết, hoạch định nguồn lực...
Vị đại diện Sun Group
kiến nghị Chính phủ tiếp tục
tăng cường đầu tư, tạo điều
kiện tối đa cho các chương
trình chuyển đổi công nghệ
số. Đồng thời tăng cường
truyền thông, tiếp thị bằng
công nghệ số với cách thức
độc đáo, sáng tạo.
BàWidyasari Listyowulan,
Phó Chủ tịch quan hệ chính
phủ và chính sách công Công
ty Traveloka, đề xuất Chính
phủ hỗ trợ môi trường thuận
lợi cho các DN vừa và nhỏ
cũng như vai trò hợp tác của
các nền tảng du lịch. DN cần
được hỗ trợ hợp tác trong tiếp
thị điểm đến; chính sách để
thúc đẩy tăng trưởng du lịch.
Chuyển đổi số phải
có chiến lược bài bản
Bộ trưởng BộVH-TT&DL
Nguyễn Văn Hùng cho hay:
Chuyển đổi số là nhiệm vụ
chiến lược, đòi hỏi phải có
nguồn lực, thời gian và các
điều kiện cần thiết khác, song
cũng phải bắt đầu bằng những
hành động cụ thể, mục tiêu
cụ thể.
Quan điểm xuyên suốt của
ngành là tập trung phát triển
du lịch thông minh để nâng
cao năng lực quản lý nhà nước
về du lịch; lấy khách du lịch
làm trung tâm… mở ra một
không gian, tiềm năng mới
cho ngành du lịch phát triển
xanh, hiệu quả, bền vững.
Thủ tướng Chính phủ Trần
TP.HCM thực hiện đề án du lịch
thông minh
Ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, cho
biết ngành du lịch đã và đang chủ động chuyển đổi số, tích
cực tham gia vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Từ đó tiến tới hình thành hệ sinh thái du lịch thông minh
gắn kết các chủ thể từ khách du lịch, DN cung ứng dịch vụ
và cơ quan quản lý nhà nước.
Theo đó,“Đề án Du lịch thôngminh giai đoạn 2020-2025,
tầm nhìn đến năm 2030” được TP xác định là một trong
những nhiệm vụ trọng tâm để triển khai thực hiện Nghị
quyết Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XI.
Ngày 7-9, Ban tổ chức Diễn đàn kinh tế TP.HCM (HEF)
họp báo lần hai công bố Diễn đàn kinh tế TP.HCM lần thứ
tư với chủ đề “Tăng trưởng xanh - Hành trình hướng tới
giảm phát thải ròng bằng 0” diễn ra từ ngày 13 đến 17-9.
Ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, cho
biết hiện nay TP đang triển khai chiến lược quốc gia về
tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm
2050 và chiến lược tăng trưởng xanh hướng đến phát triển
bền vững trên địa bàn TP.HCM đến năm 2030.
Theo đó, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn nhằm mục tiêu
cuối cùng là tăng trưởng. Chính phủ, lãnh đạo TP có giải
pháp chỉ đạo nhưng nhận thức cũng như cách tiếp cận,
hành động cụ thể cho phát triển, tăng trưởng xanh của các
ngành, doanh nghiệp (DN) người dân TP chưa đầy đủ.
Phó chủ tịch UBND TP cho rằng tăng trưởng xanh là tất
yếu và vai trò của Nhà nước, DN và mỗi người dân đều có
ý nghĩa quyết định.
Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội DN
TP.HCM, qua diễn đàn mong muốn cộng đồng DN nhận
thức tăng trưởng xanh qua 12 chữ “xu thế phát triển, điều
kiện sống còn, tương lai bền vững”.
Đồng thời, qua diễn đàn này DN có điều kiện tiếp cận
các chuyên gia, nhà tư vấn cung cấp thông tin về xu thế
xanh, đặc biệt giải pháp và những việc DN các nước đã
làm để đáp ứng nhu cầu xanh của thị trường làm bài học
cho DN.
“Sắp tới, UBND TP.HCM trình HĐND TP.HCM thông
qua nghị quyết triển khai chương trình kích cầu đầu tư.
Khi khởi động lại, chúng tôi đề xuất các dự án mà DN đầu
tư chuyển đổi xanh đều được tham gia để tiếp cận nguồn
vốn, chính sách hỗ trợ lãi suất của chương trình kích cầu
này” - ông Hòa nói.
TÚ UYÊN
HồngHà cho rằng đối vớiViệt
Nam, cùng với chuyển đổi
xanh, chuyển đổi số là một
chủ trương lớn. Tuy nhiên, để
thực hiện chuyển đổi số trong
du lịch một cách hiệu quả,
có giá trị thiết thực, đòi hỏi
chúng ta phải có chiến lược
bài bản, thực hiện có trọng
tâm, trọng điểm, tạo sự thay
đổi phương thức quản lý, vận
hành, quản trị ngành du lịch.
Nóivềhướngtháogỡmànhiều
DN gặp khó trong chuyển đổi
số, PhóThủ tướng nhấnmạnh:
Đầu tiên làbanhànhchiến lược
quốc gia phát triểnkinh tế sốvà
xã hội số đến năm 2025, định
hướng đến năm 2030.
Thứ hai, xây dựng và hoàn
thiện thể chế, môi trường
pháp lý đồng bộ cho thúc
đẩy chuyển đổi số, chuyển
đổi xanh trong du lịch; phát
triển hạ tầng số và các ứng
dụng số; đẩy mạnh phát triển
nguồn nhân lực bởi nếu không
có nhân lực số thì không có
du lịch số.
Cuối cùng là thúc đẩy các
hoạt động đầu tư công tập
trung vào hạ tầng khung, hạ
tầng thiết yếu; xúc tiến, quảng
bá các sản phẩm dịch vụ du
lịch; liên kết, kết nối du lịch
quốc tế; lấy đầu tư công, thu
hút dẫn dắt đầu tư tư nhân và
đầu tư nước ngoài.•
Hội chợDu lịch quốc tế TP.HCM lần thứ 17mở ra khoảng 9.000 cuộc hẹn thươngmại. Ảnh: THUTRINH
Theo Phó Thủ
tướng Trần Hồng
Hà, để thực hiện
chuyển đổi số trong
du lịch hiệu quả,
đòi hỏi phải có chiến
lược bài bản; thực
hiện có trọng tâm,
trọng điểm.
Nhiều doanh
nghiệp đã
chuyển đổi
xu hướng sản
xuất xanh để
đáp ứng tiêu
chí củamột
số thị trường
xuất khẩu.
Ảnh: T.UYÊN
Họ đã nói
Cần hợp tác liên ngành
Hiện nay, du khách có thể truy cập vô số thông tin để nghiên
cứu điểm đến, so sánh giá cả và tặng quà đặt phòng. Để bắt kịp
thời cơ chúng ta cần xem xét cẩn thận vai trò của kỹ thuật số
côngnghệ trong việc thuhút kháchdu lịch, nâng cao trải nghiệm
của họ và thúc đẩy thực hành du lịch bền vững.
Phát triển du lịch cần có sự hợp tác liên ngành, đa tầng. Nếu
không có sự liên kết, du lịch không thể phát triển một cách
bền vững.
Vì vậy, chúng ta cần tiếp tục tăng cường mở rộng hợp tác với
các đối tác; phát triển và xây dựng một khuôn khổ vững chắc
tập trung vào quan hệ đối tác công - tư ở mọi cấp độ bao gồm
quốc gia, khu vực và toàn cầu.
Ông
SOK SOKEN
,
Bô trương Bô Du lich, Vương quôc Campuchia
Hướng tới du lịch bền vững
Bộ Thông tin Văn hóa và Du lịch Lào đang hợp tác chặt chẽ
với Bộ Công nghệ và Truyền thông xây dựng kế hoạch số hóa
du lịch. Đây là một phần quan trọng trong chiến lược tiếp thị du
lịch trong nước. Chuyển đổi số sẽ là nền tảng để chúng ta trao
đổi thông tin, hướng tới du lịch bền vững.
Năm2022, Lào đón hơn 1,2 triệu lượt khách quốc tế, trong khi
sáu tháng đầu năm 2023 đạt hơn 1,6 triệu lượt khách. Việt Nam
lọt vào top 4 lượng khách du lịch quốc tế đến Lào.
Bộ Thông tin Văn hóa và Du lịch Lào đã có sự hợp tác với Bộ
VH-TT&DL Việt Nam. Trong đó, một số hoạt động du lịch trọng
tâm đã được triển khai nhằm thúc đẩy du lịch giữa hai nước.
Ông
OUNETHOUANG KHAOPHANH
,
Thư trương
Bộ Thông tin Văn hóa và Du lịch, CHDCND Lào
Kết nối chuyêngia - doanhnghiệpquaDiễnđànkinh tế xanh