202-2023 - page 8

8
Đô thị -
Thứ Sáu8-9-2023
Liên quan đến việc chuyển đổi diện tích đất lâm nghiệp
để làm dự án hồ thủy lợi Ka Pét (huyện Hàm Thuận Nam,
Bình Thuận), nguồn tin của
Pháp Luật TP.HCM
cho biết
đơn vị tư vấn đang hoàn chỉnh báo cáo đánh giá tác động
môi trường (ĐTM) dự án để trình Bộ TN&MT thẩm định.
Cụ thể hoàn chỉnh nội dung ĐTM theo biểu mẫu mới; lập
mô hình đa dạng sinh học, mô hình thủy lực và lấy ý kiến
của tổ chức chuyên môn về tác động của việc thực hiện dự
án tới đa dạng sinh học.
Một số nội dung khác như đăng tải tham vấn ý kiến trên
cổng thông tin điện tử Bộ TN&MT; tham vấn cộng đồng
dân cư địa phương. Đến nay công tác đăng tải tham vấn ý
kiến trên cổng thông tin điện tử Bộ TN&MT và tham vấn
cộng đồng dân cư địa phương đã thực hiện xong.
Theo Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình
NN&PTNT tỉnh, Bình Thuận là một trong những địa
phương khô hạn với lượng mưa hằng năm thấp nhất cả
nước. Tình trạng khô hạn dẫn đến nhiều vùng đất bị hoang
hóa, sản xuất nông nghiệp khó khăn, hiệu quả thấp; không
chỉ thiếu nước sản xuất, nước sinh hoạt cũng thiếu, ảnh
hưởng lớn đến đời sống của nhân dân.
Trong nhiều năm qua, Bình Thuận đã xây dựng hệ thống
công trình thủy lợi (bao gồm các hồ chứa, đập dâng, trạm
bơm và kênh tiếp nước…) với tổng dung tích thiết kế hơn
362 triệu m
3
.
Tuy nhiên, với nhu cầu nước sinh hoạt và sản xuất dự báo
đến năm 2030 lên đến hơn 1.169 triệu m
3
/năm, tổng dung
tích thiết kế của các hồ nêu trên chỉ đáp ứng được 30% nhu
cầu.
Mặt khác, các hồ thủy lợi lớn của tỉnh chủ yếu nằm ở khu
vực phía bắc; khu vực phía nam của tỉnh (gồm các huyện
Hàm Thuận Nam, Tánh Linh, Đức Linh, Hàm Tân và thị
xã La Gi) chỉ có những hồ chứa nhỏ nên nước phục vụ sinh
hoạt và sản xuất thiếu trầm trọng. Một số khu vực phải
ngưng sản xuất nông nghiệp có thời hạn.
“Nhu cầu đầu tư hệ thống hồ chứa nước để giữ nước phục
vụ sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân cần được ưu tiên.
Dự án là một trong những dự án thủy lợi được nhân dân
Bình Thuận mong đợi từ nhiều năm qua” - Ban quản lý dự
án đầu tư xây dựng các công trình NN&PTNT tỉnh Bình
Thuận cho biết.
PHƯƠNG NAM
Bình Thuận sẵn sàng
lắng nghe góp ý
Tỉnh BìnhThuận cho biết nếu dự án còn bất cập thì tỉnh sẵn sàng lắng
nghe ý kiến góp ý, không bảo thủ.
PHƯƠNGNAM
“V
iệc gì có lợi cho dân
thì khómấy cũng nên
làm.Làmởđâykhông
phải là bất chấp, phá hoại mà
làm theo khoa học, sẵn sàng
tiếp thu ý kiến của dư luận
nếu có gì bất cập phá vỡ môi
trường sinh thái, tỉnh sẽ cầu thị
tiếp thu chứ không che giấu,
không làm bằng được”. Đó là
khẳng định của ông Dương
Văn An, Bí thư Tỉnh ủy Bình
Thuận, tại buổi họp báo liên
quan đến việc làm dự án hồ
chứa nước Ka Pét trên 600 ha
đất rừng vào chiều 7-9.
"Việc gì có lợi
cho dân thì khó mấy
cũng làm"
Mở đầu buổi họp báo, ông
Dương Văn An cho biết dự
án hồ chứa nước Ka Pét được
Thông tin về dự án hồ chứa nước Ka Pét
Dự án hồ chứa nước Ka Pét gồm các hạng mục hồ điều tiết
dung tích toàn bộ 51,21 triệu m
3
cùng hệ thống kênh và các
công trình phụ trợ khác. Tổngmức đầu tư và nguồn vốn của dự
án là hơn 874 tỉ đồng. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2019
đến hết năm 2025.
Khi dự án hoàn thành sẽ cấp nước tưới cho khoảng
7.762 ha đất sản xuất nông nghiệp của huyệnHàmThuậnNam,
cấpnước thôchoKhucôngnghiệpHàmKiệmII khoảng2,63 triệu
m
3
/năm, tạo nguồn nước thô để cấp sinh hoạt cho khoảng
120.000 người dân khu vực huyện HàmThuận NamvàTP Phan
Thiết. Ngoài ra, dự án cònphòng, chống lũ và cải tạomôi trường,
điều tiết nước cho vùng hạ du khu vực huyện HàmThuận Nam
và Bình Thuận.
“Người dân Bình
Thuận đang chịu
cảnh khô hạn hằng
năm thì cho rằng dự
án cần thiết, người
không ủng hộ lại cho
rằng Bình Thuận
phá rừng.”
Buổi họp
báo có sự
thamgia
của lãnh
đạo Tỉnh ủy,
UBND tỉnh
Bình Thuận
cùng các
sở, ngành
và 50 cơ
quan báo
chí. Ảnh:
PHƯƠNG
NAM
Đanghoàn chỉnhbáo cáođánhgiá tác độngmôi trườnghồKaPét
Trong rừngHàmThuậnNam, nơi dự kiến làmdự án hồ chứa nước
Ka Pét. Ảnh: VÕTÙNG
Quốc hội phê duyệt chủ trương
đầu tư năm2019 và điều chỉnh
vào năm2023. Trước đó, dự án
này đã được đưa ra lấy ý kiến
và nhận được nhiều đóng góp
nhưng không có nhiều ý kiến
phản đối.
“Tuy nhiên, mới đây từ một
bài báo, dư luận cả nước lại
quan tâm rất nhiều đến dự án
này, trong đó có người ủng hộ,
có người không ủng hộ. Người
dânBìnhThuận đang chịu cảnh
khô hạn hằng năm thì cho rằng
dự án cần thiết, người không
ủng hộ lại cho rằngBìnhThuận
phá rừng” - ôngAn nói. Bí thư
BìnhThuận bày tỏmongmuốn
được trao đổi thẳng thắn, cởi
mở và báo chí thông tin trung
thực, đầy đủ, nhiều chiều để
tránh tình trạng bạn đọc suy
luận không đúng.
Liênquanđếndựánxâydựng
hồ chứa nước Ka Pét, ông An
nhấn mạnh dự án có ý nghĩa
rất lớn đối với người dân Bình
Thuận. Bởi đây là địa phương
có tình trạng hạn hán rất nặng.
Cách đây vài ngày, tỉnh có
đoàn đi khảo sát (trong đó có
các PV) nhưng hiện nay đang
là mùa mưa nên mới chỉ thấy
một nửa thực tế khó khăn của
người dân. Ông An cho rằng
nếu đi thêm vào mùa khô sẽ
hiểu được nỗi khổ của người
dân như thế nào.
Bí thư Bình Thuận cho biết
trước đây đã từng có phóng sự
truyềnhìnhvề tình trạngkhôhạn
ở các tỉnh Tây Nguyên, miền
Trung, trong đó cóNinhThuận.
Đồng khô, cỏ cháy, ruộng đồng
nứtnẻ,ngaycảcừu,trâu,bòcũng
chết. “Phải nói làm lãnh đạo ở
địa phương không lo được cho
dân thì cũng là tội lỗi. Giữ rừng
cũngchodân,giữnướccũngcho
dân. Dự án này là giữ nước cho
dân, tăng nước ngầm, điều tiết
nướcgiữamùamưavàmùakhô
nên tôi muốn mọi nhận định, ý
kiến cần đặt vào vị trí của người
dân” - ôngAn nói.
Ông An bày tỏ việc gì có lợi
cho dân thì khó mấy cũng nên
làm. Làm ở đây không phải là
bất chấp, phá hoại mà làm theo
khoa học, sẵn sàng tiếp thu ý
kiến của dư luận nếu có gì bất
cậpphá vỡmôi trường sinh thái,
tỉnhsẽcầu thị tiếp thuchứkhông
che giấu, không làmbằng được.
Đồng thời, người đứng đầu
Tỉnh ủy Bình Thuận khẳng
định tỉnh sẵn sàng tiếp thu ý
kiến của nhà khoa học, báo
chí. Nếu có gì bất hợp lý ảnh
hưởng đến môi trường, phá
hoại hệ sinh thái đếnmức nặng
nề, không thể khắc phục, tỉnh
sẽ sẵn sàng điều chỉnh, không
bảo thủ.
Vị trí dự án hiện tại
là phương án tối ưu
Tại buổi họp báo, ông Lê
Thanh Sơn, Phó Giám đốc Sở
NN&PTNT tỉnh Bình Thuận,
cho biết so với 360.000 ha
rừng tự nhiên toàn tỉnh, 600
ha rừng dành để làm dự án chỉ
chiếm 0,15%.
Riêng rừng đặc dụng để làm
dự án so với tổng diện tích hơn
24.000 ha rừng cũng chiếm
tỉ lệ rất nhỏ. Vì vậy, ông Sơn
khẳng định mức độ ảnh hưởng
không quá lớn với tổng thể
chung. “Tôi mạnh dạn ví von
một hoa hồng rất đẹp khi rơi
một cánh thì hoa hồng vẫn rất
đẹp” - ông Sơn nói. Ông Sơn
cho biết việc điều tra đo đếm
từng cây từ 10 cm trở lên rất
kỹ và chặt chẽ.
Theo kết quả kiểm kê sơ bộ
rừng trong dự án, có gần 620
ha/gần 680 ha đất có rừng và
60,14 ha đất không có rừng.
Phân theomục đích sử dụng có
149,9 ha rừng đặc dụng, 0,86
ha rừng phòng hộ, 440,4 ha
rừng sản xuất và 40,72 ha nằm
ngoài quy hoạch ba loại rừng.
Tại buổi họp báo, các ngành
chức năng tỉnh Bình Thuận
cũng giải đáp các câu hỏi của
báo chí liên quan đến vị trí
dự án, về năng lực của đơn
vị thực hiện báo cáo đánh giá
tác động môi trường (ĐTM),
về phương án xử lý rừng khi
triển khai dự án…
Trong đó, liên quan đến việc
chọn vị trí dự án ngay trên
600 ha rừng, đơn vị tư vấn dự
án cho biết việc này đã được
cân nhắc kỹ lưỡng. Theo đó,
công trình xây dựng phải tính
toán nguồn, lưu vực mới đảm
bảo xây dựng cải tạo hồ. Việc
kết nối các hồ với nhau phải
phù hợp với địa hình để điều
tiết từ cao xuống thấp.
“Chúng tôi đã nghiên cứu rất
nhiều, rất kỹ nhưng chỉ chọn
được hai vị trí xây dựng hồ.
Tuy nhiên, vị trí số 1 sẽ gây
ngập rất lớn, không hiệu quả.
Sau khi so sánh, lựa chọn, vị trí
hiện nay là vị trí tốt nhất, đáp
ứng yêu cầu kỹ thuật, kinh tế.
Qua các kịch bản gồm chi phí
xây dựng, diện tích tưới thì
phương án dung tích chứa 51
triệu m
3
là tối ưu nhất” - đơn
vị tư vấn cho biết.
Về câu hỏi vì sao không làm
hồ nhân tạo mà phải là hồ tự
nhiên, ông Lê Hữu Phước,
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT
tỉnh Bình Thuận, cho rằng
không chỉ trong nước mà cả
thế giới thì hồ tự nhiên là tối
ưu. Theo ông Phước, làm hồ
nhân tạo phải móc khối lượng
đất rất lớn nên sẽ phải giải
quyết vấn đề môi trường lớn
hơn. “Trong nước chưa có hồ
nhân tạo nào làm quy mô lớn
cả, ví dụ ở miền Tây có vài
hồ nhân tạo rất nhỏ đã đầu
tư tốn kém. Vì vậy chỉ có hồ
tự nhiên mới khả thi” - ông
Phước khẳng định.•
VỤ LẤY HƠN 600 HA RỪNG LÀM HỒ CHỨA NƯỚC:
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook